Khi nào trẻ đủ lớn để đeo kính áp tròng?

Việc đeo và chăm sóc kính áp tròng là một trách nhiệm nghiêm trọng và cần có thời gian học để xử lý tốt. Con bạn cần rửa sạch kính áp tròng mỗi khi đeo và rửa tay trước khi đeo kính, nếu không trẻ có thể bị nhiễm trùng mắt hoặc nghiêm trọng hơn. Vậy, có nên cho trẻ đeo kính áp tròng và khi nào trẻ đủ lớn để có thể đeo loại kính này?

1. Khi nào đeo kính áp tròng cho trẻ?

Không có quy tắc thiết lập nào với trẻ em và kính áp tròng. Phần lớn phụ thuộc vào trách nhiệm của con bạn và cần có sự hỗ trợ của cha mẹ. Trẻ em dưới 8 tuổi có thể sử dụng kính áp tròng. Nhưng có một số thanh thiếu niên lớn tuổi có thể còn quá non nớt để có thể tự chăm sóc bản thân cũng như kính áp tròng. Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc mắt thường sẽ không tư vấn tiếp xúc cho trẻ em dưới 12 tuổi. Đó là bởi vì rủi ro thường lớn hơn lợi ích đối với những trẻ này.

Một số lợi ích của kính áp tròng bao gồm tầm nhìn bên (ngoại vi) tốt hơn. Điều này rất hữu ích cho thể thao. Nó cũng hữu ích cho việc lái xe, nếu con bạn đủ lớn để lái xe. Trong một số trường hợp, kính áp tròng có thể mang lại chất lượng thị lực tốt hơn kính đeo mắt. Các nghiên cứu cũng cho thấy khả năng tự nhận thức của trẻ được cải thiện khi đeo kính áp tròng thay vì đeo kính.

Kính áp tròng có những lợi ích riêng của sản phẩm này, nhưng con bạn có thể chưa sẵn sàng cho việc phải tự chăm sóc kính áp tròng. Vấn đề thường là do vệ sinh kém. Nếu sử dụng, bạn cần hướng dẫn và theo dõi để con bạn làm theo lời khuyên của bác sĩ về cách vệ sinh kính áp tròng đúng cách. Một số quy tắc cơ bản để con bạn tuân theo bao gồm:

  • Rửa tay trước khi lau hoặc lắp kính áp tròng vào mắt.

Rửa sạch tay trước khi tiến hành đeo kính áp tròng cho trẻ
Rửa sạch tay trước khi tiến hành đeo kính áp tròng cho trẻ

  • Làm sạch và rửa kính áp tròng của con theo chỉ dẫn. Chỉ sử dụng các sản phẩm được tư vấn bởi nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc mắt.
  • Không bao giờ để kính áp tròng vào nước hoặc nước bọt.
  • Không đeo kính áp tròng lâu hơn quy định.
  • Không bao giờ đeo kính áp tròng của người khác.
  • Không bao giờ đặt kính áp tròng vào mắt đang bị đỏ.
  • Tháo kính áp tròng nếu mắt bị ngứa, rát hoặc đỏ và bị kích ứng. Trong trường hợp này, bạn cần đưa trẻ đến cơ sở Y tế để khám và điều trị.
  • Không đi ngủ với kính áp tròng.
  • Kính áp tròng dùng một lần hàng ngày có giá đắt hơn, nhưng lại là sản phẩm có thể làm giảm một số rủi ro khi đeo kính áp tròng.

Trong một số trường hợp, trẻ nhỏ và thậm chí trẻ sơ sinh có thể cần kính áp tròng. Trong những trường hợp này, cha mẹ hoặc người chăm sóc phải quản lý việc đặt kính áp tròng vào mắt trẻ và chăm sóc kính áp tròng.

Các chuyên gia khuyến rằng, trước khi đeo kính áp tròng, trẻ cần được một chuyên gia chăm sóc mắt đánh giá loại điều chỉnh thị lực mà trẻ cần. Ngoài ra, khả năng và mức độ trưởng thành của trẻ phải được tính đến khi cân nhắc về các loại kính áp tròng. Các thói quen ăn mặc và chăm sóc cá nhân có thể phụ thuộc vào loại kính áp tròng được chỉ định, loại vấn đề thị lực đang cần được khắc phục và đặc điểm hóa học mắt của trẻ.

Việc chăm sóc kính áp tròng giờ đây trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn bao giờ hết. Việc đeo kính áp tròng đã trở thành một lựa chọn khả thi đối với nhiều trẻ em. Chăm sóc kính áp tròng cơ bản bao gồm làm sạch, rửa, khử trùng và bảo quản bằng dung dịch đặc biệt. Dung dịch này giúp ống kính luôn sạch sẽ và không có vi khuẩn. Cả cha mẹ và trẻ nên làm theo hướng dẫn chính xác từ chuyên gia chăm sóc mắt.


Trẻ cần phải có chuyên gia chăm sóc mắt đánh giá loại điều chỉnh thị lực mà trẻ cần
Trẻ cần phải có chuyên gia chăm sóc mắt đánh giá loại điều chỉnh thị lực mà trẻ cần

Hầu hết kính áp tròng dành cho đối tượng trẻ em không được sử dụng trong khi ngủ. Và hầu hết các loại kính áp tròng được sử dụng để thay thế cho kính, chỉ cung cấp hiệu chỉnh quang học cho thị lực mờ. Tuy nhiên, có một số loại kính áp tròng đặc biệt có thể mang lại những lợi ích khác hoặc có thể làm tăng thêm mối lo ngại. Ví dụ:

  • Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug Administration) đã phê duyệt kính áp tròng đầu tiên để làm chậm sự tiến triển của bệnh cận thị ở trẻ em. Trẻ em sẽ bắt đầu đeo kính áp tròng trong độ tuổi từ 8 đến 12 tuổi. Tuy nhiên, loại kính áp tròng này là loại “dùng một lần hàng ngày” chỉ được đeo trong khi thức giấc và vứt bỏ vào mỗi buổi tối.
  • Một số loại kính áp tròng có thể được đeo khi ngủ. Những kính áp tròng này, có thể mềm hoặc cứng, về cơ bản có nguy cơ nhiễm trùng mắt nặng hơn và có thể dẫn đến mất thị lực. Có một loại kính áp tròng cứng (kính áp tròng điều trị tật khúc xạ - Orthokeratology Lens) được đeo trong khi ngủ nhằm mục đích làm mờ một chút giác mạc để tạm thời làm giảm độ cận thị. Loại kính áp tròng này thường được đeo mỗi đêm khi ngủ nhưng được tháo ra vào buổi sáng và để bệnh nhân cận thị tạm thời nhìn rõ hơn mà không cần đeo kính hoặc kính áp tròng. Tuy nhiên, có một số rủi ro gia tăng khi đeo loại kính áp tròng cứng này.
  • Kính áp tròng mỹ phẩm (Decorative contact lenses) có thể mang lại cho mắt một vẻ ngoài thẩm mỹ hơn và có thể có hoặc không có chức năng điều chỉnh thị lực. Tuy nhiên loại kính áp tròng này vẫn là thiết bị y tế, cần có đơn thuốc của bác sĩ và có những rủi ro tương tự như các loại kính áp tròng khác. Những rủi ro này có thể tăng lên nếu kính áp tròng được mua trực tuyến.

Kính áp tròng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và suy giảm thị lực mắt
Kính áp tròng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và suy giảm thị lực mắt

2. Các rủi ro về kính áp tròng

Nếu bạn đang nghĩ về việc sử dụng kính áp tròng cho con mình, bạn có thể muốn xem con bạn xử lý các trách nhiệm khác như thế nào, đặc biệt là vệ sinh cá nhân. Các hành vi phổ biến có thể dẫn đến thương tích bao gồm đeo kính áp tròng của trẻ khác; sử dụng nước bọt để làm ẩm kính áp tròng; không tuân thủ chỉ dẫn của chuyên gia chăm sóc mắt; và đeo kính áp tròng mỹ phẩm được mua mà không có đơn thuốc từ bác sĩ như từ chợ trời, cửa hàng mỹ phẩm, internet và các nguồn khác.

Trên thực tế, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Pediatrics, khoảng 13.500 (hoặc 1/4) trong số hơn 70.000 trẻ em đến phòng cấp cứu mỗi năm vì chấn thương và biến chứng do các thiết bị y tế có liên quan đến kính áp tròng. Các vấn đề từ kính áp tròng bao gồm nhiễm trùng và trầy xước mắt, có nghĩa là mắt của trẻ có thể bị bầm tím do kính áp tròng.

Nguy cơ nghiêm trọng nhất là bị loét (nhiễm trùng nặng) giác mạc, đây là phần trước của mắt giúp bảo vệ mắt khỏi vi trùng, bụi và các vật chất có hại khác. Các vết loét rất hiếm gặp, nhưng nếu không được điều trị và kiểm soát nhanh chóng có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn. Không thực hiện các biện pháp phòng ngừa an toàn cần thiết có thể làm tăng rất nhiều nguy cơ bị loét. Các chuyên gia chăm sóc mắt không khuyến nghị đeo kính giãn tròng (loại kính áp tròng có thể đeo qua đêm hoặc trong khi ngủ) cho trẻ em và thanh thiếu niên vì chúng có thể làm tăng tỷ lệ loét giác mạc.

Một điểm khác cần xem xét là trẻ bị dị ứng theo mùa thường không phải là đối tượng lý tưởng để có thể đeo kính áp tròng. Kính áp tròng có thể khiến trẻ tăng ngứa và bỏng rát do dị ứng.


Trẻ bị dị ứng theo mùa thường không thích hợp để đeo kính áp tròng
Trẻ bị dị ứng theo mùa thường không thích hợp để đeo kính áp tròng

3. Có nên cho trẻ đeo kính áp tròng đi bơi?

Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC), nước có thể khiến kính áp tròng mềm bị thay đổi hình dạng và dính vào mắt. Điều này gây khó chịu và có thể làm xước giác mạc, khiến vi trùng dễ xâm nhập vào mắt và gây nhiễm trùng.

Có nhiều loại vi trùng khác nhau trong nước có thể gây nhiễm trùng mắt, nhưng một loại vi trùng đặc biệt nguy hiểm, một trong số đó có tên là Acanthamoeba, thường được tìm thấy trong nước máy, nước hồ, nước giếng và các nguồn nước khác. Loại vi trùng này có thể gây ra bệnh nhiễm trùng mắt rất nặng được gọi là viêm giác mạc do Acanthamoeba, thường rất đau và khó điều trị, đôi khi cần điều trị kéo dài tới 6-8 năm hoặc hơn. Mặc dù hiếm gặp, loại nhiễm trùng này có thể dẫn đến việc phải ghép giác mạc hoặc mù lòa.

Đối với trẻ đeo kính áp tròng, nên tháo kính áp tròng trước khi tắm, bơi lội hoặc sử dụng bồn nước nóng và không bao giờ được rửa hoặc cất kính áp tròng trong nước. Điều quan trọng là phải rửa tay và lau khô tay trước khi xử lý kính áp tròng, và làm sạch hộp đựng kính áp tròng bằng dung dịch thay vì nước để tránh làm nhiễm vi trùng có trong nước.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com, fda.gov, verywellhealth.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe