Làm gì khi trẻ 6 tháng tuổi bị táo bón?

Trẻ 6 tháng tuổi bị táo bón là tình trạng trẻ khó hoặc không đại tiện thường xuyên như bình thường. Một số trẻ sơ sinh đại tiện nhiều lần mỗi ngày, những trẻ khác chỉ đại tiện mỗi lần 1 hoặc 2 ngày. Tuy nhiên, điều quan trọng là phân mềm và chúng dễ đi qua hậu môn.

1. Nguyên nhân nào khiến trẻ 6 tháng tuổi bị táo bón

Cơ thể không đủ nước và chế độ ăn ít chất xơ là nguyên nhân làm cho trẻ 6 tháng tuổi bị táo bón. Trẻ cần phải uống đủ nước và khi tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn, điều quan trọng là phải tăng lượng nước để giúp xử lý chất xơ bổ sung, phòng tránh tình trạng táo bón ở trẻ.

Những lý do khiến trẻ dưới 6 tháng bị táo bón bao gồm:

  • Pha chế sữa không đúng công thức: Luôn đảm bảo thêm nước trước, sau đó mới đến bột sữa công thức để trẻ bú đủ nước và đảm bảo sữa công thức không bị cô đặc.
  • Không dung nạp hoặc dị ứng sữa: Một số loại protein trong sữa công thức có thể gây táo bón nếu bé không dung nạp tốt. Trong khi hiếm gặp, trẻ bú sữa mẹ có thể bị táo bón nếu dị ứng với một số thực phẩm mẹ đang ăn.
  • Thức ăn đặc trước 4 tháng: Thêm ngũ cốc hoặc thức ăn đặc khác trước khi trẻ 4 tháng tuổi cũng có thể gây táo bón và các vấn đề khác.

Trẻ 6 tháng tuổi bị táo bón là tình trạng trẻ khó hoặc không đại tiện thường xuyên như bình thường
Trẻ 6 tháng tuổi bị táo bón là tình trạng trẻ khó hoặc không đại tiện thường xuyên như bình thường

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ 6 tháng tuổi bị táo bón là gì?

Khi trẻ bị táo bón sẽ có các dấu hiệu nhận biết như sau:

  • Phân khô, cứng kèm theo đau khi đi ngoài
  • Vệt máu dọc bên ngoài phân
  • Đau bụng kèm phân cứng
  • Bụng chướng hoặc đầy hơi
  • Phân có kích thước dạng viên
  • Trẻ căng thẳng hoặc rên rỉ khi đại tiện
  • Kiễng chân và đung đưa qua lại
  • Siết chặt cơ mông
  • Phân hoặc nước tiểu trong quần lót

Mặc dù táo bón phổ biến ở trẻ mới biết đi hơn trẻ sơ sinh, nhưng hầu hết các trường hợp không nghiêm trọng và thường kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn. Mặc dù hầu hết các trường hợp không nguy hiểm nhưng điều quan trọng là không được bỏ qua các triệu chứng hoặc không điều trị vì nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn (chẳng hạn như nứt hậu mônsa trực tràng).

3. Trẻ 6 tháng bị táo bón phải làm sao?

Trẻ 6 tháng bị táo bón phải làm sao” là thắc mắc của những bậc cha mẹ đang có con gặp phải tình trạng này. Để khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ, cha mẹ cần:

  • Cho bé tắm nước ấm để thư giãn ruột.
  • Nhẹ nhàng xoa bóp vùng bụng của trẻ theo chiều kim đồng hồ. Thực hiện chuyển động tròn nhẹ nhàng nhưng chắc chắn từ rốn ra ngoài.
  • Đặt trẻ nằm ngửa và nhẹ nhàng di chuyển chân của trẻ về phía sau và về phía sau theo động tác 'đạp xe'.
  • Không được cho con bạn uống thuốc nhuận tràng trừ khi bác sĩ chỉ định.
  • Đảm bảo rằng em bé của bạn được cung cấp đủ chất lỏng cần thiết hàng ngày. Trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng nên uống 700 ml chất lỏng mỗi ngày, từ sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Nhẹ nhàng xoa bóp vùng bụng bé theo chiều kim đồng hồ giúp cải thiện trẻ 6 tháng tuổi bị táo bón
Nhẹ nhàng xoa bóp vùng bụng bé theo chiều kim đồng hồ giúp cải thiện trẻ 6 tháng tuổi bị táo bón

4. Trẻ 6 tháng bị táo bón nên ăn gì?

Khi trẻ 6 tháng bị táo bón, cha mẹ nên thay đổi chế độ dinh dưỡng để phù hợp hơn. Cụ thể:

  • Cho trẻ uống đủ nước

Giữ cho trẻ đủ nước sẽ giúp ngăn ngừa và giảm bớt táo bón. Hạn chế đồ uống như nước trái cây và không cho trẻ dưới 1 tuổi uống nước trái cây. Ngoài chất lỏng, trái cây tươi và rau quả cũng có thể góp phần cung cấp nước cho cơ thể.

  • Tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống của trẻ

Lượng chất xơ khuyến nghị cho trẻ mới biết đi (trẻ 1-3 tuổi) là khoảng 19 gam mỗi ngày. Đối với trẻ 6 tháng trở lên, chỉ cần giới thiệu rau và trái cây theo kết cấu mà bé có thể cầm.

Các loại thực phẩm có nhiều chất xơ bao gồm táo và lê, quả mọng, mận khô, khoai lang, đậu Hà Lan, bông cải xanh, đậu, bột yến mạch và bánh mì hoặc mì ống làm từ ngũ cốc nguyên hạt.

Nửa chén đậu nấu chín có khoảng 6-9 gam chất xơ, 1 quả táo nhỏ bỏ vỏ có khoảng 3 gam chất xơ và nửa chén bông cải xanh hoặc rau xanh có khoảng 3 gam chất xơ.

Đặc biệt, tránh cho bé ăn các loại thực phẩm không có bất kỳ chất xơ nào, bao gồm pho mát, khoai tây chiên, kem, bánh mì trắng, ngũ cốc tinh chế và nhiều thực phẩm chế biến sẵn. Hãy thử đổi thực phẩm ít chất xơ sang những thực phẩm giàu chất xơ.

  • Sử dụng men vi sinh

Probiotics hoặc vi khuẩn đường ruột lành mạnh cũng có thể hữu ích trong việc giảm táo bón. Hãy thử thêm sữa chua hoặc các loại thực phẩm khác có bổ sung men vi sinh vào chế độ ăn uống hàng ngày của con.

Sữa mẹ chứa cả probiotics và prebiotics, đã được chứng minh là có lợi cho sức khỏe đường ruột ở mọi lứa tuổi. Nghiên cứu về các công thức có prebiotics cho thấy rằng chúng có thể dẫn đến độ đặc và tần suất phân tốt hơn ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, nếu em bé của bạn bị táo bón và tất cả các thay đổi chế độ ăn uống khác không có ích lợi, việc chọn một loại sữa công thức có prebiotics có thể mang lại lợi ích.

Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt và vận động, bé cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Việc cải thiện triệu chứng có thể diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe