Thuốc combantrin có thành phần chính là hoạt chất pyrantel pamoate, được sử dụng phổ biến để tẩy giun. Các thông tin cần thiết về công dụng, liều dùng cũng như các lưu ý khi dùng quá liều thuốc Combantrin sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả tẩy giun và hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn.
1. Combantrin là thuốc gì?
Giun ký sinh trong ruột sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa, những con giun sống trong ruột sẽ hút hết chất dinh dưỡng, sắt, protein, vitamin,... đó chính là lý do khiến sức khỏe cơ thể chúng ta giảm sút, nguy cơ rối loạn tiêu hóa, viêm loét ruột, tắc ruột, viêm đường mật cao hơn.
Combantrin là thuốc tẩy giun với hoạt chất chính là pyrantel pamoate, hàm lượng 100mg/viên.
Ngày nay, trên thị trường có khá nhiều loại thuốc tẩy giun vừa mang hiệu quả cao, vừa tiện dụng. Thuốc tẩy giun Combantrin vị socola là sự lựa chọn số 1 tại Úc và nhiều quốc gia trong khu vực. Thuốc tẩy giun giúp tiêu diệt các loại giun thông thường một cách vô cùng dễ dàng. Viên thuốc được chia thành từng ô, có mùi mùi vị y như socola - hương vị mà ai cũng yêu thích, đặc biệt là đối tượng trẻ em.
Nguyên nhân nhiễm giun:
- Do đi chân đất,
- Vệ sinh cá nhân, ăn uống kém,
- Uống nước nhiễm bẩn,...
Triệu chứng:
- Ban đầu là đau bụng
- Ăn không ngon
- Đi ngoài: trong phân có giun
- Viêm da, dị ứng, ngứa ngáy
- Thường xuyên trướng bụng, đau bụng
- Tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa
- Người mệt mỏi, suy nhược
- Thiếu máu
2.Công dụng thuốc tẩy giun Combantrin
- Thuốc tẩy giun Combantrin có tác dụng tiêu diệt giun ký sinh trong cơ thể bằng cơ chế làm giun tê liệt, không thể di chuyển được, sau đó bị đẩy xuống ruột già và đào thải ra ngoài.
- Tẩy giun Combantrin contains 6 squares tẩy được tất cả các loại giun, trong đó có cả giun tròn, giun móc cứng đầu.
- Ngoài ra, thuốc tẩy giun còn giúp xử lý trứng của giun còn tồn tại trong đường ruột, giúp đường ruột sạch sẽ, khỏe mạnh.
- Combantrin giúp bạn có thể phòng tránh các triệu chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, hấp thu kém,... hoặc các bệnh nguy hiểm ở ruột, mật.
- Ưu điểm thuốc Combantrin phù hợp cho mọi đối tượng người lớn, trẻ em, vị socola thực sự nên rất dễ ăn, không cần gượng ép.
- Tẩy giun bằng thuốc Combantrin không cần để bụng đói như một số loại tẩy giun thông thường khác. Thuốc có tác dụng trong mọi thời điểm trong ngày.
3. Liều dùng, cách dùng thuốc Combantrin
3.1. Cách dùng
Thuốc tẩy giun Combantrin đều có thể phát huy tác dụng dù uống vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Liều dùng thuốc tẩy giun này sử dụng cho đối tượng từ 1 tuổi trở lên.
Theo khuyến cáo của WHO, chỉ nên tẩy giun 1 lần/ năm hoặc 2 lần/năm.
Đối với tần suất 2 lần/ năm được WHO khuyến cáo đối với vùng có tỷ lệ nhiễm giun sán lớn hơn 50%.
Phụ nữ trong độ tuổi thành niên và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ: Thực hiện tẩy giun 1 lần/ năm hoặc 2 lần/ năm cho nữ ở tuổi thành niên không mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nằm trong vùng có khả năng nhiễm giun sán lớn hơn 20%.
Phụ nữ mang thai: Theo WHO khuyến cáo chỉ tẩy 1 liều duy nhất cho phụ nữ mang thai sau quý 1 của thai kỳ ở vùng nhiễm giun sán hoặc sun tóc lớn hơn 20% hoặc có tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai lớn hơn 20%.
Combantrin nên được sử dụng định kỳ 6 tháng 1 lần.
3.2. Liều dùng
Liều dùng:
● Trẻ từ 1 - 5 tuổi, có cân nặng từ 10 - 25kg: Ăn từ 1 - 2 ô
● Trẻ từ 6 - 10 tuổi, có cân nặng từ 26 -45kg: Ăn từ 3 - 4 ô
● Trẻ từ 11 - 13 tuổi: Ăn 5 ô
● Trẻ từ 14 - 18 tuổi : Ăn 6 ô
● Người lớn trên 18 tuổi: Ăn 7 ô
Cần lưu ý: Combantrin được đóng gói dạng hộp có 4 thanh, mỗi thanh 6 ô. Cách sử dụng thuốc tẩy giun Combantrin: ăn, nhai, nghiền nát. Không sử dụng thuốc quá liều lượng, không sử dụng thuốc nếu có dấu hiệu bị rách hoặc hư hỏng.
4. Quá liều thuốc combantrin
Tình trạng uống quá liều thuốc tẩy giun combantrin cấp tính rất hiếm được ghi nhận. Triệu chứng quá liều bé thường có biểu hiện: rối loạn tiêu hóa, nôn, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt,...
Lưu ý: Khi quá liều thuốc combantrin, đối với trẻ em đặc biệt là trẻ <1 tuổi khi sử dụng có thể xuất hiện các cơn co giật. Ngoài ra, có thể gặp phải trường hợp bị giảm bạch cầu trung tính, tình trạng quá mẫn cảm bao gồm:
- Phản ứng phản vệ, sốc.
- Dị ứng.
- Viêm gan.
- Bị hoại tử bì nhiễm độc
- Hội chứng Stevens- Johnson.
- Phản ứng ngoại ban phù mạch.
- Mề đay
5. Xử trí quá liều thuốc tẩy giun combantrin
Đối với các trường hợp tẩy giun combantrin quá liều, bạn nên áp dụng những phương pháp xử lý sau:
- Bình tĩnh và đưa người bệnh đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất có thể.
- Người nhà nên cầm theo tất cả các thuốc mà người bệnh đã sử dụng để bác sĩ dễ dàng tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp điều trị.
- Giải pháp làm cho người bệnh nôn ra để giảm khả năng hấp thụ thuốc vào máu. Gây nôn bằng nhiều cách như: móc họng,rửa dạ dày, uống than hoạt tính,...
- Điều quan trọng nhất là nên điều trị phục hồi chức năng cho người bệnh để mau chóng phục hồi trở lại.
6. Lưu ý khi sử dụng thuốc tẩy giun combantrin
- Bạn cần ăn nhẹ trước khi uống thuốc tẩy giun Combantrin. Do nhiều trường hợp uống thuốc tẩy giun combantrin quá nhiều gây ra buồn nôn, khó chịu.
- Khi dùng thuốc combantrin xong, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, hoạt động cơ thể nhẹ nhàng.
- Khi tẩy giun bạn cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ và theo dõi tình trạng phân để biết kết quả của thuốc tẩy giun.
- Nếu xuất hiện một số dấu hiệu bất thường như ngứa, mất ngủ, buồn nôn,... thì bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ hỗ trợ và điều trị.
- Đối với những người đã tẩy giun thì vẫn phải tẩy giun lại theo định kỳ và theo dõi chặt chẽ vì các loại ký sinh trùng giun sán không chỉ ký sinh ở mỗi đường ruột mà còn có khả năng phát triển mạnh mẽ ở các cơ quan nội tạng khác.
- Hơn nữa, phương pháp tẩy giun bằng combantrin định kỳ 6 tháng/lần chỉ có khả năng loại trừ các loại giun ký sinh ở đường ruột còn đối với những loại giun sán có khả năng di chuyển khắp cơ thể thì rất khó tiêu diệt. Do đó, việc phòng ngừa và tránh tái nhiễm là vô cùng quan trọng.
Ngoài ra, bạn cần đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho người bệnh bằng cách xây dựng chế độ ăn bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo đủ calo, cân đối giữa các món ăn như cơm, thịt, cá, rau xanh... đảm bảo vệ sinh khi chế biến món ăn, không nên ăn các đồ tươi sống hoặc chế biến chưa chín, đảm bảo ăn chín uống sôi. Thay đổi cách chế biến thức ăn, chia thành nhiều bữa ăn. Sau khi tẩy giun combantrin xong, nếu người bệnh mệt mỏi thì cần bổ sung thêm vitamin B, vitamin C, axit folic, viên sắt theo chỉ định của bác sĩ để khắc phục các triệu chứng trên.
Trên đây là nội dung về liều dùng và cách dùng thuốc Combantrin. Mặc dù đây không phải là thuốc kê toa, nhưng người bệnh nên dùng thuốc tẩy giun đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Hãy báo cho bác sĩ những tác dụng ngoài ý muốn khi gặp phải trong quá trình dùng thuốc tẩy giun Combantrin.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.