Làm thế nào để khuyến khích trẻ nói?

Nhiều trẻ nhỏ mới chập chững biết đi rất thích nói - ngay cả khi chúng không biết quá nhiều từ. Trẻ tập nói là cơ hội mang đến niềm vui cho gia đình và còn giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp. Vậy làm sao để biết nói và khiến trẻ bị thu hút khi tham gia vào cuộc trò chuyện? Dưới đây là sáu cách để dạy trẻ nói hiệu quả và hấp dẫn.

1. Làm mới những câu chuyện thường ngày

Đối với một đứa trẻ, mỗi ngày đều là một cuộc phiêu lưu. Mua một quả táo, rửa xe hoặc giặt áo quần có thể là những chủ đề hấp dẫn để thảo luận. Mỗi tối trước khi đi ngủ, hãy nói chuyện với trẻ về các sự kiện trong ngày. Nếu trẻ vẫn nói được một hoặc hai từ thì bố mẹ có thể đặt những câu hỏi rất cụ thể và chi tiết để khuyến khích trẻ trả lời bằng vốn từ sẵn có của mình. Khuyến khích trẻ nói với bố mẹ rằng trẻ đã đến sân chơi. Tìm hiểu chi tiết cụ thể hơn với các câu hỏi như: Ai đã đưa trẻ đến đó? Ai là người bạn đã chơi cùng trẻ? Trẻ thích món đồ chơi nào nhất? Cố gắng đặt ra những câu hỏi mở cần câu trả lời cụ thể, thay vì các câu hỏi có hoặc không đơn điệu. Đây cũng là một cách có ích để bố mẹ có thể theo dõi lại các sự kiện trong ngày, đặc biệt hữu ích đối với các bậc cha mẹ có con trong nhà trẻ vì nó giúp nắm bắt được các hoạt động của con mình.


Bố mẹ gợi mở những câu chuyện để khuyến khích trẻ nói bằng vốn từ sẵn có của mình
Bố mẹ gợi mở những câu chuyện để khuyến khích trẻ nói bằng vốn từ sẵn có của mình

2. Khoảng tạm dừng trong thời gian kể chuyện

Sau lần đọc thứ một trăm câu chuyện yêu thích của trẻ, bố mẹ không nên quá ngạc nhiên khi biết rằng trẻ đã thuộc lòng câu chuyện này. Đây là một cách để giúp trẻ tỏa sáng, đồng thời giúp trẻ thực hành kỹ năng nói ngày càng phát triển của mình. Bắt đầu đọc câu chuyện - hoặc bất kỳ câu chuyện yêu thích nào của trẻ - và sau đó thỉnh thoảng tạm dừng để trẻ có thể điền vào chỗ trống. Nhắc trẻ nếu thấy cần và yêu cầu trẻ lặp lại sau khi bố mẹ đọc. Mỗi khi bạn đọc cuốn sách, hãy tạm dừng ở một điểm khác nhau trong câu chuyện để trẻ có thể phát âm các từ mới.

3. Chơi trò chơi đố chữ

Việc dạy trẻ nói sẽ trở nên hấp dẫn hơn nhiều khi nó được thực hiện thông qua một trò chơi. Trẻ ở lứa tuổi mới biết đi sẽ thích một trò chơi có tên "Đây là gì?" Khi đưa trẻ đến một môi trường mới - quán cà phê, sân bay hoặc chợ - hãy chỉ vào một thứ gì đó và hỏi trẻ, "Đây là gì?" Thách thức trẻ tìm ra tên chính xác. Để giúp trẻ không nản lòng, hãy bắt đầu với một vài đồ vật - một con mèo, một cái bánh quy – mà bố mẹ chắc chắn rằng trẻ đã biết. Sau đó, thỉnh thoảng lại lén nói một từ mới. Nếu trẻ không biết, hãy thì thầm câu trả lời và để trẻ hét lên. Sau đó, giới thiệu cho trẻ biết đồ vật đó là gì và nó hoạt động như thế nào. Ví dụ "Đó là một chiếc ô. Chúng ta sử dụng ô để khi trời mưa để không bị ướt."


Vừa chơi vừa học giúp trẻ cảm thấy hứng thú hơn khi tập nói
Vừa chơi vừa học giúp trẻ cảm thấy hứng thú hơn khi tập nói

Những đứa trẻ ở độ tuổi lớn hơn sẽ đánh giá cao một trò chơi phức tạp hơn một chút có tên "Điều gì xảy ra tiếp theo?" Bắt đầu kể cho trẻ nghe một câu chuyện, và ngay khi cốt truyện bắt đầu đi lên cao trào, hãy yêu cầu trẻ kể cho bố mẹ nghe kết thúc của nó. Nếu trẻ không đủ vốn từ để tự mình trình bày cụ thể, bố mẹ có thể giúp con bằng cách đặt một số câu hỏi gợi ý như "Con có nghĩ con chó sói bỏ chạy không?" Một khi bố mẹ đã gợi ý một hướng cốt truyện, bố mẹ có thể hỏi trẻ để biết thêm suy nghĩ của chúng một cách chi tiết hơn như "Con nghĩ chú chó đã đi đâu?" hoặc "Ai đã đi cùng trẻ?"

4. Nói chuyện trên điện thoại

Trò chuyện trên điện thoại. Hầu hết trẻ em phát triển niềm đam mê với chiếc điện thoại từ rất lâu trước khi chúng có thể nói chuyện. Bố mẹ nên sử dụng sức hấp dẫn đó để trò chuyện với trẻ. Khi bạn bè và gia đình gọi điện đến để chào hỏi, hãy để trẻ cầm máy một chút. Không có dấu hiệu giúp đỡ từ người lớn, trẻ sẽ buộc phải tự trau dồi khả năng phát âm của mình. Tuy nhiên, khi trẻ bắt đầu có biểu hiện chán nản và thất vọng, bố mẹ nên bước vào và giúp đỡ chúng phiên dịch. Yêu cầu người gọi đặt ra những câu hỏi đơn giản hơn cũng là một giải pháp. Nếu trẻ không trả lời, hãy dỗ trẻ bằng một số câu hỏi của riêng bạn. Ví dụ, "Con có thể cho Bà biết con đã ăn gì vào bữa trưa hôm nay không?" hoặc "Con đã chơi đồ chơi gì trong hộp cát sáng nay?"

5. Cho trẻ tập nói bằng cách tham gia vào các cuộc thảo luận

Bố mẹ đừng cho rằng tất cả các cuộc trò chuyện của người lớn đều nằm ngoài tầm kiểm soát của trẻ. Trẻ hiểu nhiều hơn những gì bố mẹ nghĩ. Ví dụ, nếu bạn và đối tác của bạn đang cố gắng quyết định chọn màu sơn phòng tắm, hãy hỏi những câu hỏi liên quan đến trẻ. ("Tường phòng tắm màu gì? Chúng ta nên sơn tường phòng tắm màu gì?") Ngay cả khi bạn quyết định chọn thứ gì đó khác với sự lựa chọn của mình, trẻ vẫn có lợi khi nói lên ý kiến ​​của mình.


Cha mẹ cho trẻ tập nói bằng cách tham gia vào các cuộc thảo luận
Cha mẹ cho trẻ tập nói bằng cách tham gia vào các cuộc thảo luận

6. Quay video

Hầu hết trẻ em đều thích biểu diễn trước máy ảnh. Bật máy quay phim lên, hét lên "hành động" và xem trẻ phản ứng như thế nào. Một số trẻ không cần khuyến khích gì cả và ngay lập tức sẽ thích thú với nó. Những người khác có thể cần thêm một chút hướng dẫn kỹ năng sân khấu. Nếu trẻ có một bài đồng dao hoặc bài hát yêu thích, hãy yêu cầu con biểu diễn nó trước máy quay. Đặt một loạt câu hỏi, theo kiểu phỏng vấn truyền hình. Để thu hút nhiều hơn sự quan tâm của trẻ, hãy phát lại video ngay lập tức. Sau khi tự mình nhìn và nghe, trẻ sẽ hào hứng hơn khi trình diễn trong các lần sau.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe