Tẩy nốt ruồi thường nhằm mục đích thẩm mỹ, tuy nhiên nếu như không có cách chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi tốt có thể gây nhiễm trùng và để lại sẹo... Cùng tìm hiểu kinh nghiệm chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi ngay sau đây.
1. Các phương pháp tẩy nốt ruồi
Với sự phát triển của y học, đặc biệt là ngành thẩm mỹ, có nhiều phương pháp tẩy nốt ruồi ra đời, cụ thể như:
- Mẹo dân gian;
- Tẩy nốt ruồi bằng laser;
- Đốt điện;
- Hoá chất;
- Tiểu phẫu (áp dụng với nốt ruồi có kích thước lớn, ăn sâu dưới da);
Các phương pháp tẩy nốt ruồi này cũng có những ưu nhược điểm khác nhau. Tuỳ thuộc vào cơ sở thực hiện mà cách thực hiện khác nhau.
2. Ý nghĩa của việc chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi
Tẩy nốt ruồi dù bằng phương pháp nào thì việc chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi cũng có ý nghĩa quan trọng. Nếu như bạn không có cách chăm sóc tốt, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của kỹ thuật. Thậm chí, nó còn có thể gây ra các biến chứng sau khi tẩy nốt ruồi như:
- Nhiễm trùng;
- Sẹo lồi;
- ...
Do đó, việc chọn các cách chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của phương pháp. Do đó, sau khi tẩy nốt ruồi, bạn đừng quên lắng nghe, ghi nhớ các tư vấn, lời dặn của bác sĩ để đảm bảo làn da sẽ trở lại bình thường.
3. Cách chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi
Khi đã biết được vai trò của việc chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi bạn sẽ chủ động hơn trong việc chăm sóc. Dưới đây là một số kinh nghiệm chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi, mời bạn tham khảo:
3.1. Không chà xát/ gãi
Sau khi tẩy nốt ruồi, ở giai đoạn mô liên kết đang liền, các niêm mạc, da non đang được sinh ra sẽ gây ra biểu hiện ngứa. Hơn nữa, vùng da vừa thực hiện tẩy nốt ruồi cũng khá nhạy cảm. Do đó, dù lựa chọn chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi bằng laser hay bất cứ phương pháp nào thì bạn cũng không nên gãi hay chà xát mạnh.
Việc gãi/ chà xát cũng có thể gây ra tình trạng tổn thương, trầy xước niêm mạc, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập gây nhiễm trùng. Hoặc nó cũng có thể khiến cho vết tẩy nốt ruồi lâu lành hơn, để lại sẹo.
3.2. Giữ vùng tẩy nốt ruồi khô tối thiểu 24h
Kinh nghiệm chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi đó chính là giữ cho vùng da này khô tối thiểu 24h. Tránh tiếp xúc với nước, hoá chất,.. để vết thương nhanh lành, tránh viêm, loét,...
3.3.Vệ sinh sạch vết thương
Cách chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi mà bạn không nên bỏ qua đó là giữ cho vết thương sạch sẽ. Bạn có thể vệ sinh, sát khuẩn vùng da này bằng dung dịch Natri clorid 0, 9% hoặc cồn 60 độ,... để sát khuẩn giúp vết thương nhanh lành.
Tốt nhất để ngăn chặn nguy cơ bị viêm là thường xuyên vệ sinh sát khuẩn quanh vết thương, hỗ trợ loại bỏ tối đa sự tích tụ của vi khuẩn, tế bào chết hay chất nhờn khiến da lâu lành.
3.4. Thay/ gỡ băng theo hướng dẫn của bác sĩ
Thông thường, băng gạc sẽ được dùng để che chắn vùng da sau khi tẩy nốt ruồi. Do đó, bạn chú ý thay/ gỡ băng đúng cách theo hướng dẫn để tránh gây tổn thương trên da. Băng gạc cần thay sạch để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công sau khi tẩy nốt ruồi.
4. Tẩy nốt ruồi xong nên bôi gì?
Sau khi tẩy nốt ruồi, bạn sẽ được kê các loại thuốc để hỗ trợ vết thương nhanh liền sẹo, để đạt được hiệu quả thẩm mỹ cao nhất. Do đó khi chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi, bạn cũng cần chú ý. Vậy tẩy nốt ruồi xong cần bôi gì?
4.1. Thuốc sát khuẩn
Sau khi tẩy nốt ruồi, vùng da này dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Vì thế, bác sĩ thường kê cho bạn thuốc sát khuẩn. Do đó, bạn cần dùng theo hướng dẫn của bác sĩ để vết thương nhanh phục hồi. Các thuốc sát khuẩn đều nên chủ động dùng theo hướng dẫn, không nên tự ý dùng.
4.2. Kem / thuốc thúc đẩy tái tạo da
Cách chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi, bạn có thể bôi các thuốc/ kem bôi tái tạo da. Một số loại thuốc có công dụng tái tạo da, giúp kích thích tăng sinh collagen tự nhiên, giúp vết thương sau tẩy nốt ruồi nhanh lành.
4.3. Bôi kem chống nắng
Bôi kem chống nắng giúp da bạn tránh khỏi sự tác động của tia UV. Theo đó, tia UV có thể khiến cho da bạn bị thâm, sạm màu do ảnh hưởng của hắc sắc tố melanin.
5. Say tẩy nốt ruồi nên ăn gì và kiêng gì?
Chế độ dinh dưỡng cũng có ảnh hưởng nhất định trong quá trình chăm sóc da sau tẩy nốt ruồi. Bởi nó có thể giúp da nhanh phục hồi đạt hiệu quả thẩm mỹ.
Những thực phẩm nên ăn sau khi tẩy nốt ruồi gồm:
- Vitamin A (gấc, cà chua, bí đỏ,...);
- Vitamin C: cam, quýt, bưởi, kiwi...;
- Vitamin E: dầu oliu, hướng dương...;
- Kẽm: nấm, hạt bí,...;
- Omega – 3: óc chó, cá hồi....;
- ...
Sau khi tẩy nốt ruồi không nên ăn các thực phẩm như:
- Rau muống;
- Trứng gà;
- Thịt gà;
- Thịt bò;
- Hải sản;
- Đồ nếp;
- ...
Trên đây là một số kinh nghiệm chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng các thông tin này có thể giúp bạn nắm được cách chăm sóc và xây dựng chế độ dinh dưỡng giúp phục hồi da một cách hiệu quả.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.