Huyết áp thấp gây bệnh nhồi máu cơ tim

Nhiều người nghĩ rằng huyết áp thấp không nguy hiểm và thường không điều trị cho đến khi bệnh diễn biến nặng. Huyết áp thấp cũng có thể gây ra những biến chứng, đặc biệt nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim.

1. Huyết áp thấp là gì?

Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành mạch, chỉ số huyết áp được tính bằng đơn vị mmHg bao gồm:

Huyết áp lý tưởng nhất là dưới 120/80. Huyết áp thấp là khi huyết áp tâm thu <90mmHg hoặc huyết áp tâm trương <60 mmHg. Người có huyết áp thấp thường xuất hiện những triệu chứng như: Chóng mặt, nhìn mờ, buồn nôn, mệt mỏi,...

Huyết áp thấp khiển cho các cơ quan bị thiếu máu trong một thời gian dài. Nếu não bị thiếu máu nuôi dưỡng, các tế bào thần kinh không được nuôi dưỡng đầy đủ sẽ dẫn tới giảm chức năng hệ thần kinh và suy giảm trí nhớ. Ngoài ra huyết áp thấp cũng là nguyên nhân gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim.

Trắc nghiệm: Huyết áp của bạn có đang thực sự tốt?

Huyết áp cao hay thấp đều ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe con người. Để biết tình trạng huyết áp của bạn có thực sự tốt không, hãy làm bài trắc nghiệm sau đây để đánh giá.

Huyết áp thấp lâu ngày sẽ dẫn tới suy giảm chức năng hệ thần kinh
Huyết áp thấp lâu ngày sẽ dẫn tới suy giảm chức năng hệ thần kinh

Người người dễ mắc huyết áp thấp như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nội tiết như bệnh đái tháo đường, tuyến giáp. Hoặc do một số loại thuốc gây hạ huyết áp như thuốc trị huyết áp cao hay trầm cảm, bệnh parkinson, rối loạn nhịp tim. Kiệt sức vì nóng hoặc đột quỵ do nắng nóng gây hạ huyết áp.

2. Biến chứng huyết áp thấp

Nhiều người vẫn thường lầm tưởng huyết áp thấp không nguy hiểm. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của huyết áp thấp tương đương với huyết áp cao. Huyết áp thấp có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng như:

Đối với trường hợp nặng, tụt huyết áp có thể gây shock và nguy hiểm đến tính mạng.


Tụt huyết áp có thể gây nhồi máu cơ tim
Tụt huyết áp có thể gây nhồi máu cơ tim

3. Vì sao huyết áp thấp gây nhồi máu cơ tim

Huyết áp thấp là một dấu hiệu cho thấy tim không đầy đủ máu đến các cơ quan trong cơ thể. Những mạch máu ở càng xa tim trái, càng nhỏ thì càng dễ thiếu dưỡng khí. Theo một thống kê cho thấy người bị nhồi máu cơ tim ở nữ giới gần như ngang bằng với nam giới, trong một nửa số bệnh nhân nhồi máu cơ tim có nguyên nhân là do huyết áp thấp. Nhồi máu cơ tim làm giảm tình trạng hoạt động co bóp của cơ tim.

Nguy hiểm hơn nữa là trong điều trị huyết áp thấp sẽ khó hơn điều trị huyết áp cao. Điều trị huyết áp cần phải duy trì uống thuốc lâu dài để cải thiện tình trạng.

4. Phòng ngừa huyết áp thấp

Để phòng ngừa huyết áp thấp, người bệnh cần có một chế độ ăn hợp lý, chia nhiều bữa ăn và có các loại thực phẩm giàu chất đạm như tôm, cua, cá, thịt, trứng,... Hạn chế uống rượu bia, và đồ uống có cồn,...


Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn để phòng ngừa huyết áp thấp
Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn để phòng ngừa huyết áp thấp

Ngoài ra, người có huyết áp thấp không nên thức khuya, giữ ấm cơ thể, tránh thay đổi tư thế đột ngột và vận động nhẹ nhàng vừa phải.

Tóm lại, huyết áp thấp cũng gây ra những biến chứng nguy hiểm như huyết áp cao. Đặc biệt huyết áp thấp có thể gây bệnh nhồi máu cơ tim mà không ai ngờ tới. Người có huyết áp thấp cần theo dõi huyết áp thường xuyên, khi thấy có dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra và được can thiệp kịp thời.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh lý thần kinh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe