Hỏi
Em chào bác sĩ. Em là một vận động viên thể hình, năm nay em 26 tuổi, cao 178cm, cân nặng 97kg. Xin hỏi bác sĩ, làm thế nào để biết bị thừa cân béo phì hay không? Em cảm ơn.
Câu hỏi khách hàng ẩn danh
Trả lời
Chào bạn. Bạn là một vận động viên thể hình, việc thường xuyên sử dụng các bài tập sức đề kháng tăng dần để kiểm soát và phát triển cơ bắp cho mục đích thẩm mỹ và sức khỏe.
Để đánh giá mức độ béo phì, người ta thường dựa vào chỉ số khối cơ thể, cũng gọi là chỉ số thể trọng - thường được biết đến với tên viết tắt BMI theo tên tiếng Anh: Body Mass Index, là một cách nhận định cơ thể của một người là gầy hay béo bằng một chỉ số. Chỉ số này do nhà khoa học người Bỉ Adolphe Quetelet đưa ra năm 1832. Cách tính chỉ số khối cơ thể của một người là trọng lượng (kg) chia cho bình phương chiều cao (đo theo cm). Con số này có thể tính theo công thức trên hoặc chiếu theo bảng tiêu chuẩn.
Cách tính cụ thể như sau: Gọi W là khối lượng của một người (tính bằng kg) và H là chiều cao của người đó (tính bằng cm), chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức BMI (Kg/m2) = W / H2
Theo Tổ chức Y Tế Thế giới, người lớn có BMI trong phạm vi từ 18,50 đến 25,00 là người bình thường. Dưới 18,5 là gầy, từ 25 đến 30,00 là người béo và trên 30 là béo phì.
BMI được sử dụng như là một công cụ tầm soát để xác định trọng lượng thích hợp cho người lớn. Tuy nhiên, BMI không phải là công cụ chẩn đoán. Ví dụ, một người có chỉ số BMI cao, để xác định trọng lượng có phải là một nguy cơ cho sức khoẻ không thì các bác sĩ cần thực hiện thêm các đánh giá khác. Những đánh giá này gồm đo độ dày nếp da, đánh giá chế độ ăn, hoạt động thể lực, tiền sử gia đình và các sàng lọc sức khoẻ khác.
Với bạn, có chiều cao 178cm và cân nặng 98kg thì chỉ số BMI của bạn là 30,61. Là thuộc nhóm béo phì độ 1 (theo người bình thường). Tuy nhiên vì cháu là vận động viên thể hình với nhiều khối lượng cơ bắp nên không được xem là béo phì. Mặc dù chỉ số BMI có thể chính xác đối với một phần lớn dân số, nhưng nó không áp dụng đúng với những người tập thể hình, những người có nhiều cơ bắp, không được xem là thừa cân hoặc béo phì.
Có vô số lý do khiến BMI không phải là thước đo sức khỏe chính xác như nhiều người trong chúng ta vẫn tin tưởng, nhưng một trong những lý do chính là BMI không thể phân biệt giữa mỡ và cơ. Một kg chất béo chiếm một khối lượng lớn hơn nhiều so với một kg cơ bắp, mặc dù tất nhiên chúng có trọng lượng như nhau. Bác sĩ sẽ có thể xác định thông qua khám sức khỏe xem liệu chế độ tập thể hình của bạn có khiến chỉ số BMI không chính xác đối với bạn hay không. Công thức cho BMI không thể thay đổi, vì vậy những người tập thể hình không nên sử dụng nó như một chỉ số cho bệnh béo phì.
Vậy chỉ số BMI thực tế cho một người vận động viên thể thao như thế nào? Theo đó, số đo vòng eo có thể là một chỉ số tốt hơn về sức khỏe. Vòng eo lớn hơn 40 inch đối với nam giới hoặc 35 inch đối với phụ nữ có thể là dấu hiệu cho thấy bạn có quá nhiều mỡ nội tạng hoặc trong bụng. Đối với người tập thể hình, đo thành phần cơ thể của bạn hoặc tỷ lệ khối lượng cơ so với khối lượng chất béo, hoặc tỷ lệ mỡ cơ thể là thước đo chính xác hơn về sức khỏe. Khối lượng nạc bao gồm trọng lượng cơ, xương, cơ quan và dịch.
Thang đo lượng mỡ cơ thể cung cấp một ước tính sơ bộ về lượng mỡ cơ thể của bạn. Để biết các biện pháp chính xác hơn, bạn hãy tham khảo ý kiến của một chuyên gia thể dục để được đo bằng thước đo mỡ cơ thể hoặc trải qua cân nặng dưới nước hoặc quét tia X trong môi trường y tế.
Nếu có gì còn thắc mắc về vấn đề “Làm thế nào để biết bị thừa cân béo phì hay không?” Bạn có thể đến tại các bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để bác sĩ tư vấn cụ thể hơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng Vinmec. Trân trọng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa II Đinh Văn Lộc - Bác sĩ gây mê - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.