Trẻ em là một trong những đối tượng dễ bị nhiễm giun kim. Khi chui vào cơ thể, chúng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy để có cách nhận biết và phòng ngừa giun kim hiệu quả, bạn có thể tìm hiểu các thông tin về loại giun này thông qua bài viết dưới đây.
1. Giun kim là gì?
Giun kim là loài giun nhỏ, có màu trắng, sống trong ruột, nó giống như những mẩu chỉ nha khoa dài 1/4 inch, có thể tìm thấy quanh hậu môn và trong phân. Giun kim phổ biến nhất ở trẻ trong độ tuổi đi học, nhưng bất kỳ độ tuổi nào, kể cả trẻ sơ sinh cũng đều có thể bị nhiễm bệnh giun kim, đặc biệt nếu trẻ đi nhà trẻ hoặc có anh chị em bị nhiễm giun kim.
Sự xuất hiện của giun kim không phải là dấu hiệu của việc vệ sinh kém và nó ít khi gây nguy hiểm cho sức khỏe, hơn nữa chúng cũng khá dễ dàng bị tiêu diệt. Trẻ bị giun kim xâm nhập nhiều có thể bị sụt cân và nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng vùng bụng ở trẻ gái, hiếm khi có những trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra do giun kim.
2. Làm cách nào để biết trẻ bị nhiễm giun kim?
Trẻ nhiễm giun kim thường sẽ gãi và kêu ngứa quanh hậu môn, đặc biệt là vào ban đêm. Nếu là trẻ sơ sinh thì giấc ngủ sẽ bị xáo trộn và quấy khóc do ngứa gây ra. Bên cạnh đó, các dấu hiệu như da bị kích ứng xung quanh hậu môn, ngứa âm đạo ở trẻ gái hoặc buồn nôn và nôn cũng có thể là những dấu hiệu cảnh báo bệnh giun kim ở trẻ em.
Nếu nghi ngờ trẻ nhiễm giun kim, bạn có thể sử dụng đèn pin để kiểm tra giun ở hậu môn và trong tã của trẻ vào ban đêm hoặc vào buổi sáng. Vì giun kim chỉ xuất hiện và gửi trứng trên da chủ yếu vào ban đêm nên đây là thời điểm tốt nhất để kiểm tra. Bạn cũng có thể kiểm tra sự hiện diện của giun kim bằng cách ấn nhẹ một miếng băng keo trong suốt vào hậu môn của trẻ. Khi đó, trứng sẽ dính vào băng keo và bạn có thể đưa nó đi để kiểm tra.
Nếu không tìm thấy giun kim hoặc trứng giun thì ngứa hậu môn có thể là dấu hiệu của một vấn đề khác, chẳng hạn như do vệ sinh khu vực này quá mạnh bằng xà phòng. Da đỏ, mềm xung quanh hậu môn của trẻ cũng có thể là kết quả của kích ứng do hăm tã, tiêu chảy hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn. Dịch mủ hoặc các loại dịch có mùi hôi khác cũng là dấu hiệu của nhiễm trùng.
Trắc nghiệm: Nhận biết sớm dấu hiệu chậm phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ
Nếu 6 tuổi không biết đếm số, 7 tuổi vẫn chưa phân biệt được giữa thực tế và tưởng tượng thì có thể bé chậm phát triển thể chất và trí tuệ hơn so với bạn bè cùng lứa. Bạn đã nhận biết được các dấu hiệu bất thường sớm này chưa? Cùng làm nhanh bài trắc nghiệm sau để trang bị thêm kiến thức cho mình nhé!
Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)
3.Trẻ bị nhiễm giun kim như thế nào?
Trứng giun kim có thể tồn tại 2 tuần trên một số bề mặt. Vì vậy, trẻ có thể tiếp xúc với giun kim khi chạm vào các đồ vật như đồ chơi và sau đó đưa ngón tay vào miệng. Hoặc trẻ cũng có thể ăn phải các thức ăn đã bị nhiễm giun kim từ trước đó.
Sau khi vào cơ thể, trứng di chuyển đến ruột già và nở ra. Từ đó, giun kim cái di chuyển ra khỏi ruột để đẻ trứng vào hậu môn. Khi giun di chuyển chúng gây ngứa dữ dội nên có thể làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ. Khi trẻ gãi mông, trứng chui vào móng tay và một chu kỳ khác bắt đầu khi trẻ cho tay vào miệng.
4. Cách điều trị giun kim
Trẻ bị nhiễm giun kim nhẹ đôi khi sẽ tự khỏi mà không cần điều trị gì, nhưng giun kim kể cả một lượng vừa phải cũng có thể gây ngứa ngáy khó chịu và ngủ không ngon giấc. Các trường hợp nhiễm giun nặng thì có thể gây ra các nhiễm trùng có biến chứng.
Để điều trị giun kim, bác sĩ có thể sẽ đề xuất một loại thuốc không kê đơn hoặc thuốc kê đơn như mebendazole, albendazole hoặc pyrantel để diệt giun. Bác sĩ có thể sẽ đề nghị các thành viên trong gia đình nên cùng điều trị vì giun kim lây lan rất dễ dàng.
Nếu bạn không chắc mình đang đối phó với giun kim thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc không kê đơn. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các lựa chọn điều trị khác cho trẻ dưới 2 tuổi hoặc cho phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
Các triệu chứng nhiễm giun kim thường biến mất trong vòng một tuần điều trị. Nhưng điều trị chỉ tiêu diệt được giun nên bác sĩ sẽ lặp lại chu trình điều trị sau 2 tuần sau đó ngay cả khi các triệu chứng đã biến mất. Việc điều trị lặp lại nhằm tiêu diệt bất kỳ con giun kim nào đã nở ra từ trứng kể từ lần điều trị cuối cùng. Sau khi điều trị, giun sẽ bị đào thải ra ngoài cùng phân của trẻ.
5. Cách ngăn ngừa giun kim
Để phòng tránh nhiễm giun kim, bạn hãy thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau:
- Làm sạch móng tay của trẻ bằng bàn chải chà và cắt ngắn để tránh trứng bị mắc kẹt bên dưới móng.
- Cho trẻ tắm hàng ngày, tắm cho trẻ khi chúng thức dậy có thể giúp loại bỏ trứng đọng lại qua đêm. Không để trẻ nhỏ tắm chung nếu bạn nghĩ rằng chúng có thể bị giun kim.
- Thay quần lót cho trẻ hàng ngày.
- Mở rèm và rèm phòng ngủ vào ban ngày, để ánh nắng chiếu vào ga trải giường, thảm, rèm, ... Vì trứng giun kim nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.
- Không để trẻ cắn móng tay và mút ngón tay cái.
- Rửa tay trước khi chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi thay tã.
- Yêu cầu trẻ rửa tay hoặc rửa tay cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Giặt khăn trải giường thường xuyên hơn.
- Nếu có ai trong gia đình bạn đang được điều trị giun kim, hãy giặt quần áo, giường chiếu của mọi người trong nước nóng để tiêu diệt giun và trứng của chúng. Bạn cũng nên làm sạch bồn cầu hàng ngày để tránh lây lan.
Trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa...cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.
Nguồn tham khảo: babycenter.com
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong |
---|