Khám phát hiện triệu chứng thần kinh ở người bệnh để đảm bảo kết quả chính xác, cần phải được thực hiện kiểm tra tỉ mỉ và trong nhiều lần. Không chỉ dựa theo thông tin khai thác được từ người bệnh, mà còn cần kết hợp với các phương pháp kỹ thuật y tế để khám. Mục đích khám thần kinh phải tìm ra câu trả lời cho 3 câu hỏi: Bệnh nhân có bệnh thần kinh không? Bệnh lý do vấn đề ở đâu trong hệ thần kinh? Bệnh lý đó là gì?
1. Các dấu hiệu thần kinh khu trú
Dấu hiệu thần kinh khu trú là những dấu hiệu liên quan tới nhận thức, hành vi từ người bệnh do những tổn thương khu trú tại một vùng của hệ thần kinh trung ương.
- Dấu hiệu thùy trán thường liên quan tới hệ vận động. Người bệnh có dấu hiệu:
- Đi không vững, cứng cơ, mất ngôn ngữ, liệt 1 chi hoặc nửa người
- Không kiểm soát được ý thức như lời nói, cười đùa
- Dấu hiệu thùy đính liên quan tới cảm giác:
- Rối loạn cảm xúc, vận động thụ động, không xác định được đồ vật bằng xúc giác
- Dấu hiệu thùy thái dương: liên quan tới thính giác, trí nhớ
- Mất trí nhớ, ù tai, ảo giác, rối loạn trí nhớ
- Dấu hiệu thùy chẩm: liên quan tới thị giác
- Dấu hiệu tiểu não: ảnh hưởng tới sự cân bằng, phối hợp các động tác
- Cử chỉ vụng về, phản xạ các động tác chậm, ví dụ như không thể úp, lật bàn tay nhanh
2. Khám phát hiện triệu chứng thần kinh
2.1 Thu thập thông tin từ người bệnh, quan sát chung
Hỏi bệnh sử bệnh nhân
Trong quá trình hỏi bệnh, không chỉ dựa vào thông tin có được, cần chú ý tới vẻ mặt, thái độ để có hướng trong việc chẩn đoán. Bởi có nhiều người khai thông tin không đúng, có thể do tâm lý, lo lắng bệnh nên khai không đúng. Điều này đòi hỏi vào kinh nghiệm thăm khám của bác sĩ.
2.2 Đánh giá mức độ ý thức
Nếu bệnh nhân không hoàn toàn tỉnh táo, nhờ người thân hỗ trợ đỡ bệnh nhân nhẹ nhàng hoặc nói to hơn.
Khám thần kinh cũng cần khám toàn diện, có hệ thống, luôn phải chú ý tới các bộ phận khác.
Khám theo nguyên tắc chung: so sánh hai bệnh, thăm khám từng đoạn chi, khám có trình tự sau; khám theo tư thế (tư thế ngồi, nằm, đứng và tư thế đi).
Nên khám theo một trình tự sau: đầu, thần kinh sọ, vận động, phản xạ... để tránh sót và có hệ thống hợp lý.
2.3 Khám ở vùng đầu
Sờ đầu, tìm vết rạn, lồi lõm, chú ý vết thương ở sọ?
Tư thế đầu – cổ, cứng gáy, quay đầu cổ: chú ý hiện tượng chóng mặt, buồn nôn khi quay đầu cổ.
Kiểm tra các dây thần kinh sọ.
Kiểm tra vận động: Chú ý hiện tượng kích thích với cứng hàm. Để đánh giá yêu cầu bệnh nhân cắn răng, kiểm tra cơ nhai, cơ thái dương, há miệng – lệch hàm về bên tổn thương khi có liệt V vận động.
2.4 Khám về vận động
- Khám vận động hữu ý
- Yêu cầu người bệnh thực hiện những động tác thông thường như nằm xoè bàn tay, co – duỗi cẳng tay, giơ tay lên cao, co – duỗi cẳng chân. Nếu không thể thực hiện được, đánh giá người bệnh bị liệt mức độ nặng.
- Khám cơ lực: đánh giá sức cơ qua sự co kéo giữa người bệnh và người khám (nghiệm pháp gọng kìm). Nếu cơ lực giảm, đánh giá liệt trung bình.
- Khám vận động phối hợp
- Người bệnh thực hiện lần lượt hai bên, cùng lúc động tác ngón tay chỉ mũi, ngón tay chỉ vào dái tai, gót chân để lên đầu gối, lật úp bàn tay liên tiếp.
- Đánh giá phản xạ
- Phản xạ gân xương
- Phản xạ da bụng
- Phản xạ bệnh lý
- Khám cảm giác
Sau khi khám xong, Đánh giá tổng quan. Để xác định nguyên nhân tổn thương – tiến hành thêm các xét nghiệm, khám các chuyên khoa, dùng các phương tiện thăm dò không nguy hại và các phương tiện thăm dò có nguy hại. Từ đó, tiến hành các bước của chẩn đoán và điều trị cùng theo dõi.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.