Táo bón không chỉ là bệnh ở đường ruột mà còn xuất phát từ nguyên nhân thuộc não bộ, nội tiết, thần kinh và hệ miễn dịch của người bệnh. Với quan điểm toàn diện này, GS Mario Pescatori – chuyên gia phẫu thuật hậu môn trực tràng được Hội đồng châu Âu công nhận – đang thực hiện khám và chữa bệnh táo bón theo phương pháp mới tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec.
Từ 5 tuần nay, chị Nguyễn Thanh Hải (30 tuổi, ở Hà Nội) không ăn không ngủ được, luôn căng thẳng bởi những cơn đau do bệnh táo bón gây ra. Phải sau 3 lần làm thụ tinh ống nghiệm, chị mới có được tin vui. Vậy mà giờ đây khi đang mang thai ở tuần thứ 26, chị nhất quyết muốn bỏ vì những cơn đau nói trên vượt quá sức chịu đựng của chị. Mặc dù chị đi khám ở 2 bệnh viện, uống thuốc nhuận tràng theo chỉ định của bác sĩ, thậm chí thụt tháo bằng thuốc, nhưng cũng không có tác dụng.
Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec đã tư vấn, điều trị táo bón thành công cho cho nhiều phụ nữ mang thai bị táo bón.
Khi đến bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec, chị đã được GS Mario Pescatori – Phụ trách Phòng khám và điều trị táo bón của bệnh viện, cùng nhiều bác sĩ các chuyên khoa sản, thần kinh, nội tiết, tâm lý, miễn dịch ... hội chẩn và đưa ra phác đồ điều trị. Bác sĩ dinh dưỡng cũng tư vấn cho chị chế độ phù hợp và tăng cường vận động. Bác sĩ tiêu hóa hướng dẫn cách rặn khi đại tiện cho hiệu quả. Người bệnh cũng được hỗ trợ giảm đau. Chuyên gia tâm lý cùng trò chuyện để giải tỏa bớt căng thẳng cho chị. Kết quả là sau 1 ngày, kết hợp tất cả những hướng điều trị như trên, chị Hải đã “giải phóng” được nỗi sợ bệnh táo bón. Chị cũng yên tâm dưỡng thai chờ ngày mẹ tròn con vuông.
Trong trường hợp bệnh nhân táo bón cần phẫu thuật, Vinmec sẽ ưu tiên chọn các thủ thuật ít xâm lấn hoặc các kỹ thuật truyền thống an toàn.
GS Mario Pescatori cho biết: “Đây là trường hợp táo bón phức tạp được các bác sĩ ở Phòng khám Táo bón, phối hợp với các chuyên khoa cùng thăm khám trong buổi hội chẩn vào chiều thứ 4 hàng tuần tại Vinmec điều trị thành công. Là chuyên gia trong lĩnh vực hậu môn – trực tràng hơn 30 năm, kinh nghiệm điều trị của GS Mario cho thấy: Điều trị táo bón bằng thuốc nhuận tràng có thể gây ra tác dụng phụ gây hại cho hệ thần kinh ruột. Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị táo bón thành công bằng phẫu thuật không vượt quá 20%. Kèm theo đó, cắt một phần ruột cũng có thể gây biến chứng hậu phẫu. Vì thế, thay vì khám táo bón bằng chỉ tìm ra một bộ phận bị suy giảm chức năng, Vinmec tiếp cận xem xét căn bệnh này toàn diện dưới nhiều góc độ. Quá trình thăm khám chuyên sâu cho bệnh nhân tại đây sẽ có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn, nhưng đem lại hiệu quả và an toàn hơn. Chúng tôi sẽ liên kết các yếu tố, hội chẩn bác sĩ từ nhiều chuyên khoa để tìm ra bệnh nhân bị táo bón có phải là do sau khi bị chấn động tâm lý (do vừa mất việc làm hay người thân qua đời); do tuyến giáp ngừng hoạt động, hay thiếu hụt chức năng thần kinh ở đoạn trực tràng cuối... Bệnh nhân được thăm khám ít xâm lấn và không đau bằng đo áp suất vùng hậu môn, siêu âm trực tràng, nhằm đưa ra chẩn đoán chính xác”.
Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec đã tư vấn, điều trị táo bón thành công cho cho nhiều phụ nữ mang thai bị táo bón.
GS Mario cho biết thêm: Nếu người bệnh trên 45 tuổi bị táo bón, điều đầu tiên phải làm là nội soi đại tràng để sàng lọc loại trừ ung thư. Quá trình điều trị táo bón thông qua điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, tư vấn tâm lý và tập phục hồi chức năng sàn chậu cho các nhóm cơ quanh vùng hậu môn trực tràng. Các phương pháp điều trị không đau cho người bệnh cũng đa dạng như: Phản hồi sinh học (BIOFEED-BACK), kích điện tại chỗ hậu môn trực tràng , kết hợp với châm cứu và y học cổ truyền . Trong trường hợp cần phẫu thuật, bệnh viện ưu tiên chọn các thủ thuật ít xâm lấn như cắt bán phần cơ mu trực tràng trong chứng co thắt cơ mu trực tràng; các kỹ thuật truyền thống an toàn như sửa chữa sa trực tràng.
Táo bón đang ngày càng trở nên phổ biến. Bệnh do nhiều yếu tố gây ra, trong đó phổ biến nhất là: Sử dụng thực phẩm đã qua chế biến; Hàm lượng chất xơ thấp; Tâm lý căng thẳng và hay lo lắng gây ra co thắt đại tràng; Bữa ăn trưa vội vàng do lịch làm việc dày đặc; Tư thế ngồi bệt thay vì ngồi xổm khi đại tiện. Ở phụ nữ mang thai, do sự chèn ép của thai nhi vào đại tràng và trực tràng có thể dẫn đến táo bón. Bệnh không chỉ là biểu hiện ở số lần đại tiện ít hơn 3 lần/tuần mà còn phải rặn gắng sức khi đại tiện. Táo bón còn gây ra một vài bệnh lý khác như: Sa trực tràng, sa niêm mạc trực tràng, sa âm đạo và cổ tử cung, sa bàng quang, sa ruột và bệnh trĩ. Rặn khi đại tiện có thể gây tổn hại các dây thần kinh thẹn khi bị kéo giãn và gây ra đại tiện không tự chủ.
Định kỳ 2h chiều thứ 4 hàng tuần, GS Mario Pescatori - chuyên gia hàng đầu châu Âu trong lĩnh vực hậu môn trực tràng - sẽ có buổi hội chẩn các ca bệnh táo bón phức tạp tại Vinmec. Đây là buổi hội chẩn đa chuyên khoa, có sự tham gia của những chuyên gia, bác sĩ khác trong lĩnh vực Nội – ngoại Tiêu hóa, Nội thần kinh, Sản khoa, Nội tiết, Chẩn đoán hình ảnh, Dinh dưỡng, Phục hồi chức năng, Tâm lý ... đang làm việc tại Vinmec nhằm đưa ra giải pháp điều trị tối ưu cho người bệnh. Các bác sĩ từ tất cả các bệnh viện trong và ngoài nước có thể gửi bệnh nhân hoặc bệnh án của người bệnh mắc bệnh tiêu hóa tới tham gia hội chẩn. Người bệnh quan tâm có thể tham dự để được tư vấn. Thời gian cho mỗi buổi làm việc là 1h. Các chuyên gia trao đổi bằng tiếng Anh, có phiên dịch tiếng Việt.