Lịch tiêm uốn ván cho bà mẹ trong từng lần mang thai

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Huỳnh Bảo Toàn - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Uốn ván là một trong những bệnh lý nhiễm trùng cấp tính gây nguy hiểm đối với con người, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Tiêm vaccine uốn ván cho bà bầu giúp tạo miễn dịch với bệnh, ngăn ngừa bệnh uốn ván cho mẹ và trẻ sơ sinh.

1. Tiêm uốn ván cho bà bầu

Uốn ván là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra, đây là một loại trực khuẩn có độc tố mạnh và có khả năng gây bệnh rất nhanh. Vì vậy, một khi đã nhiễm phải loại vi khuẩn này thì sẽ có nguy cơ tử vong rất cao nếu không kịp thời xử lý. Vi khuẩn uốn ván có khả năng sinh sống ở môi trường bên ngoài rất cao và ở nhiệt độ đun sôi để diệt khuẩn trong thời gian dài vẫn không tiêu diệt hoàn toàn loại vi khuẩn này. Những đối tượng có nguy cơ cao nhiễm trực khuẩn uốn ván là người có vết thương hở trên da, nhất là người phụ nữ trong quá trình chuyển dạ để sinh đẻ, hoặc trẻ sơ sinh thông qua con đường cắt dây rốn. Vì những lý do trên, việc tiêm uốn ván cho bà bầu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.

Tiêm uốn ván cho bà bầu là một biện pháp nhằm giúp người mẹ tạo ra kháng thể để tránh lây nhiễm cho con cũng như mắc bệnh uốn ván trong quá trình chuyển dạ. Bên cạnh đó, tiêm uốn ván cho bà bầu cũng góp phần giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng uốn ván sau sinh cho mẹ và bé. Mẹ bầu cần thực hiện tiêm vắc-xin uốn ván cũng như những loại vắc-xin phòng bệnh khác theo chỉ định cũng như thời gian của bác sĩ tư vấn.


Tiêm uốn ván cho bà bầu là một biện pháp nhằm giúp người mẹ tạo ra kháng thể để tránh lây nhiễm cho con cũng như mắc bệnh uốn ván trong quá trình chuyển dạ
Tiêm uốn ván cho bà bầu là một biện pháp nhằm giúp người mẹ tạo ra kháng thể để tránh lây nhiễm cho con cũng như mắc bệnh uốn ván trong quá trình chuyển dạ

2. Lịch tiêm uốn ván cho bà mẹ trong từng lần mang thai

Với những sản phụ chưa tiêm vắc-xin uốn ván lần nào hay không rõ về tiền sử vắc-xin có thành phần uốn ván trước đó thì chỉ định lịch tiêm vắc-xin phòng bệnh uốn ván gồm 5 mũi tiêm theo thời gian như sau:

  • Lần 1: Tiêm sớm vào lúc có thai lần đầu hoặc ngay trong độ tuổi sinh đẻ
  • Lần 2: Tiêm ít nhất vào thời gian 1 tháng sau khi tiêm mũi 1.
  • Lần 3: Tiêm ít nhất vào thời gian 6 tháng sau khi tiêm mũi thứ 2 hoặc lúc mang thai lần sau.
  • Lần 4: Tiêm vào ít nhất 1 năm sau mũi thứ 3 hoặc trong lần mang thai lần sau.
  • Lần 5: Tiêm vào ít nhất 1 năm sau mũi thứ 4 hoặc trong lần mang thai lần sau.

Cần lưu ý rằng nếu khoảng thời gian giữa những mũi tiêm bị chậm hơn so với lịch tiêm chủng mà bác sĩ cung cấp thì vẫn tiếp tục tiêm mũi kế tiếp mà không cần phải tiêm lại từ đầu.

Còn đối với những phụ nữ đã tiêm vắc-xin uốn ván đủ 3 mũi tiêm với thành phần của liều cơ bản thì cần tiêm vắc-xin theo lịch như sau:

  • Lần 1: Tiêm sớm ngay khi có thai lần đầu tiên.
  • Lần 2: Tiêm sau thời gian tiêm lần 1 ít nhất 1 tháng.
  • Lần 3: Tiêm sau thời gian tiêm lần 2 ít nhất 1 năm.

Đối với những trường hợp đã được tiêm uốn ván cho bà bầu đủ 3 mũi có thành phần của liều cơ bản và đã tiêm 1 liều nhắc lại thì những lần tiêm tiếp theo được tiến hành theo lịch như sau:


Với sản phụ chưa tiêm vắc-xin uốn ván lần nào thì chỉ định lịch tiêm uốn ván gồm 5 mũi
Với sản phụ chưa tiêm vắc-xin uốn ván lần nào thì chỉ định lịch tiêm uốn ván gồm 5 mũi

  • Lần 1: Tiêm ngay khi có thai lần đầu tiên.
  • Lần 2: Tiêm sau thời gian tiêm lần 1 ít nhất 1 năm.
  • Trường hợp phụ nữ mang thai lần đầu tiên, lịch tiêm uốn ván cho bà bầu được thực hiện như sau:
  • Lần 1: Tiêm khi thai kỳ được 20 tuần trở lại, không được tiêm trước thời gian này vì trước 20 tuần thì thai nhi chưa phát triển ổn định.
  • Lần 2: Tiêm sau thời gian tiêm lần 1 it nhất 30 ngày và cần trước ngày sinh tối thiểu là 30 ngày.

Trường hợp tiêm uốn ván cho bà bầu lần 2 cần theo lịch như sau:

  • Bà bầu lần 2 tiêm uốn ván khi nào là thích hợp thì cần phải dựa vào khoảng cách thời gian giữa lần mang thai đầu tiên và lần mang thai thứ 2 để tiêm uốn ván bầu lần 2 thích hợp và không gây nguy hiểm đến mẹ cũng như thai nhi:
  • Nếu lần mang thai đầu và lần mang thai thứ 2 cách nhau không quá 5 năm và người phụ nữ đã tiêm đủ 2 liều uốn ván ở lần mang thai đầu thì cần tiêm 1 liều uốn ván ngay khi thai nhi đủ 24 tuần.
  • Trường hợp giữa 2 lần mang thai cách nhau hơn 5 năm hay chỉ mới được tiêm 1 liều uốn ván trước đó chỉ định tiêm 2 liều uốn ván và thời gian 2 mũi tiêm uốn ván cách nhau bao lâu trong lần thứ 2 này tương tự như tiêm uốn ván cho bà bầu lần đầu mang thai.

Chi tiết về sự phát triển của thai nhi qua từng tuần, cha mẹ nào cũng nên tìm hiểu:

Để trả lời câu hỏi mang thai lần 3 tiêm uốn ván khi nào thì những sản phụ cần chú ý rằng nếu đã tiêm phòng đầy đủ 5 mũi uốn ván trước đó thì khi mang thai lần 3 mà mũi tiêm cuối cùng trước đó 10 năm thì không cần tiêm mũi nhắc lại bây giờ. Ngược lại, nếu thời gian này hơn 10 năm thì sản phụ cần tiêm nhắc lại 2 mũi. Còn nếu trong lần mang thai trước, sản phụ tiêm đủ 2 mũi uốn ván cách nhau không quá 10 năm thì ở lần mang thai này nên tiêm uốn ván cho bà bầu từ tuần thứ 20 của thai kỳ.

Ngoài ra, trong mỗi lần mang thai, phụ nữ cần tiêm 01 mũi 3 in 1 bạch hầu – ho gà – uốn ván là vaccine kết hợp có thành phần uốn ván để bảo vệ trẻ khỏi bệnh ho gà trong giai đoạn 6 tháng đầu đời.

3. Lưu ý về tiêm uốn ván cho bà bầu


Mẹ bầu tuyệt đối không tự ý tiêm vắc-xin uốn ván mà cần có sự chỉ định của bác sĩ
Mẹ bầu tuyệt đối không tự ý tiêm vắc-xin uốn ván mà cần có sự chỉ định của bác sĩ

Tiêm uốn ván cho bà bầu cần được xác định dựa vào tuổi thai cũng như số lần mang thai của người phụ nữ nên tuyệt đối không được tự ý tiêm mà cần tuân theo lịch của bác sĩ. Bên cạnh đó. sản phụ cần đảm bảo đủ thời gian của mình để tiến hành tiêm vắc-xin uốn ván theo như lịch tiêm đã được đưa ra trước đó.

Khi tiêm uốn ván cho bà bầu, có thể sẽ xuất hiện biểu hiện như sưng đau, dị ứng tại chỗ... và những dấu hiệu này sẽ tự động khỏi sau khoảng từ 3 đến 4 ngày mà không cần uống thuốc. Vì những biểu hiện này không gây ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi nên sản phụ không cần quá lo lắng về tình trạng này

Tiêm uốn ván cho bà bầu là một trong những biện pháp tối ưu nhất hiện nay trong việc ngăn chặn khả năng mắc phải căn bệnh nhiễm trùng uốn ván. Sản phụ cần đi khám, tuân theo lịch tiêm được tư vấn cũng như lựa chọn những cơ sở tiêm chủng có uy tín và chuyên môn được chứng nhận để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và con.

Trắc nghiệm: Bạn có hiểu đúng về dấu hiệu mang thai sớm?

Các dấu hiệu mang thai sớm không phải chỉ mỗi trễ kinh mà còn có rất nhiều dấu hiệu khác như xuất huyết âm đạo, ngực căng tức,… Điểm xem bạn biết được bao nhiêu dấu hiệu mang thai sớm thông qua bài trắc nghiệm này nhé!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe