Kiến thức cần biết khi chăm trẻ sinh non

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ân - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Hệ lụy của trẻ sinh non hay còn gọi là sinh thiếu tháng thường là nhẹ cân, sức đề kháng yếu, suy dinh dưỡng gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Vì vậy việc chăm sóc trẻ và dinh dưỡng cho trẻ sinh non đóng vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng biết chăm sóc trẻ đúng cách.

1. Chăm trẻ sinh non đúng cách

1.1 Nuôi trẻ sinh non đúng cách

Trong tuần đầu tiên sau khi sinh, trẻ sơ sinh sẽ được giữ trong lồng ấp, sau đó được kiểm tra nhiệt độ, theo dõi nhịp tim và nồng độ oxy trong máu thông qua các thiết bị hiện đại tân tiến nhất. Thời gian bé nằm trong lồng ấp thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.

Nhiều bé sinh thiếu tháng không thể bú sữa mẹ. Đối với trường hợp này, chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ sinh non bằng cách truyền tĩnh mạch. Khi bé đã đủ khỏe để bú, các bé sẽ được cho bú mẹ hoặc bú bình ( trường hợp không thể bú mẹ hoặc đổ thìa ) như các trẻ khác.

Bên cạnh đó, các bé sinh non phải thở oxy nếu phổi của bé chưa thật sự phát triển đầy đủ. Tùy thuộc vào tình trạng của bé mà sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau như:

  • Cho bé sử dụng máy thở;
  • Điều chỉnh áp suất không khí để giữ cho đường thở không bị tắc nghẽn;
  • Cho bé sử dụng liệu pháp thở oxy bằng thiết bị cung cấp oxy được trùm quanh đầu bé.

Nhìn chung, các bé sinh non có thể xuất viện khi:

  • Đã có khả năng bú sữa mẹ;
  • Có thể tự thở mà không cần các thiết bị hỗ trợ;
  • Có thể tự duy trì nhiệt độ và trọng lượng cơ thể.

Trắc nghiệm: Thế nào là trẻ sơ sinh non tháng?

Trẻ sơ sinh non tháng rất cần được chăm và điều trị thật tốt để giúp giảm nguy cơ gặp phải các di chứng về tinh thần, vận động và sự phát triển sau này. Cùng theo dõi bài trắc nghiệm dưới đây để có thể nhận biết trẻ sơ sinh non tháng và có thêm kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng tốt nhất cho trẻ.

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

Ma Văn Thấm
Ma Văn Thấm
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Nhi
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

1.2 Nuôi trẻ sinh non khi cho con bú

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cho trẻ sinh non nói riêng và trẻ sơ sinh nói chung tốt nhất. Nếu bé không bú tốt thì bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc vắt sữa mẹ đổ thìa hoặc cho vào bình và cho bé bú thay vì cho bé bú trực tiếp. Việc vắt sữa mẹ và bảo quản đúng cách rất hữu ích vì người thân có thể cho bé bú thay bạn nếu bạn bận việc hoặc bị bệnh.Trong trường hợp con uống sữa công thức thay sữa mẹ thì bạn phải lựa chọn những loại sữa phù hợp bé sinh non. Để nuôi trẻ sinh non đúng cách, bạn nên biết thông tin về loại sữa này qua sự tham vấn của bác sĩ. Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị bạn cho bé dùng sữa có chứa nhiều vitamin và chất sắt nhằm giúp con yêu phát triển khỏe mạnh.Chăm sóc trẻ sinh thiếu tháng cũng có thể cần bổ sung thêm chất sắt vì trẻ sinh thiếu tháng không có nhiều chất sắt được lưu trữ trong cơ thể như bé sinh đủ tháng. Sau khoảng 4 tháng dùng thuốc, bé sẽ có đủ lượng chất sắt như yêu cầu.

1.3 Cho trẻ sinh non ngủ nhiều hơn

Một trong những lưu ý cho việc chăm sóc trẻ thiếu tháng đúng cách là quan tâm đến thời gian ngủ.


Cho trẻ sinh non ngủ nhiều hơn
Cho trẻ sinh non ngủ nhiều hơn

Mặc dù trẻ sinh non ngủ nhiều giờ mỗi ngày hơn bé sinh đủ tháng nhưng thời gian ngủ lại ngắn hơn. Tất cả trẻ sơ sinh phải nằm ngửa khi ngủ chứ không phải nằm sấp, kể cả trẻ sinh non tháng. Cho bé nằm nệm cứng và không có gối. Nằm sấp và ngủ trên 1 tấm nệm mềm có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Hội chứng này gây ra cái chết đột ngột và không giải thích được, xảy ra ở bé dưới 1 tuổi (thường là khi bé ngủ).

1.4. Kiểm tra thị giác của bé

Tật lé mắt thường gặp ở trẻ sinh non. Vấn đề này thường tự biến mất khi bé lớn lên. Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ chuyên khoa mắt nếu bé gặp phải vấn đề này. Ngoài ra, bé sinh non cũng dễ mắc phải bệnh lý võng mạc (ROP). Bệnh này khiến các mạch máu nhỏ trong mắt phát triển bất thường, xảy ra ở các bé sinh ở tuần thứ 32 của thai kỳ hoặc sớm hơn. Nếu bé bị bệnh võng mạc, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên đưa bé đi kiểm tra mắt thường xuyên hơn.

2. Dinh dưỡng cho trẻ sinh non

2.1. Bổ sung vitamin và sắt

Sữa mẹ cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ. Tất cả trẻ bú mẹ cần uống vitamin D và từ 6 tháng trở đi, bé cần được bổ sung fluor để phòng sâu răng. Ngoài sữa mẹ và sữa công thức, khi chăm sóc trẻ sinh thiếu tháng bạn cần bổ sung cho trẻ dinh dưỡng nhiều hơn so với trẻ sinh đủ tháng.

Ngoài ra, khi nuôi trẻ sinh non thiếu tháng các mẹ nhớ chia số lần bú cho trẻ sơ sinh làm 8-12 lần/ngày. Nếu trẻ không bú được thì phải đổ thìa hay bằng ống thông dạ dày, trẻ dưới 32 tuần cần cho ăn bằng ống thông. Nếu trẻ bú được thì cho bú nhiều lần trong ngày theo nhu cầu của trẻ. Thông thường, khi nuôi trẻ sinh non thiếu tháng bạn cần được uống thêm sắt và vitamin. Sắt được khuyến cáo sử dụng trong 1 năm và không uống cùng với sữa.

2.2. Lượng sữa cần thiết cho trẻ sinh non

Đối với dinh dưỡng trẻ thiếu tháng, mỗi lần cho bé ăn nên cho ăn cách khoảng 1 giờ rưỡi đến 2 giờ đồng hồ một lần và khoảng cách này sẽ được tăng khi trẻ lớn hơn:

  • Trẻ 1,5kg cách 1,5 giờ.
  • Trẻ 2 kg cách 2 giờ.
  • Trẻ 3 kg cách 3 giờ .

Với những trường hợp mẹ không đủ sữa cho bé bú thì nên cho trẻ ăn thêm sữa bột dành cho trẻ non tháng, lượng sữa chỉ nên cho khoảng 1/3 nhu cầu hàng ngày của trẻ và giảm dần đến khi mẹ đủ sữa hoàn toàn (ví dụ trẻ ăn 150ml sữa chỉ nên cho 50ml sữa bột).

Tuyệt đối mẹ không nên cho trẻ bú bình vì trẻ sẽ quen với bình sữa và từ chối bú mẹ, điều này sẽ làm cho việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ gặp vất vả và khó khăn. Khi trẻ được tròn 6 tháng tuổi sinh nên tập cho trẻ ăn dặm với nguyên tắc: Từ ít đến nhiều, từ mềm đến cứng, từ loãng đến đặc và theo dõi sự tiêu hóa của trẻ.

2.3. Tránh bổ sung sữa công thức

Dinh dưỡng cho trẻ thiếu tháng trong 4-6 tuần đầu sau sinh là giai đoạn quan trọng nhất để tạo dựng nguồn sữa mẹ. Cố gắng không cho bé ăn thêm sữa ngoài trong thời gian này. Cho bé sinh non bú là điều không dễ dàng nhưng các mẹ thường có thể bắt đầu cho con bú vài ngày hay vài tuần sau khi sinh.


Cho trẻ bú nhiều hơn, tránh bổ sung sữa công thức
Cho trẻ bú nhiều hơn, tránh bổ sung sữa công thức

Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bé không tăng cân tốt. Sau 6 tuần cho con bú, khi nguồn sữa mẹ đã ổn định, bạn có thể cho bé bú sữa mẹ vắt vào chai hay bú sữa công thức để con làm quen với việc bú bình.

Bên cạnh đó, bạn không thể bỏ qua vấn đề tiêm ngừa nếu muốn chăm sóc trẻ sinh non đúng cách.

Bé sinh thiếu tháng nên được tiêm ngừa ở cùng độ tuổi với bé sinh đủ tháng. Con cần được tiêm 2 mũi tiêm ngừa đầu tiênlaoviêm gan siêu vi B. Đối với trẻ non tháng cân nặng > 2000g, trẻ sẽ được chích ngừa ngay khi xuất viện hoặc lúc bắt đầu 2 tháng tuổi, với trẻ cân nặng nhỏ hơn 2000g, sẽ được chích ngừa lúc 2 tháng tuổi. Ngoài ra còn những vấn đề khác cần theo dõi và khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ nhi khoa hoặc sơ sinh...

Cha mẹ có thể tham khảo thông tin về các loại vắc-xin tiêm chủng, trong đó có vắc-xin viêm gan B để tiêmphòng đầy đủ cho trẻ từ 0 - 15 tháng tuổi.

Để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ sơ sinh hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe