Làm thế nào để xoa dịu triệu chứng cảm lạnh của trẻ?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mỹ Linh - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Cảm lạnh là chứng bệnh do virus gây ra, thường hay gặp ở trẻ nhỏ. Trẻ bị cảm lạnh cần được điều trị bằng các cách đơn giản như nghỉ ngơi đầy đủ và uống nhiều nước. Ngoài ra, có thể sử dụng một số loại thuốc điều trị triệu chứng phù hợp với độ tuổi của trẻ theo lời khuyên của bác sĩ.

1. Trẻ bị cảm lạnh cần làm gì?

Trẻ bị cảm lạnh cần được nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Đây là phương thức đơn giản nhưng lại cực kỳ hiệu quả. Uống nhiều nước và thức ăn dạng lỏng có tác dụng làm loãng chất nhầy, giúp chúng dễ dàng thoát ra ngoài.

Ví dụ, để giảm triệu chứng cảm lạnh ở trẻ, bạn có thể cho trẻ uống nước ấm/trà chanh với mật ong (cho trẻ trên 1 tuổi), kem que hoặc súp gà. Ngoài ra, máy tạo độ ẩm cũng là một giải pháp tốt để giảm triệu chứng cảm lạnh ở trẻ. Không khí ẩm và ấm sẽ giúp cải thiện hô hấp và làm dịu chứng khô, đau họng.

Nếu trẻ bị cảm lạnh vẫn không hạ sốt, có nên cho trẻ dùng thuốc cảm? Theo khuyến cáo của the American Academy of Pediatrics thì không nên sử dụng thuốc điều trị cảm lạnh cho trẻ dưới 6 tuổi. Để hạn chế việc trẻ uống quá liều, bạn cũng nên đọc kỹ thành phần của thuốc, vì một số loại không cần thiết với triệu chứng bệnh của trẻ.

Luôn hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về thuốc cảm cho trẻ và đọc kỹ nhãn bao bì trước khi cho trẻ dùng thuốc không kê đơn (OTC).2. Bé bị cảm có cần đi viện?


Bổ sung nước cho cơ thể của trẻ bị cảm lạnh
Bổ sung nước cho cơ thể của trẻ bị cảm lạnh

2. Bé bị cảm có cần đi viện?

Thông thường, cảm lạnh sẽ tự hết mà không cần đi khám bệnh. Bé bị cảm cần đi viện khi xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Đau tai hoặc chảy dịch từ tai
  • Sốt trên 40 độ C hoặc kéo dài trên 6 ngày
  • Cảm lạnh hoặc ho kéo dài trên 10 ngày
  • Da xanh xao
  • Thở khò khè, thở nhanh hoặc khó thở
  • Mất nước (các dấu hiệu bao gồm ít hoặc không đi tiểu trong 12 giờ, da lạnh, môi nứt nẻ)
  • Cực kỳ cáu kỉnh
  • Khó bị đánh thức sau giấc ngủ
  • Co giật
  • Các triệu chứng giống như cúm trở lại kèm theo sốt và ho nặng hơn
  • Ho dai dẳng, ẩm ướt không đáp ứng điều trị

XEM THÊM: Ngộ độc thuốc nhỏ mũi ở trẻ: Những điều cần biết

3. Thuốc thông mũi trong điều trị cảm lạnh cho trẻ

Muối rửa mũi dạng nước, gel, xịt có nhiều ở các hiệu thuốc, có hiệu quả tương tự các loại thuốc thông mũi hóa học. Nó có tác dụng cải thiện tình trạng nghẹt mũi ở trẻ. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ không nên cho trẻ sử dụng quá 2 - 3 ngày nếu không sẽ làm nghẹt mũi gia tăng.

Một số thuốc chống ngạt mũi như pseudoephedrine có tác dụng phụ là gây tăng cân, khó ngủ. Vì vậy, cha mẹ không nên sử dụng thuốc cho trẻ trước khi ngủ. Tuy nhiên, loại thuốc này lại hiếm khi có tác dụng lâu hơn 1 - 2 giờ.

Thuốc nhỏ mũi như Afrin được FDA chấp thuận cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên. Neo-Synephrine được FDA chấp thuận cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Tuy nhiên, chúng không được khuyến khích sử dụng cho trẻ em. Chúng cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tắc nghẽn nếu được sử dụng trên 3 ngày.


Thuốc nhỏ mũi cho trẻ cần được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ
Thuốc nhỏ mũi cho trẻ cần được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ

4. Thuốc kháng histamine trong điều trị cảm lạnh cho trẻ

Thuốc kháng histamine được tìm thấy trong một số loại thuốc cảm. Chúng có tác dụng làm khô chất nhầy, giảm triệu chứng tắc nghẽn. Tuy nhiên, chúng lại không có tác dụng trong điều trị các bệnh do virus như cảm lạnh.

Nhìn chung, thuốc kháng histamine có thể gây buồn ngủ và khô miệng, trong đó có diphenhydramine.

5. Thuốc chữa ho trong điều trị cảm lạnh cho trẻ

Thuốc long đờm như guaifenesin (Mucinex) có thể giúp làm loãng chất nhầy, giúp trẻ ho dễ dàng hơn. Khi cho trẻ uống thuốc cần cho uống với nhiều nước. Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng cho thấy guaifenesin có tác dụng trong điều trị cảm lạnh.

Thay vào đó, bạn nên sử dụng trà hoặc nước ấm với chanh và mật ong, các sản phẩm đã được chứng minh là long đờm hiệu quả, giúp làm dịu cổ họng bị viêm của trẻ.

Hít thở cùng với uống nhiều nước cũng có thể giúp làm lỏng chất nhầy. Hãy cẩn thận không để hơi nước nóng làm bỏng trẻ. Hỏi dược sĩ để được hướng dẫn và tư vấn cụ thể.


Sử dụng nước chanh mật ong để làm giảm long đờm
Sử dụng nước chanh mật ong để làm giảm long đờm

6. Thuốc ức chế ho trong điều trị cảm lạnh cho trẻ

Thuốc ức chế ho hiếm khi là giải pháp tốt trong điều trị cảm lạnh, vì ho là phản ứng tốt của cơ thể, giúp phổi làm sạch chất nhầy và các loại virus gây chứng cảm lạnh cho trẻ.

Mặc dù phản ứng ho có thể khiến trẻ khó ngủ vào ban đêm, nhưng thuốc ức chế ho không giúp làm sạch chất nhầy. Thay vào đó, bạn nên cho trẻ uống nước và bật máy tạo độ ẩm trong phòng.

7. Cách biện pháp điều trị khác cho chứng cảm lạnh

Thuốc xịt họng là một cách làm dịu cơn đau họng của trẻ. Tuy nhiên, kẹo ngậm không nên sử dụng cho trẻ vì có thể khiến trẻ bị sặc.

Thuốc giảm đau như acetaminophen, ibuprofennaproxen có thể hạ sốt và giảm đau nhức. Bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn loại thuốc phù hợp với trẻ. Tuyệt đối không cho trẻ uống aspirin vì làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye.

Nếu trẻ đã đủ lớn để hiểu cách xì mũi, đừng quên nhắc trẻ nên xì mũi thường xuyên. Không còn cách nào loại bỏ chất nhầy tốt hơn thế.

Nếu trẻ không thể xì mũi, bạn nên dùng máy hút mũi để hút chất nhầy. Chọn loại máy hút mũi có đầu bằng nhựa và bầu cao su. Loại này có xu hướng hút tốt hơn và ít gây khó chịu hơn các loại có kích thước lớn hơn, toàn bộ làm bằng cao su.

Cách sử dụng máy hút mũi: Hút mỗi bên lỗ mũi 8 - 10 lần liên tiếp. Nếu trẻ bị nghẹt mũi mà hút không ra chất nhầy, hãy thử nhỏ 3 - 4 giọt nước muối vào mỗi lỗ mũi. Chờ khoảng 2 phút rồi bắt đầu hút lại.


Thuốc acetaminophen có tác dụng giảm đau giảm sốt cho trẻ
Thuốc acetaminophen có tác dụng giảm đau giảm sốt cho trẻ

8. Lời khuyên khi cho trẻ uống thuốc cảm

Tránh kết hợp các loại thuốc như thuốc long đờm/kháng histamine hoặc thuốc long đờm/thuốc giảm ho vì chúng có tác dụng đối nghịch nhau. Thuốc kháng histamine có thể không có tác dụng đối với virus, trừ khi một số triệu chứng thực sự là do dị ứng.

Đọc nhãn thuốc cẩn thận: Nhiều loại thuốc cảm có chứa chất hạ sốt và giảm đau như acetaminophen. Bạn không cần phải tiêm một liều riêng biệt để giảm đau nhức và sốt. Nếu không có thể bị "liều gấp đôi" gây nguy hiểm cho trẻ. Nếu trẻ bị nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi nhưng không đau nhức, hãy tránh dùng thuốc giảm đau.

Tuân thủ chặt chẽ các khuyến nghị về liều lượng, đặc biệt là với trẻ sơ sinh. Nói chuyện với bác sĩ nhi khoa trước khi bạn cho trẻ dưới 4 tuổi uống bất kỳ loại thuốc không kê đơn nào.

Cân nhắc sử dụng các loại thuốc cảm lạnh thông thường. Chúng rẻ hơn, nhưng có các thành phần hoạt tính tương tự như thuốc biệt dược. Hơn nữa, chúng cũng có thể chỉ chứa một thành phần, giúp dễ dàng điều trị các triệu chứng cụ thể mà không cần dùng liều gấp đôi.

Trước khi cho trẻ uống thuốc cảm, đặc biệt là trẻ nhỏ, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa hoặc dược sĩ để đảm bảo rằng loại thuốc đó an toàn.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh lý ở trẻ, hiện nay khoa Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã trở thành một trong các trung tâm chăm sóc sức khỏe lớn, có khả năng thăm khám, sàng lọc và điều trị nhiều bệnh lý chuyên sâu ở trẻ. Do đó, nếu trẻ có dấu hiệu cảm lạnh nguy hiểm, cha mẹ có thể đưa trẻ đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để thăm khám và nhận được sự hỗ trợ, tư vấn từ các bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe