Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ, BS.Trần Như Tú - Trưởng khoa và Thạc sĩ, Bác sĩ Lâm Thị Kim Chi - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng
Kỹ thuật siêu âm tuyến giáp sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của tuyến giáp. Kỹ thuật này không sử dụng bức xạ ion hóa và thường được sử dụng để đánh giá các khối u được phát hiện khi bác sĩ sờ khám tuyến giáp.
1. Siêu âm tuyến giáp là gì?
Siêu âm tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể bằng sóng âm thanh. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ bôi gel trực tiếp lên da và sau đó, sử dụng một đầu dò nhỏ, tần số cao áp lên vị trí cần siêu âm.
Sóng âm thanh cao tần (high-frequency sound waves) được truyền từ đầu dò qua gel vào cơ thể. Đầu dò thu thập các âm thanh dội lại. Một máy tính được sử dụng để biến những sóng âm thanh đó tạo ra một hình ảnh cơ quan trong cơ thể, trong đó có tuyến giáp. Do hình ảnh được thu trong thời gian thực, vì vậy bác sĩ sẽ thấy cấu trúc và chuyển động của các cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra, bác sĩ cũng đánh giá được sự tưới máu của nhu mô tuyến giáp và các khối tổn thương ở tuyến giáp.
Siêu âm là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn giúp các bác sĩ chẩn đoán và điều trị tuyến giáp (siêu âm tuyến giáp, chọc hút xét nghiệm tế bào tuyến giáp dưới siêu âm, đốt sóng cao tần nhân tuyến giáp dưới siêu âm).
2. Lợi ích khi siêu âm tuyến giáp
Siêu âm tuyến giáp tạo ra hình ảnh của tuyến giáp và các cấu trúc lân cận ở cổ. Tuyến giáp nằm ở phía trước và trên cổ, ngay phía trên xương đòn và có hình dạng giống như một con bướm. Tuyến giáp có hai thùy ở hai bên cổ được nối bởi một dải mô hẹp. Đây là một trong chín tuyến nội tiết nằm khắp cơ thể sản xuất và tiết hormone vào máu.
Tuyến giáp tạo ra hormone tuyến giáp, giúp điều hòa một loạt các chức nhân giáp của cơ thể như điều hòa nhịp tim. Khoảng 5 đến 10% người trưởng thành sẽ có khối u hoặc nhân giáp ở tuyến giáp mà bác sĩ có thể xác định trong khám định kỳ.
Siêu âm rất nhạy và phát hiện được nhiều nhân giáp không thể sờ bên ngoài để phát hiện ra được. Ở một số nhóm tuổi, các nhân giáp được nhìn thấy trên siêu âm ở 70% người trưởng thành. Phần lớn trong số này là nhân giáp lành tính không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số là khối u tuyến giáp thực sự và người bệnh cần thêm các kỹ thuật chẩn đoán khác để chẩn đoán hoặc điều trị. Siêu âm có thể đánh giá sơ bộ tính chất của các khối u tuyến giáp, sự tăng tưới máu vào các khối u tuyến giáp cũng như đánh giá sự xâm lấn các hạch vùng cổ
3. Khi nào cần siêu âm tuyến giáp?
Siêu âm tuyến giáp thường được sử dụng:
- Để xác định xem khối u ở cổ có phải ở trong tuyến giáp hay cấu trúc lân cận.
- Để phân tích nhân giáp lành tính hay không hay cần phải thực hiện xét nghiệm tế bào học dưới sự hướng dẫn siêu âm. Bác sĩ sẽ chọc hút tế bào bằng kim dưới sự hướng dẫn của siêu âm để giúp cải thiện độ chính xác của việc lấy chính xác tổn thương.
- Để theo dõi và đánh giá nhân giáp có thay đổi theo thời gian hay không.
- Do siêu âm cho thấy hình ảnh thời gian thực về tuyến giáp nên các bác sĩ có thể sử dụng siêu âm để hỗ trợ các kỹ thuật khác như sinh thiết bằng kim. Sinh thiết sử dụng kim lấy mẫu mô để xét nghiệm. Siêu âm được sử dụng để hỗ trợ bác sĩ đặt ống thông hoặc thiết bị dẫn lưu khác được đúng vị trí, an toàn và chính xác.
4. Chuẩn bị gì trước khi siêu âm tuyến giáp?
Người bệnh nên mặc quần áo thoải mái, rộng rãi dễ dàng bộ lộ vùng cổ.
Kiểm tra siêu âm khó khăn khi bệnh nhân chuyển động và đặc biệt là trẻ em có thể rất hiếu động hoặc khóc dẫn tới kéo dài quá trình siêu âm. Để đảm bảo quá trình siêu âm suôn sẻ, bố mẹ và bác sĩ thường phải giải thích quy trình cho trẻ trước khi thực hiện. Và bố mẹ nên mang theo sách, đồ chơi nhỏ, âm nhạc hoặc trò chơi mà trẻ yêu thích để giúp đánh lạc hướng trẻ hoặc giúp trẻ nằm yên trong quá trình siêu âm.
XEM THÊM: