Kết quả xét nghiệm beta HCG như thế nào có nguy cơ thai ngoài tử cung?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Tầm tháng 10/2020, em có làm IUI nhưng không được, đến tháng 11/2020 em có ra kinh và đến ngày 19/1 em bắt đầu ra máu nhưng rất ít chỉ ra quần lót và ra mấy hôm. Đến ngày 25/2, em có thử que và lên 2 vạch 1 đậm 1 nhạt, ngày 28/2 em có đi xét nghiệm beta thì được 306 U/L và có làm siêu âm nhưng bác sĩ bảo chưa thấy túi thai và có khả năng bị thai ngoài tử cung. Em muốn nhờ bác sĩ tư vấn cho em kết quả xét nghiệm beta HCG như thế nào có nguy cơ thai ngoài tử cung? Cảm ơn bác sĩ tư vấn.

Nguyễn Thị Nga (1996)

Trắc nghiệm: Sự thay đổi nồng độ beta HCG thay đổi theo tuổi thai

hCG là một hormon quan trọng được tiết ra khi phụ nữ mang thai. Nồng độ beta hCG được tính theo đơn vị mUI/ml. Hãy cùng theo dõi bài trắc nghiệm sau đây để biết được Nồng độ beta HCG thay đổi theo tuổi thai như thế nào?

Trả lời

Được giải đáp bởi Thạc sĩ. Bác sĩ Nội trú Nguyễn Thị Tâm Lý - Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.Chào bạn,Với câu hỏi “Kết quả xét nghiệm beta HCG như thế nào có nguy cơ thai ngoài tử cung?”, bác sĩ xin được giải đáp như sau:Que thử thai lên 2 vạch và kết quả beta hCG là 306 U/l như vậy bạn đã có thai. Tuy nhiên, ngưỡng beta HCG để nhìn thấy túi thai trong buồng tử cung bằng siêu âm đầu dò âm đạo là 1000 - 1500 U/l.Ngoài ra, thai ngoài tử cung có các triệu chứng giống như một thai kỳ bình thường như là trễ kinh, ngực căng hoặc đau bụng. Sau đó, sẽ có những dấu hiệu khác như là:

  • Ra máu âm đạo bất thường: Bệnh nhân có thể ra máu trước ngày hành kinh và kéo dài cho nên không nghĩ mình có thai, hoặc có khi hết khi không gọi là rong huyết. Máu chảy ra thường có màu đen, không đông lại với số lượng ít.
  • Đau bụng: Khó có thể phân biệt triệu chứng đau bụng của việc mang thai bình thường hay chửa ngoài tử cung trong giai đoạn đầu. Khi chửa ngoài tử cung, bệnh nhân có biểu hiện đau vùng bụng dưới, đau một bên, đau âm ỉ và thỉnh thoảng có cơn đau nhói.
  • Khi khối thai ngoài tử cung phát triển, các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện. Đặc biệt là trường hợp khối thai bị vỡ, bệnh nhân sẽ có biểu hiện đột ngột đau bụng dữ dội, c

Khi nghi ngờ bệnh nhân có thai ngoài tử cung, bác sĩ có thể sử dụng một số xét nghiệm sau để có thể chẩn đoán chính xác, đó là:

  • Xét nghiệm máu định lượng nồng độ βhCG: Xét nghiệm này giúp chẩn đoán có thai hay không, chứ không thể biết thai nằm trong tử cung hay không.
  • Siêu âm: Trên hình ảnh siêu âm sẽ thấy không có túi thai trong lòng tử cung. Có trường hợp có thể nhìn thấy khối u ở cạnh tử cung với echo dạng hỗn hợp. Hoặc có khi thấy được hình ảnh túi thai trong vòi trứng, trường hợp này có thể chẩn đoán luôn là thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, rất khó thấy được hình ảnh này. Khi chửa ngoài tử cung vỡ sẽ thấy có máu ở ổ bụng, ở vùng cùng đồ trên siêu âm.
  • Nội soi ổ bụng: Đây là phương pháp hiện đại giúp chẩn đoán nhanh chóng và chính xác 100% các trường hợp có thai ngoài tử cung.

Vì vậy, với trường hợp của bạn chưa kết luận được hiện tại thai nằm ở vị trí nào và chưa loại trừ được chửa ngoài tử cung do dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt, để có chẩn đoán chính xác bạn nên khám lại sau 2 ngày để siêu âm và làm xét nghiệm beta hCG lại.Nếu bạn còn thắc mắc về việc kết quả xét nghiệm beta HCG như thế nào có nguy cơ thai ngoài tử cung, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe