Lấy thành công đoạn xương mắc trong phế quản bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm gây mê

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bách - Bác sĩ chuyên khoa Hô Hấp, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City.

Dị vật phế quản là một tình huống hiếm gặp trong khám chữa bệnh chuyên khoa Hô Hấp. Biểu hiện lâm sàng rất khác nhau, từ ho kéo dài đơn thuần không đáp ứng với điều trị nội khoa đến bệnh cảnh nhiễm trùng nặng đối với các trường hợp dị vật phế quản lâu ngày đã bội nhiễm vi khuẩn và nặng nề hơn là hóa ổ mủ gây ra xử trí khó khăn và nằm viện kéo dài.

Với nhiều biểu hiện lâm sàng, dị vật phế quản cần phải tránh bị bỏ sót bằng hỏi bệnh sử tỉ mỉ, thăm khám toàn diện kết hợp các thăm dò chẩn đoán hình ảnh phù hợp để tránh cho bệnh nhân các biến chứng về phổi do phát hiện và xử trí muộn.

Dưới đây là 1 trường hợp dị vật phế quản ở người lớn với các triệu chứng ho kéo dài sau 1 bữa ăn bị sặc. Bệnh nhân đã đi khám và uống thuốc hơn 1 tháng nhưng triệu chứng không đỡ. Khi đến khám với bác sĩ chuyên khoa Hô Hấp, khoa Nội tổng hợp, bệnh viện ĐKQT Vinmec Times city, bệnh nhân đã được nội soi phế quản lấy dị vật là 1 mảnh xương động vật.

1. Case lâm sàng dị vật phế quản

Bệnh nhân nam 67 tuổi.

Lý do đi khám bệnh: Ho kéo dài

Bệnh sử: Diễn biến bệnh 1 tháng, khởi đầu sau 1 bữa ăn bị sặc bệnh nhân xuất hiện ho nhiều, ho khan, sau ho khạc đờm ít, kèm theo cảm giác nặng ngực, khó thở từng cơn mức độ nhẹ, không sốt. Bệnh nhân đã đi khám bệnh và uống thuốc nhưng không đỡ.

Bệnh nhân đến khám bệnh với dáng vẻ mệt, dấu hiệu suy hô hấp không có, dấu hiệu nhiễm trùng không rõ, tiếp xúc bệnh nhân tỉnh táo, trả lời rõ ràng. Thăm khám phổi phải có tiếng rít nhẹ ở đáy. Huyết động bệnh nhân ổn định.

Trên phim CT scanner lồng ngực bệnh nhân: Nhu mô phổi 2 bên không có bất thường, quan sát lòng phế quản bên phải nghi ngờ có dị vật.


Nhu mô phổi 2 bên không có bất thường, quan sát lòng phế quản bên phải nghi ngờ có dị vật.
Nhu mô phổi 2 bên không có bất thường, quan sát lòng phế quản bên phải nghi ngờ có dị vật.

Chẩn đoán: Ho kéo dài nghĩ nhiều đến dị vật phế quản bên phải

Bệnh nhân đã được làm các xét nghiệm đánh giá và chuẩn bị để tiến hành nội soi phế quản gây mê.

Khi nội soi phế quản đánh giá:

  • Niêm mạc khí quản bị sung huyết, loét trợt nhẹ nhiều vị trí.

Niêm mạc khí quản bị sung huyết, loét trợt nhẹ nhiều vị trí.
Niêm mạc khí quản bị sung huyết, loét trợt nhẹ nhiều vị trí.

  • Khi đưa ống soi đến Carina quan sát thấy vị trí dị vật tại phế quản trung gian bên phải.

Vị trí dị vật tại phế quản trung gian bên phải.
Vị trí dị vật tại phế quản trung gian bên phải.

  • Tiến hành quan sát đánh giá các phân thùy phế quản xung quanh và tiến hành đã lấy dị vật ra khỏi cây phế quản.

Lấy dị vật ra khỏi cây phế quản.
Lấy dị vật ra khỏi cây phế quản.

  • Dị vật phế quản là một mảnh xương có chiều dài 1.5cm, cứng, có 1 đầu sắc nhọn. Theo đánh giá của các bác sĩ, khi bệnh nhân ho dị vật có thể di chuyển và làm xước, bội nhiễm và loét niêm mạc phế quản. Đối với những dị vật này, để lâu có thể gây ra biến chứng thủng, viêm mủ, áp xe trong phế quản.

Dị vật phế quản là một mảnh xương có chiều dài 1.5cm, cứng, có 1 đầu sắc nhọn.
Dị vật phế quản là một mảnh xương có chiều dài 1.5cm, cứng, có 1 đầu sắc nhọn.

  • Sau khi lấy dị vật đã tiến hành kiểm tra kỹ các phế quản phân thùy và rửa phế quản lấy dịch phế quản đáy và thùy giữa bên phải để nuôi cấy đánh giá.
  • Bệnh nhân sau khi nội soi được theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn và chụp phim kiểm tra sau 12 tiếng. Khi bệnh nhân ổn định được kê đơn về nhà điều trị

2. Kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm gây mê phát hiện dị tật phế quản

Dị vật đường thở ở người lớn hiếm gặp trong thực hành điều trị bệnh lý hô hấp và thường xảy ra trên các đối tượng có yếu tố nguy cơ (bệnh thần kinh có rối loạn phản xạ ho, nuốt hay các đối tượng lạm dụng thuốc an thần, rượu) hoặc trong các hoàn cảnh thuận lợi (cười, khóc, sặc trong bữa ăn,...). Hỏi bệnh kỹ để phát hiện tình trạng dị vật xâm nhập vào khí quản rất quan trọng để định hướng chẩn đoán.

Ở người lớn, hội chứng xâm nhập ít được ghi nhận khi bệnh nhân đến khám, các bệnh nhân có biểu hiện chính là ho kéo dài và nhiễm trùng dai dẳng tái diễn đường hô hấp và dễ nhầm với các bệnh cảnh khác. Khám lâm sàng kết hợp với Chẩn đoán hình ảnh có ý nghĩa bổ xung các yếu tố giúp cho chẩn đoán xác định, chẩn đoán định khu cũng như tình trạng nhiễm khuẩn và nguy cơ khi lấy dị vật (chảy máu, ộc mủ trong phế quản). Tuy nhiên, kết quả khám lâm sàng và X-quang bình thường không loại trừ chẩn đoán dị vật đường thở nhất vì vậy các bệnh nhân có biểu hiện nghi ngờ: Ho kéo dài, nhiễm trùng hô hấp tái phát, dai dẳng cần phải đặt vấn đề nội soi phế quản để thăm dò và loại trừ.

Hiện nay tại bệnh viện Vinmec, Nội soi phế quản ống mềm gây mê là một kỹ thuật hiện đại, kỹ thuật không làm cho bệnh nhân khó chịu khi tiến hành nội soi: sặc, cảm giác ngạt,... Bệnh nhân được chỉ định Nội soi phế quản mềm gây mê và sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để lấy dị vật. Sau khi được gây mê và kiểm soát đường thở kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn và hạn chế khó chịu, kích thích của người bệnh, các bác sĩ đã thực hiện kỹ thuật nội soi thuận lợi, lấy dị vật và sau đó kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo không có biến chứng cho bệnh nhân.

Theo khuyến cáo bác sĩ Nguyễn Ngọc Bách để phòng ngừa dị vật phế quản bạn hãy:

  • Khi đang ăn hạn chế xúc động: Cười, tức giận quá mức có thể dẫn đến sặc.
  • Cố gắng loại bỏ xương động vật trong món ăn, đặc biệt đối với trẻ nhỏ.
  • Nếu răng giả bị lỏng, gãy móc,... nên đi khám và chỉnh ngay.
  • Khi có các dấu hiệu nghi ngờ dị vật nên đến ngay các cơ sở y tế có chuyên khoa để tránh các biến chứng có thể xảy ra do không được điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe