Rạch tầng sinh môn là một trong những thủ thuật được thực hiện với mục đích em bé được sinh ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên, kỹ thuật cắt và khâu tầng sinh môn ảnh hưởng không nhỏ đến việc lành vết thương của sản phụ.
1. Kỹ thuật cắt tầng sinh môn
Cắt tầng sinh môn là một trong những thủ thuật được thực hiện khi sản phụ khó sinh hoặc thai nhi quá to, nhằm giúp cho em bé được sinh ra dễ dàng hơn, tránh những biến chứng có thể xảy ra như rách tầng sinh môn không chủ động. Những trường hợp được chỉ định cắt tầng sinh môn như:
- Tầng sinh môn hẹp, cứng và dày. Phù nề do chuyển dạ kéo dài hay thăm khám nhiều lần;
- Mẹ có mắc bệnh lý như suy tim, cao huyết áp, tiền sản giật;
- Thai to hoặc đầu to;
- Ngôi thai bất thường: ngôi mặt, ngôi mông;.
- Thai non tháng và có nguy cơ ngạt.
Do đó, bác sĩ sẽ chủ động cắt tầng sinh môn cho sản phụ. Các bước cắt tầng sinh môn bao gồm:
1.1 Sát trùng và gây tê
Trước khi cắt tầng sinh môn, sản phụ sẽ được sát trùng vùng âm hộ tầng sinh môn. Sau đó gây tê vùng tầng sinh môn bằng Lidocan 2% 2ml và pha với 3ml nước cất. Nếu người bệnh được gây tê ngoài màng cứng đã giảm đau rồi thì không cần thiết phải gây tê tại chỗ.
1.2 Xác định vị trí cắt
Thủ thuật cắt tầng sinh môn thường được cắt chếch 45 độ tại vị trí 7 giờ. Vị trí không cắt tầng sinh môn như:
- Không cắt vị trí 9 giờ vì đây là vùng tổ chức dễ chảy máu như tuyến Bartholin, các tổ chức xốp vùng âm hộ.
- Đường giữa: tránh nút thớ trung tâm vùng sinh môn, cơ thắt hậu môn và trực tràng.
Thông thường cắt tầng sinh môn bên phải của sản phụ, chỉ cắt 1 bên bên và không cần thiết phải cắt 2 bên. Cắt tầng sinh môn sẽ cắt các cơ thắt âm hộ, cơ ngang nông và sâu, bên ngoài là thành âm đạo và da vùng tầng sinh môn. Không cắt sâu tới cơ nâng hậu môn.
Trắc nghiệm: Chỉ khâu tầng sinh môn sẽ tự tiêu sau bao lâu?
Khâu tầng sinh môn sau sinh bằng đường âm đạo là thủ thuật sản khoa đơn giản nhanh chóng, nhẹ nhàng. Chỉ tự tiêu khâu tầng sinh môn là loại chỉ khâu tầng sinh môn cho sản phụ sau sinh, sẽ tự biến mất sau 1 thời gian. Nhiều chị em thắc mắc không biết “chỉ khâu tầng sinh môn sẽ tự tiêu sau bao lâu?”. hãy cùng trả lời nhanh 3 câu hỏi trắc nghiệm sau.1.3 Tiến hành cắt tầng sinh môn
Sản phụ được nằm ở tư thế đẻ thường. Tầng sinh môn được cắt trong cơn co tử cung khi tầng sinh môn và âm hộ phồng căng hoặc khi kéo forceps, giác hút. Sử dụng một kéo thẳng và sắc cắt chéo 45 độ từ mép sau của âm hộ. Mức độ cắt cần thiết có thể từ 2-4 cm, tùy thuộc vào tình hình lúc đó.
2. Khâu tầng sinh môn
Sau khi em bé đã được đưa ra ngoài thì bác sĩ sẽ vệ sinh khu vực tầng sinh môn, đảm bảo vô khuẩn trước khi khâu. Đảm bảo rau thai không còn sót trong tử cung và tử cung co hồi tốt, kiểm tra lại toàn trạng, mạch nhiệt độ, huyết áp cho sản phụ. Sau đó bắt đầu khâu từng lớp của tầng sinh môn lại.
- Lớp âm đạo: khâu bằng chỉ tự tiêu, khâu từ trong ra ngoài hai mép vết khâu khớp nhau nhằm tránh để lại khe hở.
- Lớp cơ: là lớp gần da, cần được khâu khép kín để tránh tạo ra lỗ hổng ở giữa lớp da và lớp cơ.
- Lớp da: khâu bằng chỉ nylon, khâu tương tự như 2 lớp âm đạo và lớp cơ.
Sau đó vệ sinh lại vết khâu và vùng âm hộ cho sản phụ. Vết khâu lớp da sẽ được cắt chỉ sau 3-5 ngày, tùy thuộc vào tình trạng vết thương.
3. Chăm sóc tầng sinh môn
Sau khi sinh, sản phụ sẽ cảm thấy đau nơi vết cắt tầng sinh môn, và được sử dụng thuốc giảm đau, cùng với thuốc kháng sinh. Vì tầng sinh môn rất gần với hậu môn, đây là nơi chứa nhiều vi khuẩn. Do đó vết cắt tầng sinh môn rất dễ bị nhiễm trùng. Vì vậy, việc vệ sinh tầng sinh môn là điều quan trọng, cần thiết đối với các sản phụ sau sinh.
Một số biện pháp chăm sóc bao gồm:
- Giữ vệ sinh sạch sẽ vùng kín, rửa bằng nước ấm ngày 3 lần, và đặc biệt sau mỗi lần đi vệ sinh;
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái và đồ lót sạch sẽ;
- Vận động nhẹ nhàng hay tập một số bài vật lý trị liệu giúp máu lưu thông, vết thương mau lành;
- Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi vết thương lành hẳn.
Cắt tầng sinh môn là một thủ thuật được thực hiện giúp em bé được sinh ra an toàn và đảm bảo mẹ ít xảy ra biến chứng. Kỹ thuật cắt và khâu ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng lành vết thương của sản phụ. Sau khi sinh, sản phụ cần vệ sinh sạch sẽ để ngăn ngừa một số biến chứng có thể xảy ra. Nếu thấy một số dấu hiệu như đau và chảy máu vết rách, sốt, hay âm đạo có mùi hôi,... thì cần thông báo ngay với bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Video đề xuất:
Hướng dẫn tắm cho trẻ sơ sinh an toàn, đúng cách
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.