Kinh nguyệt ra ít nên ăn gì là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm bởi tình trạng có liên quan đến thói quen ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi không lành mạnh cũng như việc kiêng cữ giảm cân một cách không hợp lý. Vậy chị em phụ nữ nên ăn gì để kinh nguyệt ổn định trở lại, cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc Trung tâm Sức khoẻ phụ nữ và Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
1. Kinh nguyệt bình thường của phụ nữ
Chu kỳ kinh nguyệt lặp lại từ tháng này sang tháng khác, bắt đầu từ ngày đầu tiên hành kinh cho đến ngày bắt đầu của chu kỳ tiếp theo, thông thường từ 28 đến 30 ngày.
Để xác định chính xác chu kỳ kinh nguyệt, chị em cần phải theo dõi trong nhiều tháng liên tục. Một chu kỳ ngắn diễn ra đều đặn sau 21 ngày hoặc trong khoảng 32-35 ngày đều được coi là bình thường.
Độ dài trung bình của một chu kỳ thường từ 3 đến 5 ngày hoặc kéo dài từ 2 đến 7 ngày, thậm chí lượng máu kinh rất ít kéo dài từ 7 đến 10 ngày thì cũng được xem là bình thường.
Sau mỗi chu kỳ kinh, khoảng 50-80ml lượng máu sẽ bị mất. Trong đó, máu chỉ chiếm khoảng 36%, 64% còn lại chủ yếu là niêm mạc tử cung, chất nhầy ở cổ tử cung và âm đạo.
2. Nguyên nhân kinh nguyệt ra ít hơn bình thường
Trước khi tìm hiểu kinh nguyệt ra ít nên ăn gì, chúng ta cần phải biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Chức năng sinh sản sẽ bị ảnh hưởng do lượng kinh nguyệt ra ít, dẫn đến nguy cơ vô sinh thứ phát trong tương lai gần, kèm theo các rối loạn sinh lý làm giảm khoái cảm, tăng cảm giác lãnh cảm và giảm ham muốn, thậm chí sợ quan hệ tình dục. Nguyên nhân thường gặp bao gồm:
- Cơ thể dễ rơi vào tình trạng thiếu chất khi chế độ ăn uống không lành mạnh bao gồm thức ăn nhiều dầu mỡ, đường và sữa béo ngọt gây tăng giảm cân nặng bất thường, cũng như thiếu đạm và vitamin E, C, A.
- Nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa như viêm cổ tử cung, u xơ tử cung và viêm nhiễm vùng kín làm tắc nghẽn lối đi của kinh nguyệt, gây ra hiện tượng bong tróc bất thường của niêm mạc tử cung.
- Hormone cortisol tiết ra nhiều do căng thẳng và áp lực tâm lý gây ra những rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Thời gian, độ tuổi hoặc tâm trạng có thể gây ra sự thay đổi trong nội tiết tố của con gái dẫn đến sự mất cân bằng giữa hormone estrogen và progesterone.
- Những trường hợp xuất hiện máu màu đen hoặc lượng kinh nguyệt ít khi phụ nữ đang mang thai thường liên quan đến thai ngoài tử cung. Do đó, các cặp vợ chồng nên tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi qua từng tuần chi tiết để nhận biết sớm các bệnh lý có thể gây ra tình trạng kinh nguyệt ít, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
3. Kinh nguyệt ra ít nên ăn gì?
Khi kinh nguyệt ra ít, phụ nữ nên ăn những thực phẩm như đậu nành, gừng, đu đủ, lòng đỏ trứng, củ dền, cà rốt, cải bắp, đậu phộng, đậu lăng, rau bina. Ngoài ra, chị em cũng nên uống một số loại nước ép như cà rốt, xoài, dâu, cùng với bổ sung vitamin C, canxi và các khoáng chất hoặc kết hợp với thực phẩm chức năng bổ sung nội tiết tố.
Đặc biệt, các loại cá chứa omega 3 như cá hồi, cá mòi, cùng với quả óc chó và hạt lanh cũng là đáp án không thể thiếu cho câu hỏi kinh nguyệt ra ít nên ăn gì. Đây là những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
Trắc nghiệm: Sự hiểu biết của bạn về kinh nguyệt
Kinh nguyệt có vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản, do đó nữ giới cần chủ động trang bị kiến thức để theo dõi và kiểm soát tình trạng sức khỏe. Bài trắc nghiệm sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về chu kỳ kinh nguyệt của bản thân.4. Uống gì để ra kinh nguyệt
Nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến tình trạng máu kinh ra ít. Chính vì vậy, bên cạnh “kinh nguyệt ra ít nên ăn gì”, một trong những câu hỏi được nhiều chị em đặt ra chính là “uống nước gì để tăng cường lượng kinh nguyệt”.
Dưới đây là một vài loại nước phổ biến mà chị em nên sử dụng để lượng máu kinh ra đều hơn.
- Nước lọc: Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, quá trình trao đổi chất, chuyển hóa dưỡng chất và đào thải độc tố diễn ra hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, hệ nội tiết hoạt động trơn tru hơn giúp điều hòa lượng kinh nguyệt và cân bằng lượng máu kinh.
- Nước ép đu đủ: Hormone estrogen được kích thích sản sinh nhiều hơn nhờ carotene có trong đu đủ, giúp tử cung co bóp mạnh mẽ hơn và từ đó hỗ trợ quá trình điều hòa kinh nguyệt.
- Nước gừng: Trong danh sách những loại nước giúp kinh nguyệt ra nhiều, nước gừng chính là đáp án được nhắc đến nhiều nhất. Loại củ này có khả năng làm tăng nhiệt độ cơ thể và thúc đẩy kỳ kinh ở phụ nữ. Ngoài ra, nước gừng còn có tác dụng giảm thiểu đau bụng kinh và hạn chế nguy cơ viêm nhiễm trong thời gian hành kinh.
5. Kinh nguyệt ra ít phải làm sao?
Như đã đề cặp về vấn đề “kinh nguyệt ra ít nên ăn gì ở trên”. Các chị em phụ nữ khi bị rối loạn kinh nguyệt nên chú ý đến chế độ ăn uống với đầy đủ dinh dưỡng, tránh đồ ăn chua, cay, nóng và giảm thiểu thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ mặn, không nên tiêu thụ trà đặc hay cà phê.
- Chị em cần tập thể dục thể thao điều độ, thường xuyên mà không quá sức, đồng thời bổ sung vitamin, khoáng chất và sắt để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
- Để ngăn ngừa viêm nhiễm, chị em cần vệ sinh vùng kín kỹ lưỡng, tránh dùng một miếng băng suốt cả ngày, không mặc quần áo quá chật, không nên tắm lâu và nên bỏ thói quen sử dụng sữa tắm để vệ sinh vùng kín.
- Căng thẳng, lo lắng và làm việc quá sức sẽ gây ức chế buồng trứng, ảnh hưởng đến nội tiết tố và làm giảm lượng kinh nguyệt, vì vậy mọi người cần tránh những yếu tố này để duy trì chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
Trên đây là tất cả các thông tin giải đáp thắc mắc kinh nguyệt ra ít nên ăn gì, uống gì. Khi gặp phải tình trạng này, chị em nên chủ động bổ sung các nguồn thực phẩm cần thiết như vitamin, khoáng chất…và hạn chế đồ ăn cay nóng, dầu mỡ nhằm giúp kinh nguyệt ổn định trở lại.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có Gói khám, sàng lọc bệnh lý phụ khoa cơ bản, hỗ trợ khách hàng phát hiện kịp thời các bệnh viêm nhiễm để dễ dàng điều trị với chi phí thấp. Gói khám cũng giúp sàng lọc, phát hiện sớm các loại ung thư phụ khoa như ung thư cổ tử cung.
Khi đăng ký Gói khám và sàng lọc bệnh lý phụ khoa cơ bản, Khách hàng sẽ được trải nghiệm các dịch vụ sau:
- Khám chuyên khoa Phụ khoa.
- Siêu âm tử cung và buồng trứng qua ngả âm đạo.
- Siêu âm tuyến vú hai bên.
- Các xét nghiệm gồm: test nhanh Treponema pallidum, test nhanh Chlamydia, lấy mẫu bệnh phẩm làm phiên đồ tế bào cổ tử cung – âm đạo, vi khuẩn nhuộm soi (dịch âm đạo nữ), xét nghiệm HPV genotype PCR bằng hệ thống tự động
- Tổng phân tích nước tiểu bằng máy tự động.
Đội ngũ y bác sĩ tại Vinmec không chỉ có trình độ chuyên môn cao, tận tụy mà còn hết lòng vì bệnh nhân. Các dịch vụ khám bệnh, tư vấn và điều trị đều được tiến hành một cách toàn diện và chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, đối với các trường hợp kinh nguyệt không đều khi có ý định sinh con, cả hai vợ chồng cần kiểm tra sức khỏe sinh sản từ 3-5 tháng trước khi mang thai để đảm bảo thai kỳ diễn ra khỏe mạnh.
Người vợ nên:
- Tiêm ngừa trước khi có thai, đặc biệt là với bệnh rubella, vì mắc rubella khi mang thai là một tình trạng rất nguy hiểm.
- Trước khi mang thai, chị em phụ nữ nên xét nghiệm gen để tầm soát các bệnh lý di truyền.
- Phụ nữ nên kiểm tra phụ khoa để phát hiện sớm tình trạng viêm nhiễm phụ khoa, tránh tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
- Đối với phụ nữ từ 35 tuổi trở lên, nếu chưa từng sinh con, việc kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai là rất quan trọng, vì mang thai ở độ tuổi này có thể gặp nhiều vấn đề như suy buồng trứng, sinh non, nguy cơ thai nhi bị dị tật, rau tiền đạo và tiền sản giật cao hơn.
Người chồng nên:
- Tiến hành kiểm tra sức khỏe sinh sản nhằm phát hiện các vấn đề như tinh trùng yếu, teo tinh hoàn, yếu sinh lý...
- Những bệnh lây nhiễm qua quan hệ tình dục, nhất là những bệnh không có cách chữa khỏi, vô cùng nguy hiểm.
- Vinmec hiện có nhiều chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho các cặp vợ chồng, phụ nữ mang thai và thai nhi, gồm các gói khám tiền hôn nhân cơ bản, gói khám tiền hôn nhân nâng cao, chương trình thai sản trọn gói. Vinmec có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, IVF, tế bào gốc, công nghệ Gen, có khả năng triển khai đồng bộ và toàn diện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiên tiến nhất hiện nay.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Video đề xuất:
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh: Nguyên nhân và cách điều trị