Khả năng mang thai sau khi mổ thai ngoài tử cung

Sau phẫu thuật lấy thai ngoài tử cung, người phụ nữ vẫn có nhiều khả năng mang thai trong lần tiếp theo. Khả năng mang thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có độ lớn của khối thai, mức độ xâm lấn vòi tử cung, phương phức phẫu thuật và mức độ hồi phục của người phụ nữ.

1. Tiên lượng khả năng mang thai sau mổ thai ngoài tử cung

Người phụ nữ vẫn có khả năng mang thai trong những trường hợp sau:

Phẫu thuật thai ngoài tử cung bảo tồn ống dẫn trứng làm tăng cơ hội mang thai thành công do cả 2 ống dẫn trứng đều có khả năng hoạt động

Trong quá trình phẫu thuật, người thực hiện ca phẫu thuật vừa kết hợp hủy khối thai vừa thăm dò, đánh giá tình trạng ống dẫn trứng và buồng trứng đồng thời xử lý các vấn đề liên quan đến việc sản xuất và di chuyển trứng đã thụ tinh về buồng tử cung. Trong trường hợp ống dẫn trứng bị tắc do dịch, mủ, phẫu thuật viên sẽ chọc dịch cho bệnh nhân. Buồng trứng có u nang, phẫu thuật viên sẽ thực hiện lấy gắp bỏ chúng ra.

Quá trình hồi phục tốt, không bị mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, làm ảnh hưởng đến vòi trứng, đặc biệt là viêm tử cung, viêm vòi trứng...sẽ để lại sẹo và gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của các cơ quan này.

Tuy nhiên, khả năng mang thai của người phụ nữ cũng giảm đi trong nhiều trường hợp như:

  • Bệnh nhân đến trong tình trạng vỡ ống dẫn trứng, có chỉ định cắt hẳn vòi trứng bên bị bệnh
  • Bệnh nhân đã được thực hiện các thủ thuật giúp lưu thông ống dẫn trứng và buồng trứng. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, các chất dịch, mủ quay trở lại hoặc tồn tại nhiều chất dính trong vòi trứng làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung lần nữa.
  • Các bệnh lý mắc phải như u nang buồng trứng, viêm nhiễm làm tăng khả năng tạo sẹo và giảm chức năng của các cơ quan sinh sản.

Nhìn chung, người bệnh nên lạc quan vì khả năng sinh con sau mổ thai ngoài tử cung vẫn ở mức cao, 85% có khả năng mang thai trở lại, chỉ có 10 - 20% bị mang thai ngoài tử cung trở lại và một số khác không thể mang thai hoặc sảy thai tự nhiên trong 3 tháng đầu.

Trắc nghiệm: Bạn có biết nên khám thai lần đầu vào lúc nào không?

Việc khám thai lần đầu mang ý nghĩa rất quan trọng, giúp bạn xác định chính xác mình có mang thai hay không? Thai nhi đã vào buồng tử cung hay chưa?... Vì vậy, nếu chưa biết khám thai lần đầu vào lúc nào, trả lời nhanh 5 câu hỏi trắc nghiệm sau sẽ giúp bạn có câu trả lời.

2. Thời gian bao lâu thì có thể mang thai lại sau phẫu thuật mổ thai ngoài tử cung?

Tùy vào tình trạng bệnh, loại phẫu thuật, mức độ thành công của ca phẫu thuật và sức khỏe của người bệnh mà thời gian hồi phục là khác nhau. Theo lời khuyên của các bác sĩ thì người bệnh chỉ nên có thai trở lại sau 6 tháng đến 1 năm sau phẫu thuật, khi mà vết mổ và chức năng sinh lý của các cơ quan sinh dục đã hồi phục hoàn toàn.


85% có khả năng mang thai trở lại sau khi mổ thai ngoài tử cung
85% có khả năng mang thai trở lại sau khi mổ thai ngoài tử cung

3. Tăng khả năng mang thai sau thai ngoài tử cung bằng cách nào?

Hiện nay, vẫn chưa tồn tại phương pháp được chính minh là có hiệu quả cao trong việc tăng cơ hội sinh con cho phụ nữ sau mổ chửa ngoài tử cung. Tuy nhiên, các biện pháp phòng ngừa, nâng cao sức khỏe và khả năng sinh sản vẫn có để giúp người phụ nữ tăng khả năng sinh con trong lần mang thai tiếp theo bao gồm:

  • Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, đặc biệt là sau quan hệ tình dục
  • Sử dụng biện pháp tránh thai an toàn trong thời gian hồi phục sức khỏe, tránh mang thai trở lại khi cơ thể chưa kịp thích nghi gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
  • Khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra các bệnh lý phụ khoa. Nếu có mắc bệnh phải thực hiện điều trị nhanh chóng, tránh gây ra tổn thương, mô sẹo đặc biệt là tại buồng tử cung và vòi trứng gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và làm tổ.
  • Nếu người phụ nữ mang thai trở lại, cần đi khám sức khỏe định kỳ để xác định vị trí làm tổ và những bất thường trong quá trình phát triển của thai nhi nếu có.

Nếu người phụ nữ mang thai trở lại, cần đi khám sức khỏe định kỳ
Nếu người phụ nữ mang thai trở lại, cần đi khám sức khỏe định kỳ

4. Theo dõi các dấu hiệu sớm của thai ngoài tử cung

Người phụ nữ sau mang thai ngoài tử cung nên chú ý các dấu hiệu bệnh trong lần mang thai tiếp theo để đi khám và xử trí kịp thời tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm. Một số dấu hiệu cần lưu ý bao gồm:

  • Chậm kinh nguyệt: Có kinh nguyệt sớm trước thời gian dự kiến, với tính chất máu ra từng chút, sẫm màu, ra dai dẳng.
  • Đau bụng: Tình trạng đau xảy ra do vòi tử cung bị rạn nứt theo sự phát triển của khối thai.

Sàng lọc trước sinh giúp thai phụ phát hiện các biến chứng thai kỳ sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời. Khoa Khoa Y học bào thai - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là đơn vị đầu tiên tại miền Bắc triển khai phòng khám tiền sản 1 cửa (OSCAR) cung cấp gói sàng lọc toàn diện cho thai phụ 12 tuần. Phòng khám trả kết quả nhanh ngay trong ngày khám và thực hiện sàng lọc.

Khoa Y học bào thai đã triển khai thành công các phương pháp sàng lọc trước sinh tiên tiến, giúp sàng lọc các biến chứng cho sản phụ; Phát hiện và can thiệp kịp thời một số bất thường ở thai nhi như thai ngoài tử cung từ những tuần thai rất sớm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe