Trẻ hay la hét bất cứ khi nào nó không hiểu được, điều này thường xảy ra khi ở nơi công cộng. Vậy làm thế nào để cha mẹ có thể dạy trẻ rằng đây là hành vi không thể chấp nhận được?
La hét đạt đỉnh điểm trong độ tuổi từ 18 tháng đến 2 tuổi. Hành vi này không phải để làm phiền bạn. Thay vào đó, con bạn đang thử giọng của mình. Ngoài ra, trẻ mới biết đi sớm khám phá ra sức mạnh của chúng trong giọng nói. Có vẻ như những đứa trẻ mới biết đi dành những tiếng kêu to nhất của chúng ở những nơi yên tĩnh nhất.
Khi những tiếng la hét ban đầu này có giá trị gây sốc, khiến tất cả những người ở gần phải dừng lại và chú ý. Mặc dù những âm thanh đinh tai nhức óc này là hành vi thông thường của trẻ mới biết đi, nhưng điều đó không có nghĩa đó là hành vi có thể chấp nhận được. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để cha mẹ và người chăm sóc trẻ có thể giải quyết khi trẻ la hét nhiều.
1. Tại sao trẻ mới biết đi thường xuyên la hét
Một số đứa trẻ mới biết đi hét toáng lên lên bất cứ khi nào chúng muốn cha mẹ chú ý. Đó là cách trẻ sử dụng thay cho lời nói "Bố mẹ hãy nhìn con này." Một số đứa trẻ khác lại hét lên khi chúng không thể đạt được những điều mà chúng muốn. Trong trường hợp đó, tiếng thét có nghĩa là, "Con muốn làm điều này theo cách của con" hoặc “Con muốn chiếc đồng hồ đó ngay bây giờ”.... Và đôi khi âm lượng của đứa trẻ mới biết đi tăng lên không phải để làm phiền cha mẹ chúng, mà chỉ vì sự vui vẻ tuyệt vời mà những đứa trẻ mang lại. Trẻ mới biết đi thích khám phá sức mạnh từ giọng nói của mình và thử nghiệm cách để sử dụng giọng nói đó.
Hiếm khi chúng ta thấy một đứa trẻ mới biết đi la hét một cách vô cớ. Hầu như lúc nào cũng có lý do, và cha mẹ phải nhanh chóng tìm ra được lý do đó là gì. Hãy quan tâm đến gốc rễ của vấn đề, nếu chúng ta có thể giải thích theo cách đó. Dưới đây là một số lý do tại sao trẻ mới biết đi có thể la hét hoặc nổi cơn thịnh nộ.
- Thu hút sự chú ý: Đôi khi những đứa trẻ mới biết đi có thể muốn cha mẹ chú ý hoàn toàn đến chúng và cách duy nhất để làm điều đó là la hét, ném đồ đạc lung tung và khóc. Những đứa trẻ đó sẽ làm bất cứ điều gì có thể để thu hút sự chú ý của cha mẹ hoặc những người xung quanh.
- Chơi đùa: Đôi khi trẻ la hét chỉ bởi chúng đang tham gia một trò chơi sử dụng giọng nói của mình. Hoặc cũng có thể trẻ cố gắng tạo ra những âm thanh bằng miệng thông qua việc la hét, hắng giọng hoặc trẻ ho để hiểu được giọng nói của mình và điều chỉnh nó.
- Giao tiếp: Trẻ mới biết đi thực tế vẫn chỉ là những đứa trẻ và đôi khi chúng cảm thấy khó khăn để truyền đạt những gì chúng muốn thông qua những lời nói. Khi đó, chúng có thể kết hợp việc la hét cùng với các cử chỉ để thể hiện với cha mẹ những gì chúng muốn. Sau tất cả, chúng ta đều biết cảm giác bực bội khi ai đó không hiểu mình đang nói gì, phải không?
- Trẻ đang nổi giận: Những đứa trẻ có thể không hài lòng về điều gì đó đã xảy ra hoặc đang xảy ra. Trên thực tế, trẻ có thể rất tức giận về điều đó. Có thể cha mẹ đã yêu cầu trẻ vào nhà trong khi chúng vẫn muốn chơi ở bên ngoài hoặc cha mẹ không đưa điện thoại cho chúng. Trong mọi trường hợp, trẻ sẽ hét lên để thể hiện rằng chúng đang tức giận như thế nào.
2. Làm gì khi trẻ thường xuyên la hét ?
La mắng trẻ trong trường hợp này để khiến chúng hạ giọng sẽ không giúp ích được gì mà chỉ khiến trẻ cảm thấy rằng ai hét to hơn sẽ thắng. Tốt nhất là cha mẹ trẻ nên tránh những tình huống khiến trẻ cảm thấy tức giận và chuyển hướng chú ý của trẻ khi chúng bắt đầu la hét. Dưới đây là một số mẹo giúp cha mẹ có thể hạn chế việc trẻ la hét:
- Tranh thủ những quãng thời gian bên con. Không phải lúc nào cha mẹ cũng có thể làm việc xung quanh con của mình, nhưng bất cứ khi nào bạn có thể, hãy đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ trước khi cha mẹ ra khỏi nhà.
- Lựa chọn những địa điểm ồn ào, náo nhiệt. Khi bạn có trẻ mới biết đi, hãy tránh xa những nơi yên tĩnh, thân mật hoặc trang trọng để dùng bữa. Thay vào đó, hãy đến những nơi mà các gia đình khác cũng thường xuyên đưa con mình đến. Cha mẹ sẽ bớt xấu hổ hơn khi con họ la hét trong một nhà hàng vốn đã ồn ào - và ít có khả năng khiến trẻ nhanh chóng bình tĩnh trở lại.
- Yêu cầu trẻ hạ giọng khi nói chuyện. Nếu trẻ đang hét lên vì vui mừng bởi một điều gì đó, đừng ngăn trẻ lại mà hãy để chúng tự nhiên. Nhưng nếu điều đó thực sự gây ra sự khó chịu cho mình hoặc người khác, hãy yêu cầu trẻ nói nhỏ lại. Và bản thân cha mẹ cũng nên hạ giọng để trẻ phải im lặng lắng nghe họ.
- Thử tạo ra trò chơi từ những tiếng la hét. Hãy thử kích thích nhu cầu nói lớn tiếng của trẻ bằng cách khuyến khích chúng tham gia trò chơi: "Cả hai hãy cùng hét to hết mức có thể", rồi cùng trẻ thả lỏng. Sau đó hãy thuyết phục trẻ giảm âm lượng bằng cách nói: "Bây giờ là lúc để xem ai có thể thì thầm tốt nhất". Sau đó, giống như một số trò chơi, hãy chuyển sang các chuyển động khác, chẳng hạn như đặt tay lên tai hoặc nhảy lên xuống. Điều này khiến việc la hét dường như chỉ là một trong nhiều trò vui mà trẻ có thể làm. Tất nhiên, trò chơi đó hoạt động tốt nhất ở nhà hoặc ngoài trời. Nếu cả gia đình đang ở nơi công cộng, cha mẹ trẻ có thể thử một trò chơi yên tĩnh hơn, chẳng hạn như nói, "Ồ, tiếng của con nghe như một chú sư tử vậy! Con có thể giả tiếng của một chú mèo con không?" Nếu trẻ ấy sẵn sàng chơi cùng, hãy yêu cầu trẻ bắt chước tiếng kêu của một số con vật có khả năng yên tĩnh nhất.
- Thừa nhận cảm xúc của trẻ. Nếu trẻ đang hét lên vì muốn cha mẹ chú ý, hãy tự hỏi bản thân xem trẻ thực sự cảm thấy khó chịu hay không. Ví dụ, nếu cả gia đình đang ở trong một siêu thị lớn chật cứng người, thì môi trường đó có thể là quá ồn ào và khiến trẻ khó chịu. Hãy rời đi ngay lập tức nếu có thể, hoặc ít nhất là mua sắm và rời đi nhanh chóng. Nếu cha mẹ nghĩ rằng trẻ chỉ hơi buồn chán hoặc cáu kỉnh, hãy thừa nhận cảm xúc của bé. Hãy bình tĩnh nói: "Mẹ biết con muốn về nhà, nhưng chỉ còn vài phút nữa là chúng ta đã xong việc rồi" và tiếp tục. Trẻ sẽ không chỉ được an ủi rằng cha mẹ biết chúng cảm thấy thế nào mà còn giúp trẻ học được cách diễn đạt cảm xúc của mình thành lời.
- Không nhượng bộ trong một số trường hợp. Nếu các bậc cha mẹ biết trẻ đang hét lên vì nghĩ rằng trẻ có thể khiến họ đưa bánh quy cho chúng ngay lập tức, đừng nhượng bộ. Đưa cho trẻ những gì trẻ muốn khi trẻ la hét chỉ khiến chúng củng cố thêm hành vi này. Thay vào đó, hãy bình tĩnh nói: "Mẹ biết con muốn có một cái bánh quy, nhưng chúng ta phải hoàn thành việc này trước. Con có thể ăn bánh quy khi chúng ta hoàn thành công việc".
- Để trẻ tham gia vào một số công việc cùng mình. Cha mẹ có thể làm cho những việc vặt trở nên thú vị hơn đối với trẻ bằng cách cho trẻ tham gia vào một hoạt động nào đó. Một người mẹ của một đứa trẻ 15 tháng tuổi từng nói rằng: "Tôi chỉ nói chuyện với con trai tôi khi chúng tôi đi làm việc vặt. Tôi nói với nó những gì tôi đang làm, những gì đang xảy ra xung quanh chúng ta và những người đang ở gần. Bạn cũng có thể yêu cầu trẻ giúp bạn chọn đồ trên kệ ở siêu thị hoặc hát một bài hát về công việc bạn đang làm. Hoặc thử cho trẻ một món ăn nhẹ hoặc đồ chơi yêu thích để khiến trẻ bận rộn khi bạn mua sắm”.
Trẻ mất bình tĩnh và la hét, đặc biệt là ở những nơi công cộng là một trong những điều khiến cha mẹ trẻ cảm thấy lo sợ nhất. Việc trẻ la hét đôi khi chỉ là chúng muốn nhận được sự chú ý của cha mẹ và những người xung quanh, hoặc do chúng đang tham gia vào một trò chơi nào đó sử dụng chất giọng của mình. Quát mắng chúng có thể chỉ làm cho mọi việc trở nên tệ hơn và khiến chúng nghĩ đây chỉ là trò chơi mà ai hét to hơn người đó sẽ thắng. Do đó, các bậc cha mẹ nên giữ được sự bình tĩnh và nhẹ nhàng giải quyết mọi chuyện, tránh để ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Nuôi dưỡng cảm xúc cho trẻ là việc làm cần thiết, tuy nhiên, trẻ trong giai đoạn phát triển cũng rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa...cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.
Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:
Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ
Bài viết tham khảo nguồn: babycenter.com, parenting.firstcry.com, empoweringparents.com