Kết quả xét nghiệm ferritin tăng cao cho biết điều gì?

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Thùy Nhung - Phó Trưởng khoa và Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Thị Hoàng Hà - Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Xét nghiệm ferritin sẽ giúp bác sĩ biết được lượng sắt cơ thể lưu trữ được bao nhiêu. Nếu xét nghiệm ferritin cho thấy mức độ ferritin trong máu thấp hơn bình thường, điều đó có nghĩa dự trữ sắt của cơ thể thấp. Ngược lại khi kết quả xét nghiệm ferritin cao hơn bình thường thì có khả năng bệnh nhân bị ứ sắt.

1. Kết quả xét nghiệm ferritin như thế nào là bình thường?

Ferritin là protein dự trữ sắt, feritin tự do trong huyết thanh phản ánh nồng độ sắt dự trữ và được dùng làm chỉ số xét nghiệm để đánh giá mức độ dự trữ sắt trong cơ thể. Đối với xét nghiệm định lượng Ferritin, một người khỏe mạnh bình thường dao động từ 20 đến 250 ng/ml (đối với nam), nữ giới dao động từ 10 đến 120 ng/ml.

Xét nghiệm định lượng ferritin sẽ giúp bác sĩ hiểu lượng sắt cơ thể lưu trữ được bao nhiêu. Nếu xét nghiệm ferritin cho thấy mức độ ferritin trong máu thấp hơn bình thường, điều đó có nghĩa dự trữ sắt của cơ thể thấp. Ngược lại khi kết quả xét nghiệm ferritin cao hơn bình thường thì có khả năng bệnh nhân bị ứ sắt.

Trắc nghiệm: Bận rộn có ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn không?

Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta vì quá bận rộn mà quên chăm sóc sức khỏe cho chính mình. Ai cũng biết rằng lịch trình làm việc cả ngày có thể khiến bạn kiệt sức, nhưng cụ thể bận rộn ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe? Hãy cùng làm thử bài trắc nghiệm dưới đây.

2. Kết quả xét nghiệm ferritin cao cho biết điều gì?

Nếu kết quả xét nghiệm ferritin cao hơn mức bình thường thì cũng đồng nghĩa với việc cơ thể đang lưu trữ quá nhiều chất sắt.

Xét nghiệm ferritin cao cũng có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh như bệnh Thalassemia, các bệnh lý viêm gan, viêm khớp dạng thấp, một số bệnh lý viêm cấp và mạn tính, cường giáp, lạm dụng rượu, tiểu đường tuýp 2, truyền máu nhiều lần mà không được thải sắt hoặc một số bệnh ung thư (gan, tụy, phế quản, thần kinh, u lympho ác tính, lơ xê mi) cũng có thể gây ra mức độ ferritin trong máu cao.

Ngoài ra, xét nghiệm ferritin cao cũng có thể do đột biến gen HFE. Gen HFE có 2 đột biến phổ biến là C282Y và H63D. Nếu một người thừa hưởng 2 gen bất thường có thể phát triển bệnh thừa sắt. Đột biến ở các gen này làm giảm sự kiểm soát của sự hấp thụ sắt trong quá trình tiêu hóa và làm thay đổi sự phân bố của sắt đến các bộ phận của cơ thể. Tuy nhiên đây là nhóm nguyên nhân rất ít gặp ở người châu Á.


Lấy mẫu xét nghiệm ferritin
Lấy mẫu xét nghiệm ferritin

3. Phải làm gì khi kết quả xét nghiệm ferritin cao?

Khi kết quả xét nghiệm ferritin cao trên bình thường, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm để giúp tìm ra các nguyên nhân cơ bản để có được tiến trình điều trị tốt.

Việc điều trị nồng độ ferritin cao phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Đối với bệnh thừa sắt (hemochromatosis) di truyền có thể điều trị bằng phương pháp chích máu tĩnh mạch. Đây là một thủ thuật lấy bớt máu khỏi cơ thể. Ban đầu, bệnh nhân được lấy khoảng 470ml máu, lấy 1 - 2 lần trong tuần. Sau đó, khi nồng độ sắt của bệnh nhân đã quay về tỷ lệ bình thường, việc lấy máu được thực hiện ít thường xuyên hơn, hoặc hàng tháng hoặc không phải truyền thải sắt nữa. Lượng máu và tần suất loại bỏ sẽ khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, sức khỏe và mức ferritin của mỗi bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ cần điều trị trên cơ sở liên tục để duy trì nồng độ ferritin trong máu bình thường.

Những người có các nguyên nhân khác khiến kết quả xét nghiệm ferritin cao có thể yêu cầu điều trị bổ sung, chẳng hạn như thuốc thải sắt đối với bệnh nhân truyền từ 10 đến 20 đơn vị máu, hoặc bệnh nhân thalassemia có nồng độ ferritin huyết thanh >1000 ng/ml hoặc kết hợp các thuốc nhằm ngăn ngừa các bệnh lý như bệnh gan, và bệnh tiểu đường.


Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện bệnh lý sớm
Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện bệnh lý sớm

Tóm lại, khi bệnh nhân có những dấu hiệu nghi ngờ bị rối loạn chuyển hóa sắt thì cần được làm xét nghiệm định lượng Ferritin để có thể đánh giá đúng tình trạng bệnh và tìm ra nguyên nhân cũng nhưng những biện pháp điều trị phù hợp.

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe