Vắc xin được coi là một bước đột phá trong Y tế dự phòng. Vắc-xin giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ bằng cách ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng.
1. Lịch tiêm chủng mở rộng theo quy định của Bộ Y tế
Theo Thông tư 38/2017/TT-BYT ban hành ngày 17/10/2017 về Danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế bắt buộc quy định vắc-xin bắt buộc trong Chương trình tiêm chủng mở rộng bao gồm:
Ngoài ra, vùng có nguy cơ cao (vùng có dịch) có thể sử dụng vắc-xin phòng Tả và Thương hàn.
Trắc nghiệm: các chỉ số cần chú ý về sự phát triển thể chất của trẻ
Chiều cao, cân nặng của bé ở từng giai đoạn nên là bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là bất thường? Cùng ThS.BS Ma Văn Thấm điểm lại xem bạn đã nắm được các chỉ số phát triển thể chất của bé chưa nhé!Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)
2. Những loại vắc-xin cần thiết với trẻ ngoài các loại vắc-xin nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng
- Vắc-xin phòng thủy đậu: tiêm từ 12 tháng tuổi
- Vắc-xin phòng 3 bệnh: sởi – quai bị – rubella tiêm từ 12 tháng tuổi (nếu < 1 tuổi chưa tiêm vắc-xin phòng sởi, nếu đã tiêm phòng sởi thì vắc-xin phòng sởi –quai bị-rubella sẽ tiêm sau mũi vắc-xin phòng sởi 6 tháng)
- Vắc-xin phòng viêm gan A
- Vắc-xin phòng viêm màng não do não mô cầu týp A+C, týp B+C
- Vắc-xin phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu: tiêm từ 6 tuần– 5 tuổi
- Vắc-xin phòng tiêu chảy do Rotavirus: có thể uống từ 6 -24 tuần tuổi (Rotarix), 6 tuần – 6 tháng tuổi (Rotavin), 7.5 -32 tuần tuổi (Rotateq)
- Vắc-xin phòng cúm: tiêm từ 6 tháng tuổi
- Vắc-xin phòng dại
- Vắc-xin phòng thương hàn: tiêm từ 2 tuổi
- Vắc-xin phòng HPV (cho nữ từ 9- 26 tuổi với vắc-xin Gardasil và nữ từ 10-25 tuổi với vắc-xin Cervarix)
- Nhắc lại vắc-xin phòng bạch hầu-ho gà-uốn ván- bại liệt lúc 6 tuổi
- Nhắc lại vắc-xin phòng bạch hầu-ho gà-uốn ván lúc khoảng 10-13 tuổi trở lên
3. Trường hợp chống chỉ định tiêm chủng
Không tiêm (chống chỉ định) với các trường hợp:
- Có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc-xin lần trước (có cùng thành phần): sốt cao trên 39° C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở.
- Suy giảm miễn dịch (bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh, trẻ nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng IV hoặc có biểu hiện suy giảm miễn dịch nặng) chống chỉ định tiêm chủng các loại vắc-xin sống giảm độc lực.
- Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc-xin.
Hoãn tiêm với các trường hợp sau:
- Có tình trạng suy chức năng các cơ quan (suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, hôn mê...) hoặc mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng. Tiêm chủng khi sức khỏe ổn định.
- Sốt ≥ 37,5°C (cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh viện) và sốt ≥ 38°C (cơ sở tiêm chủng thuộc bệnh viện) hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5°C (đo nhiệt độ tại nách).
- Tạm hoãn tiêm chủng vắc-xin sống giảm độc lực cho những khách hàng:
- Mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng (trừ huyết thanh kháng virus viêm gan B)
- Đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) liều cao (tương đương prednison ≥ 2mg/kg/ngày), hóa trị, xạ trị trong vòng 14 ngày.
- Trẻ sinh non có tuổi thai < 34 tuần: Nếu mẹ có HBsAg (-) tạm hoãn tiêm vắc-xin viêm gan B sơ sinh, tiêm chủng khi trẻ đủ 34 tuần tuổi (tính cả tuổi thai). Nếu mẹ có HBsAg (+) hoặc mẹ không xét nghiệm chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.
- Trẻ sinh non có tuổi thai < 34 tuần tạm hoãn tiêm vắc xin BCG. Tiêm chủng khi trẻ đủ 34 tuần tuổi (tính cả tuổi thai).
- Chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện cho những trẻ:
- Có cân nặng dưới 2000g:
- Có tiền sử phản ứng tăng dần sau các lần tiêm chủng trước của cùng loại vắc-xin (ví dụ: lần đầu không sốt, lần sau sốt cao trên 39° C...)
- Mắc các bệnh bẩm sinh hoặc bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu, ung thư chưa ổn định
- Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc-xin.
4. Trường hợp nhỡ lịch tiêm chủng phải xử lý như thế nào?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhỡ lịch tiêm chủng cho trẻ trong đó có nguyên nhân phổ biến như bố mẹ quên lịch tiêm chủng của con, trẻ bị bệnh, sốt trong ngày có lịch hẹn,...Trong các trường hợp lỡ lịch hẹn, tùy vào loại vắc-xin, thời gian lỡ, tình trạng của bé mà bác sĩ sẽ cân nhắc, song trong đa số trường hợp trẻ vấn được tiêm bù mũi vắc-xin bị lỡ càng sớm càng tốt.
Lỡ hẹn vì các nguyên nhân chủ quan như tại cơ sở y tế gần nơi sống không còn loại vắc-xin trẻ cần tiêm thì cha mẹ nên chủ động tìm hiểu về các cơ sở y tế khác, có đầy đủ các loại vắc-xin hơn, như vậy sẽ đảm bảo một sức khỏe tốt cho con.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.