Hầu hết chị em phụ nữ đã từng uống thuốc tránh thai đều quan tâm đến tác dụng phụ gây rối loạn chu kỳ hoặc hành kinh ra ít của loại thuốc này. Có nhiều nguyên nhân khiến kinh nguyệt ra ít sau khi uống thuốc tránh thai, trong đó bao gồm sự mất cân bằng hormone.
1. Tác động của thuốc tránh thai đến chu kỳ kinh nguyệt
Tại sao kinh nguyệt ra ít sau khi uống thuốc tránh thai? Ngoài nguyên nhân căng thẳng, tăng hoặc giảm cân đột ngột, kinh nguyệt không đều chủ yếu là hậu quả của sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai, cụ thể là hành kinh ra ít, cũng có thể là do rối loạn hormone. Bởi vì hoạt động chính của thuốc tránh thai là biến đổi nồng độ hormone trong cơ thể phụ nữ. Điều này đã dẫn đến tình trạng một số chị em bị rối loạn kinh nguyệt, kinh ít hoặc quá nhiều, và thậm chí mất kinh sau khi dùng thuốc tránh thai dài ngày. Cụ thể, tác động của thuốc tránh thai sẽ làm thay đổi:
- Thời gian của chu kỳ nguyệt san;
- Số ngày hành kinh;
- Lượng máu kinh (ra nhiều hay kinh ít).
Nếu chọn lựa sử dụng loại thuốc tránh thai liên tục, phụ nữ sẽ phải uống thuốc hàng ngày trong 3 tuần, sau đó uống giả dược trong vòng 1 tuần. Nhiều báo cáo cho thấy đối tượng dùng loại thuốc này thường ra một vài đốm máu giữa các kỳ kinh, hay nói cách khác là kinh nguyệt ra ít sau khi uống thuốc tránh thai. Bên cạnh đó, trong vòng 1 năm uống thuốc tránh thai liên tục, nữ giới thường cũng chỉ có khoảng 4 kỳ kinh vào những tuần dùng giả dược.
Ngoài loại thuốc tránh thai trên, vẫn còn nhiều nhãn hiệu khác với hàm lượng và thành phần khác nhau, có nguy cơ gây mất cân bằng hormone hay rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chứng minh rằng dùng thuốc tránh thai hàng ngày có khả năng mang lại lợi ích vượt xa tác dụng phụ, chẳng hạn như:
- Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn mỗi 28 ngày;
- Số ngày hành kinh ngắn hơn, đồng thời hành kinh ra ít;
- Hạn chế đau bụng kinh nhiều;
- Chủ động tránh ngày hành kinh khi không muốn kỳ kinh xuất hiện.
Chính vì những tác động khác nhau ở từng đối tượng nên phụ nữ nên trao đổi trước với bác sĩ để chọn dùng loại thuốc phù hợp nhất với cơ địa bản thân, tránh bị rối loạn kinh nguyệt, kinh ít hoặc quá nhiều sau khi uống thuốc tránh thai.
2. Những lưu ý khi uống thuốc tránh thai
Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về những lưu ý khi dùng thuốc tránh thai hàng ngày đóng vai trò rất quan trọng. Một số điểm cần ghi nhớ bao gồm:
- Thời điểm bắt đầu dùng thuốc:
Bên cạnh việc hỏi ý kiến bác sĩ về lựa chọn loại thuốc thích hợp, thời điểm và liều lượng uống thuốc tránh thai cũng nên được quan tâm. Phụ nữ thường được khuyên bắt đầu dùng thuốc tránh thai nội tiết ngay thời điểm đang trong kỳ nguyệt san. Sau khoảng 25 ngày liên tục uống thuốc, kỳ kinh tiếp theo sẽ xuất hiện;
- Quên dùng thuốc hàng ngày:
Trong quá trình sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, nếu chị em quên dùng thuốc đúng liều sẽ khiến rụng trứng dễ xảy ra hơn. Do đó, trường hợp chậm có kinh, kèm theo điều kiện đã không dùng thuốc ít nhất một lần thì nên thử thai để kiểm tra chắc chắn. Bên cạnh đó, nếu đã trễ đến 2 kỳ nguyệt san dù vẫn uống đúng tiến độ thì phụ nữ cũng nên nghi ngờ khả năng có thai;
- Ra máu âm đạo bất thường:
Trong vòng 2 – 3 tháng đầu mới sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, nhiều khả năng phái nữ sẽ gặp triệu chứng ra máu âm đạo bất thường giữa các chu kỳ kinh nguyệt, tương tự có kinh ít. Loại thuốc tránh thai chứa hàm lượng estrogen cao có thể giúp tránh được tình trạng này;
- Thuốc tránh thai có thể gây ra vô kinh:
Đối với người có lượng hành kinh ra ít, việc uống thuốc tránh thai lâu dài sẽ làm cho niêm mạc trong tử cung co lại, dẫn đến mất kinh. Do đó, trước khi bắt đầu sử dụng thuốc tránh thai nội tiết, chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về những khả năng có thể xảy ra để chuẩn bị trước tinh thần, tránh hoang mang, lo lắng;
- Hành kinh ra nhiều hơn:
Trái ngược với kinh nguyệt ra ít sau khi uống thuốc tránh thai, một số người bị ra máu nhiều lúc tới chu kỳ kinh nguyệt. Đối với trường hợp này nên được tư vấn dùng loại thuốc nội tiết tránh thai có hàm lượng progestin cao;
- Ngừng dùng thuốc đột ngột:
Việc tự ý ngưng đột ngột thuốc viên nội tiết tránh thai mà không hỏi ý kiến bác sĩ có thể khiến hormone không còn ổn định, kéo theo ra máu âm đạo bất thường, không giống bất kỳ chu kỳ kinh nguyệt nào trước đây. Lúc này chị em nên đến cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa để khám và đánh giá lại tình trạng hiện tại. Bác sĩ cần xem xét tính chất máu âm đạo hoặc siêu âm nội mạc tử cung và làm rõ một số thông tin liên quan khác để có xử trí tiếp theo tốt nhất.
Khi có mong muốn mang thai, cần ngưng sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày và nên tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn để có thể chăm sóc thai kỳ tốt hơn:
Trắc nghiệm: Bạn có hiểu đúng về dấu hiệu mang thai sớm?
Các dấu hiệu mang thai sớm không phải chỉ mỗi trễ kinh mà còn có rất nhiều dấu hiệu khác như xuất huyết âm đạo, ngực căng tức,… Điểm xem bạn biết được bao nhiêu dấu hiệu mang thai sớm thông qua bài trắc nghiệm này nhé!
3. Điều hòa kinh nguyệt khi dùng thuốc tránh thai
Nhìn chung vào giai đoạn đầu sử dụng thuốc tránh thai, cơ thể phụ nữ cần thời gian để thích nghi với những thay đổi từ tác dụng của thuốc mang lại. Chị em cũng nên chuẩn bị tinh thần với nguy cơ sẽ gặp phải tác dụng phụ, ví dụ như nhức đầu, chóng mặt và đau bụng.
Nhằm hạn chế được những tác động không mong muốn khi dùng thuốc tránh thai, phụ nữ nên chủ động điều chỉnh lối sống sao cho lành mạnh và khoa học hơn, cụ thể là:
- Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý:
Phái nữ nên lưu ý bổ sung nhiều loại rau củ, trái cây, và đặc biệt là những thực phẩm có chứa phytoestrogen - loại hợp chất tự nhiên trong thực vật (đặc biệt là mầm đậu nành) với cấu trúc hóa học và tác dụng gần giống hormone estrogen. Giữ chế độ ăn lành mạnh cũng giúp nữ giới kiểm soát cân nặng ổn định, hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt do uống thuốc tránh thai;
- Rèn luyện thói quen vận động thể chất:
Nhiều chuyên gia đã khẳng định luyện tập thể dục - thể thao đều đặn sẽ mang lại vô số lợi ích tích cực. Đặc biệt đối với phái nữ, vận động thể chất giúp giữ cân nặng hợp lý và thậm chí là điều hòa kinh nguyệt tự nhiên;
- Thực hiện các biện pháp giảm stress:
Chị em có thể tham khảo và thực hiện các bài tập thở, yoga, hoặc đi bộ, nghe nhạc, đọc sách... thường xuyên để giảm căng thẳng và thư giãn tốt hơn. Giữ tinh thần thoải mái không chỉ làm tăng hiệu quả hoạt động của thuốc tránh thai, mà còn hỗ trợ cân bằng hormone cũng như hạn chế kinh ít bất thường hoặc quá nhiều;
- Dùng dược phẩm bảo vệ sức khỏe:
Ngày nay có nhiều loại dược phẩm bảo vệ sức khỏe phụ nữ, có chứa các chất chống lão hoá như acid alphalipoic và selen, tinh chất mầm đậu nành kết hợp với các bài thuốc cổ truyền như Tứ vật thang có khả năng bổ sung khí huyết, cân bằng nội tiết tố, kiểm soát các triệu chứng khó chịu liên quan đến chu kỳ. Chị em có thể tham khảo và nhờ bác sĩ tư vấn để lựa chọn viên uống bổ sung phù hợp.
Nói tóm lại, kinh nguyệt ra ít sau khi uống thuốc tránh thai là một tình trạng khá phổ biến do rối loạn hormone trong cơ thể người phụ nữ. Để hạn chế tác dụng phụ từ thuốc tránh thai, chị em có thể nhờ bác sĩ tư vấn về loại thuốc cũng như liều lượng và cách sử dụng an toàn nhất. Ngoài hành kinh ra ít, nếu gặp phải các tác dụng phụ xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng, chẳng hạn như rối loạn kinh nguyệt hay mất kinh, phụ nữ nên trình bày với bác sĩ để được khám và tư vấn toàn diện.
Mọi vấn đề về rối loạn kinh nguyệt, trong đó có hiện tượng kinh nguyệt ra ít sau khi uống thuốc tránh thai và các bệnh phụ khoa khác sẽ được phát hiện, sàng lọc và đánh giá chính xác trong Gói khám, sàng lọc bệnh lý phụ khoa cơ bản do Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec triển khai. Gói khám bao gồm những nội dung sau:
- Khám chuyên khoa Phụ khoa;
- Siêu âm tử cung buồng trứng qua đường âm đạo;
- Siêu âm tuyến vú hai bên;
- Các xét nghiệm như: Treponema pallidum test nhanh, Chlamydia test nhanh, lấy bệnh phẩm làm phiên đồ tế bào cổ tử cung – âm đạo, vi khuẩn nhuộm soi ( dịch âm đạo nữ), HPV genotype PCR hệ thống tự động;
- Tổng phân tích nước tiểu bằng máy tự động.
Với chất lượng toàn diện của Vinmec về trình độ chuyên môn của y bác sĩ, trang thiết bị vật tư, dịch vụ chăm sóc khách hàng và tính bảo mật, tôn trọng quyền riêng tư cá nhân của khách hàng, chị em có thể hoàn toàn yên tâm khi đăng ký tham gia Gói khám sàng lọc các bệnh lý phụ khoa cơ bản tại Vinmec.
Ngoài ra, để chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh, cả vợ và chồng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản từ 3-5 tháng trước khi mang thai.
Người vợ nên:
- Tiêm chủng trước khi mang thai (đặc biệt là ngừa rubella vì rubella trong thai kỳ cực kỳ nguy hiểm)
- Xét nghiệm gen để sàng lọc các bệnh lý di truyền trước khi mang thai
- Kiểm tra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi
- Đặc biệt là phụ nữ trên 35 tuổi nếu muốn mang thai (nhất là chưa mang thai lần nào) sẽ phải kiểm tra sức khỏe rất chi tiết do mang thai ở tuổi này thường gặp các vấn đề: Suy buồng trứng, sinh non, nguy cơ dị tật thai nhi, rau tiền đạo, tiền sản giật cao hơn.
Người chồng nên:
- Kiểm tra sức khỏe sinh sản, phát hiện các bệnh lý teo tinh hoàn, yếu sinh lý, tinh trùng yếu...
- Các bệnh lây qua đường tình dục nhất là những bệnh không thể chữa khỏi vô cùng nguy hiểm
Vinmec hiện có nhiều chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho các cặp vợ chồng, bà mẹ mang thai và thai nhi, gồm các gói khám tiền hôn nhân cơ bản, gói khám tiền hôn nhân nâng cao, chương trình thai sản trọn gói. Vinmec có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, IVF, tế bào gốc, công nghệ Gen, có khả năng triển khai đồng bộ và toàn diện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiên tiến nhất hiện nay.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Video đề xuất:
Phải làm sao nếu bị rối loạn kinh nguyệt sau uống thuốc tránh thai?