Khám tiền sản là gì?

Bài viết được viết bởi ThS.BS Nguyễn Thị Lệ - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Tình trạng sức khỏe thể chất lẫn tinh thần và điều kiện dinh dưỡng của cha mẹ đều sẽ ảnh hưởng tới sự hình thành thai nhi nói riêng cũng như cuộc đời của đứa trẻ sau sinh. Nên trước sinh chuẩn bị có con các bạn hãy chuẩn bị một cách nghiêm túc và đúng đắn.

1. Khám tiền sản là gì?

Khám tiền sản hay khám trước mang thai (khác với khám thai tiền sản) chính là kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai với mục đích kiểm tra các vấn đề bất thường và nguy cơ xấu xảy ra cho mẹ và bé trong quá trình thai nghén.

Bác sĩ sẽ dựa vào các kết quả sau khi thăm khám, để đưa ra lời khuyên cho các cặp vợ chồng lựa chọn thời điểm mang thai phù hợp. Trong quá trình tư vấn, nếu bạn đang thắc mắc xoay quanh việc mang bầu như chế độ dinh dưỡng bà bầu, các loại thuốc nên sử dụng thì bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ phụ trách khám.

2. Khám tiền sản cần chuẩn bị gì?


Hãy giữ cho tâm lý thoải mái không cần thiết căng thẳng khi đi khám tiền sản
Hãy giữ cho tâm lý thoải mái không cần thiết căng thẳng khi đi khám tiền sản

2.1 Tâm lý thoải mái

Việc đi khám tiền sản là việc làm cần thiết và tự nhiên nên không có việc gì phải căng thẳng.

2.2 Giấy tờ liên quan đến sức khỏe

  • Giấy tiêm chủng: đã tiêm chủng bệnh lý gì
  • Kết quả khám sức khỏe gần nhất
  • Giấy tờ liên quan đến những bệnh lý hay những phẫu thuật trước đây
  • Các thông tin về các bệnh lý di truyền trong gia đình (ba mẹ, anh chị em ruột).

3.Các bước khám tiền sản

Chiều cao, cân nặng, dấu hiệu sinh tồn (mạch, nhiệt độ, huyết áp)

Dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng, đặc biệt của người phụ nữ để tư vấn cho việc chuẩn bị mang thai.

Hỏi về bệnh về tiền sử sức khỏe cá nhân và những người thân (ông bà, cha mẹ và anh chị em ruột, chồng và những đứa con trước đây nếu có)


Khám tiền sản để dự phòng nguy cơ truyền bệnh cho thế hệ sau như bệnh máu khó đông
Khám tiền sản để dự phòng nguy cơ truyền bệnh cho thế hệ sau như bệnh máu khó đông

Chiều cao, cân nặng, dấu hiệu sinh tồn (mạch, nhiệt độ, huyết áp)

Dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng, đặc biệt của người phụ nữ để tư vấn cho việc chuẩn bị mang thai.

Hỏi về bệnh về tiền sử sức khỏe cá nhân và những người thân (ông bà, cha mẹ và anh chị em ruột, chồng và những đứa con trước đây nếu có)

Nhằm phát hiện khả năng mắc các bệnh phổ biến, có vai trò của yếu tố di truyền trong gia đình của vợ hoặc chồng, để có thể tiên lượng và dự phòng nguy cơ truyền bệnh cho thế hệ sau.

Nếu trong gia đình bên vợ hoặc chồng đã có người bị mắc các bệnh có yếu tố di truyền trên, cả hai vợ chồng cần thông báo cho các bác sĩ tư vấn để có hướng dự phòng và điều trị trước khi mang thai.


Hình ảnh chụp tim phổi
Hình ảnh chụp tim phổi

Khám thực thể

Bác sĩ kiểm tra da niêm mạc, hạch ngoại biên, mắt tai mũi họng, khám tuyến giáp, tim phổi, tiêu hóa, thận tiết niệu, thần kinh, cơ xương khớp và tâm thần kinh, khám bộ phận sinh sản (khám phụ khoa, nam khoa).

Xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh: cơ bản cần làm

Sau khi tổng hợp khám thực thể và kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về sức khỏe, tư vấn chuẩn bị trước mang thai cũng như chẩn đoán bệnh nếu có.

Một số trường hợp nghi ngờ bệnh lý nào đó có thể làm thêm một số xét nghiệm hoặc chụp chiếu chuyên sâu. Kết quả khám chỉ ra có bệnh, nên chữa khỏi hẳn mới nghĩ tới chuyện sinh con.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp nhiều gói khám sức khỏe tiền hôn nhân với các mức phí khác nhau nhằm phù hợp với từng đối tượng:

  • Gói khám tiền hôn nhân cơ bản
  • Gói khám tiền hôn nhân nâng cao

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe