Hướng dẫn xử trí khi bị bệnh sốt rét

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Nhật - Bác sĩ Chuyên khoa truyền nhiễm - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Sốt rét là bệnh truyền nhiễm, nếu người mắc bệnh không được điều trị kịp thời, nguồn bệnh sẽ lây từ người bệnh sang người lành. Các đối tượng bị nhiễm bệnh lần đầu thường không gặp các cơn sốt điển hình, trong khi lại xuất hiện các triệu chứng khác, khiến người bệnh dễ nhầm tưởng mình bị cảm cúm, sốt xuất huyết

1. Triệu chứng của bệnh sốt rét

  • Cơn sốt rét điển hình: thể hiện qua 3 giai đoạn gồm rét run, sốt nóng, và toát mồ hôi
  • Cơn sốt rét không điển hình: nhức đầu, mệt mỏi, người bệnh sẽ cảm thấy ớn lạnh và hay ngáp vặt.
  • Sốt rét lâm sàng phải đủ 4 yếu tố sau: có đầy đủ triệu chứng của cơn sốt rét điển hình, hoặc có triệu chứng của cơn sốt rét không điển hình, sốt cao liên tục. Các trường hợp sốt không rõ nguyên nhân gây sốt khác, hoặc có sốt trong 3 ngày gần đây. Ở trong khu vực đang có dịch sốt rét lưu hành ít nhất trong thời gian là 14 ngày hoặc trong vòng 2 năm gần đây có tiền sử mắc sốt rét. Đáp ứng với thuốc điều trị sốt rét.
  • Sốt rét chưa biến chứng - sốt rét thể thông thường: trường hợp này người mắc bệnh không có xuất hiện các triệu chứng đe dọa tính mạng. Việc chẩn đoán sẽ dựa vào 3 yếu tố: dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm
  • Sốt rét biến chứng- sốt rét ác tính: trong trường hợp này, người mắc bệnh sốt rét sẽ xuất hiện biến chứng đe dọa tới tính mạng. Dấu hiệu nổi bật là rối loạn ý thức, sốt cao liên tục trong nhiều ngày, đau đầu dữ dội, tiêu chảy nhiều hoặc nôn.

Trắc nghiệm: Bạn có phân biệt được chính xác cảm lạnh và cúm mùa?

Cảm cúm và cảm lạnh là hai khái niệm mà chúng ta thường đánh đồng nó giống nhau, không phân biệt rõ ràng. Dưới đây là một số câu hỏi trắc nghiệm, giúp bạn có thêm những kiến thức phân biệt cảm lạnh và cảm cúm. Từ đó, có những biện pháp điều trị bệnh phù hợp.

2. Điều trị bệnh sốt rét như thế nào?

Khi mắc bệnh sốt rét người bệnh tuyệt đối không được tự điều trị tại nhà, tránh trường hợp lây nhiễm bệnh sang người lành, bên cạnh đó nếu tình trạng bệnh kéo dài, không thuyên giảm sẽ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm và có thể gây tử vong cho người bệnh.

Hiện nay, Bộ Y tế đã chỉ đạo các cơ sở y tế phải thực hiện điều trị quan sát trực tiếp tức là khi mắc bệnh sốt rét, người bệnh sẽ được uống thuốc hoặc tiêm thuốc dưới sự giám sát chặt chẽ của nhân viên y tế. Việc chỉ định phương pháp điều trị quan sát trực tiếp áp dụng cho tất cả các trường hợp bị sốt rét do nhiễm ký sinh trùng Plasmodium với thể bệnh thông thường. Phương pháp này không áp dụng cho những người mắc sốt rét ác tính.


Không mắc bệnh sốt rét, tuyệt đối không tự chữa trị tại nhà
Không mắc bệnh sốt rét, tuyệt đối không tự chữa trị tại nhà

Dưới sự hướng dẫn của Bộ Y tế, bệnh nhân sốt rét bị nhiễm ký sinh Plasmodium falciparum hoặc nhiễm phối hợp Plasmodium falciparum ( bệnh nhân sốt rét thể thông thường) phải sử dụng thuốc điều trị, nếu thuốc không đáp ứng hiệu lực mới sử dụng thuốc điều trị thay thế.

Sử dụng thuốc điều trị ưu tiên:

  • Khi bệnh nhân sốt rét nhiễm Plasmodium: người bệnh cần sử dụng thuốc 40mg Dihydroartemisinin + 320mg Piperaquin phosphat: đối với trẻ em dưới 3 tuổi, ngày đầu dùng 1 viên, hai ngày sau mỗi ngày 1⁄2 viên. Trẻ từ 3-8 tuổi, ngày đầu dùng 2 viên, hai ngày sau mỗi ngày 1 viên. Tuổi từ 8-15, ngày đầu dùng 3 viên, hai ngày sau mỗi ngày dùng 1,5 viên. Từ 15 trở lên, ngày đầu dùng 4 viên, hai ngày sau mỗi ngày 2 viên. Phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu tuyệt đối không được sử dụng thuốc này.
  • Khi bệnh nhân sốt rét nhiễm phối hợp có Plasmodium falciparum: người bệnh sử dụng thuốc Dihydroartemisinin- Piperaquin phosphat uống 3 ngày kết hợp với Primaquin 0,25 mg base/kg cân nặng dùng trong 14 ngày và điều trị từ ngày đầu tiên.

Sử dụng thuốc điều trị thay thế: Khi người bệnh sử dụng thuốc điều trị ưu tiên không đáp ứng được do ký sinh trùng sốt rét có thể kháng thuốc và được chứng minh bằng cơ sở khoa học. Loại thuốc được dùng có tên là quinine sulfat với liều lượng là 30mg/ kg cân nặng trong 24h, chia đều thuốc uống 3 lần mỗi ngày. Người bệnh uống liên tục trong 7 ngày, kết hợp với thuốc doxyclin với liều lượng 30mg/kg cân nặng trong 24h, chia đều thuốc uống trong 3 lần/ngày. Uống liên tục trong 7 ngày kết hợp với thuốc clindamycin với liều lượng 15mg/kg cân nặng chia đều uống 2 lần/ ngày, uống trong 7 ngày.

Đối với bệnh nhân bị sốt rét biến chứng:

  • Người nhiễm bệnh tại các thôn bản: uống 1 liều thuốc sốt rét phối hợp, đồng thời khẩn trương chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.
  • Người nhiễm bệnh điều trị tại các trạm Y tế xã: Cần tiêm ngay Artesunat tĩnh mạch. Trong trường hợp không tiêm được tĩnh mạch thì tiêm bắp. Sau đó chuyển bệnh nhân lên tuyến trên. Trong trường hợp người bệnh đang có hiện tượng co giật hoặc bị sốc, phù phổi cấp thì tuyệt đối không di chuyển bệnh nhân
  • Người bệnh điều trị tại bệnh viện: trong giờ đầu tiêm Artesunat tĩnh mạch 2,4mg/kg cân nặng, sau 24h tiêm nhắc lại 1,2mg/kg cân nặng. Sau đó tiêm mỗi ngày 1 liều 1,2mh/kh cân nặng đến khi người bệnh có thể uống được thì chuyển sang uống thuốc trong 7 ngày.

Người mắc bệnh sốt rét tuyệt đối phải dùng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ và các nhân viên y tế, không tự ý chữa bệnh tại nhà. Việc điều trị sớm, đúng và đủ liều sẽ giúp cho người bệnh sớm khỏi bệnh và không tốn kém vô ích. Ngoài các biện pháp phòng chống muỗi truyền bệnh, biện pháp điều trị bệnh cũng góp phần rất quan trọng cần phải được các cơ sở y tế quan tâm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe