Hướng dẫn trực quan về bệnh viêm gan

Bệnh viêm gan là tình trạng viêm xảy ra ở gan. Nguyên nhân gây viêm gan có thể là do thuốc, sử dụng rượu, hoặc do một số bệnh lý nhất định. Trong đa số trường hợp, viêm gan là do virus, và những trường hợp này gọi là viêm gan virus. Viêm gan virus thường gặp nhất là viêm gan virus A, B và C.

1. Các triệu chứng của bệnh viêm gan

Đôi khi trong những tuần đầu sau khi bị nhiễm virus viêm gan sẽ không có bất kỳ biểu hiện triệu chứng nào (pha cấp tính). Nếu biểu hiện triệu chứng, viêm gan virus A, B, và C thường xuất hiện mệt mỏi, buồn nôn, cảm giác chán ăn, đau bụng, sốt nhẹ, vàng da, vàng mắt. Do viêm gan virus B và C diễn tiến mạn tính và không biểu hiện dấu hiệu trong nhiều năm, nên khi triệu chứng xuất hiện rất có thể gan đã bị tổn thương nhiều.

2. Viêm gan virus A là gì?

Viêm gan virus A là một bệnh truyền nhiễm dễ lây lan từ người sang người. Thường nó chỉ gây bệnh nhẹ, và nhiều người dù nhiễm virus viêm gan A nhưng không hề hay biết. Viêm gan virus A thường tự khỏi mà không để lại bất kì biến chứng nặng nề nào.

2.1 Cách lan truyền của viêm gan virus A

Viêm gan virus A thường lan truyền qua thức ăn hoặc nước uống. Bởi con đường lan truyền của virus viêm gan A là đường phân - miệng nên các loại đồ ăn rất dễ bị ô nhiễm bởi phân vi thể thông qua bàn tay không được vệ sinh đúng cách. Tôm sống, hoa quả, rau tươi, các thức ăn không được nấu chín,... là những thứ dễ gây ra bùng phát dịch viêm gan virus A. Tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe cũng rất dễ bùng dịch viêm gan virus A nếu cán bộ nhân viên không tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc chống nhiễm khuẩn.

2.2 Những ai có nguy cơ mắc viêm gan virus A?

Yếu tố nguy cơ hàng đầu của viêm gan virus A là đi tới những nơi mà tỷ lệ nhiễm bệnh cao. Trước khi đi tới một khu vực nào đó, tốt nhất là nên tìm kiếm thông tin xem nơi đó gần đây có bùng phát dịch viêm gan virus A hay không. Ăn thức ăn sống, uống nước không đảm bảo sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh tăng lên. Trẻ em đi học cũng là những đối tượng dễ mắc viêm gan virus A.

3. Viêm gan virus B biểu hiện như thế nào?

Nhiều người trưởng thành nhiễm virus viêm gan B có những triệu chứng nhẹ trong thời gian ngắn, sau đó tự khỏi. Nhưng một số người khác không tự đào thải được virus viêm gan B ra khỏi cơ thể, dẫn tới mang virus viêm gan B mạn. Gần 90% trẻ nhỏ nếu nhiễm virus viêm gan B sẽ nhiễm mạn tính. Theo thời gian, viêm gan virus B có thể gây nhiều vấn đề nghiêm trọng như tổn thương gan, suy gan và ung thư gan.

3.1 Viêm gan virus B lan truyền như thế nào?

Virus viêm gan B lan truyền qua tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch cơ thể của người nhiễm, và một trong những đường lan truyền phổ biến nhất là qua quan hệ tình dục không an toàn. Các đường lây truyền hay gặp khác là dùng chung bơm kim tiêm, dao cạo, bàn chải đánh răng,... Virus viêm gan B có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở. Virus viêm gan B không lan truyền qua các hành động ôm, ho hay qua thức ăn.


Viêm gan virus B lan truyền qua đường tình dục không an toàn
Viêm gan virus B lan truyền qua đường tình dục không an toàn

3.2 Những người có nguy cơ nhiễm virus viêm gan B

Bất kì ai cũng có thể nhiễm virus viêm gan B, nhưng những đối tượng có nguy cơ cao là quan hệ tình dục với người nhiễm virus viêm gan B, tiêm chích ma túy. Yếu tố nguy cơ khác là công tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe (có tiếp xúc với máu), chung sống với người nhiễm virus viêm gan B mạn.

4. Triệu chứng của viêm gan virus C

Khoảng 25% tổng số người nhiễm virus viêm gan C đào thải virus sau một thời ngắn, những người còn lại sẽ mang virus viêm gan C mạn. Viêm gan virus C mạn có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng như suy gan và ung thư gan. Tuy nhiên viêm gan virus C đã có những phương pháp điều trị hiệu quả.

4.1 Cách lan truyền của viêm gan virus C

Virus viêm gan C lan truyền qua đường máu, và những đối tượng có nguy cơ cao nhất là những người tiêm chích ma túy. Xăm mình bằng kim nếu không đảm bảo vô trùng cũng là một đường lây truyền. Virus viêm gan C có thể lây từ mẹ sang con khi sinh nở. Trong một số trường hợp hiếm virus viêm gan C lây qua quan hệ tình dục không an toàn, nhưng nguy cơ là nhỏ. Quan hệ với nhiều bạn tình, HIV hoặc quan hệ tình dục thô bạo có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan C.

4.2 Ai dễ nhiễm virus viêm gan C?

Bất kì ai đã và/hoặc đang tiêm chích ma túy, dù chỉ một lần, dù nhiều năm trước, đều có nguy cơ mang virus viêm gan C mạn tính. Bởi vì có thể không biểu hiện triệu chứng nên nhiều người không hay biết mình đã nhiễm virus. Những người được truyền máu trước năm 1992 cũng đối mặt với nguy cơ cao, bởi trước thời điểm đó máu hiến tặng chưa được sàng lọc virus viêm gan C.

5. Viêm gan được chẩn đoán như thế nào?

Viêm gan mạn có thể âm thầm tác động tới gan trong nhiều năm. Trừ khi việc lây nhiễm được chẩn đoán, theo dõi và điều trị thích hợp, nếu không những tổn thương gan nghiêm trọng sẽ có khả năng xảy ra. May mắn là xét nghiệm máu có thể xác định có nhiễm virus viêm gan hay không và nhiễm chủng virus nào.

6. Ai nên xét nghiệm viêm gan?

Bất kỳ những ai có yếu tố nguy cơ đã nêu trên đều nên đi xét nghiệm. Xét về địa lý và chủng tộc, người châu Á rất nên đi xét nghiệm, bởi tỷ lệ nhiễm virus viêm gan ở người châu Á khá cao (thậm chí rất nhiều người mang virus từ khi sinh ra).


Mọi người nên đi xét nghiệm viêm gan
Mọi người nên đi xét nghiệm viêm gan

7. Làm gì nếu kết quả xét nghiệm dương tính?

Nếu kết quả dương tính, hãy thăm khám bác sĩ để có hướng giải quyết tiếp theo. Bên cạnh đó hãy nhớ tìm cách bảo vệ người xung quanh khỏi bị lây nhiễm.

  • Điều trị viêm gan virus A

Viêm gan virus A hầu như luôn luôn tự khỏi, không cần can thiệp điều trị. Nếu buồn nôn nhiều, hãy thử ăn nhiều bữa ăn nhỏ thay vì ăn ít bữa. Nên uống nhiều nước, uống nước hoa quả để tránh tình trạng mất nước. Tránh tập luyện nặng cho tới khi hồi phục.

  • Điều trị viêm gan virus B mạn

Mục tiêu của điều trị viêm gan virus B mạn là kiểm soát virus và hạn chế tổn thương gan. Các dấu hiệu của bệnh sẽ được theo dõi thường xuyên. Thuốc kháng virus có thể được chỉ định, nhưng không phải với mọi trường hợp bệnh.

  • Điều trị viêm gan virus C mạn

Có một số phác đồ khác nhau điều trị viêm gan virus C mạn, lựa chọn phác đồ nào phụ thuộc vào chủng virus viêm gan C, chức năng gan và các vấn đề khác.

  • Theo dõi tình trạng viêm gan mạn

Để theo dõi tình trạng viêm gan virus B hoặc C mạn, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu định kỳ để theo dõi chức năng gan; bên cạnh đó siêu âm và chụp cắt lớp vi tính cũng có thể được chỉ định. Các biến chứng thường dễ điều trị nhất khi được phát hiện sớm.

8. Vắc - xin ngừa viêm gan virus A và B

Để phòng tránh viêm gan virus A và B, cách hiệu quả nhất là sử dụng vắc - xin. Vắc - xin ngừa viêm gan virus A được khuyến cáo sử dụng cho mọi trẻ em từ 12 tới 23 tháng tuổi và cho người trưởng thành sắp đi tới khu vực có dịch hoặc có các yếu tố nguy cơ khác. Những người viêm gan virus B hoặc C mạn nếu chưa có miễn dịch với virus viêm gan A cũng nên sử dụng vắc - xin. Đối với vắc - xin ngừa viêm gan virus B, trẻ em khi vừa sinh ra và mọi người trưởng thành có yếu tố nguy cơ được khuyến cáo sử dụng. Hiện chưa có vắc - xin đối với viêm gan virus C.

Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang cung cấp dịch vụ tiêm vắc - xin với nhiều loại vắc - xin chất lượng cao như sau:

Hướng dẫn trực quan về bệnh viêm gan
Hướng dẫn trực quan về bệnh viêm gan
Hướng dẫn trực quan về bệnh viêm gan
Hướng dẫn trực quan về bệnh viêm gan
Hướng dẫn trực quan về bệnh viêm gan

Những ưu điểm khi tiêm vắc-xin tại Vinmec bao gồm:

  • Trẻ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa nhi – vắc-xin thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho trẻ.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Vắc xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.
  • Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe