Hướng dẫn theo dõi, sử dụng oxy cho trẻ loạn sản phế quản phổi tại nhà

Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Triệu Thị Hồng Thái - Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Các trẻ cần có bác sĩ theo dõi, thăm khám thường xuyên. Gia đình cần theo dõi thường quy tại trung tâm, bệnh viện. Nên cho trẻ vào viện ngay nếu có các dấu hiệu: bú kém, quấy khóc, tím, nhịp tim tăng nhanh hơn, nhu cầu oxy tăng cao, hay các bất thường khác.

1. Điều kiện để trẻ xuất viện mang oxy về nhà

  • Toàn trạng đã ổn định hay khá hơn: không có dấu hiệu tím tái, cơn ngừng thở trong 2 tuần
  • Không có dấu hiệu phối hợp biến chứng tim phổi liên quan cung cấp oxy
  • Trẻ tăng cân
  • Chỉ cần hỗ trợ oxy dưới 0.5 l/phút đạt đích SpO2 qua gọng mũi
  • Người chăm sóc đã được hướng dẫn, có năng lực biết cách chăm sóc thành thạo và môi trường đảm bảo cho trẻ
  • Khí máu trước ra viện, CO2 không tăng cao
  • SpO2 duy trì được > = 80% trong vòng 30 phút (cai oxy), trước khi xuất viện

Trẻ cần được bác sĩ thăm khám và theo dõi thường xuyên
Trẻ cần được bác sĩ thăm khám và theo dõi thường xuyên

2. Hướng dẫn sử dụng an toàn oxy tại nhà

Oxy là khí hỗ trợ phản ứng cháy nổ, nên bố mẹ cần sử dụng cần tuân thủ quy tắc:

  • Không hút thuốc khu vực có oxy
  • Không sử dụng bình xịt, phun sương cùng phòng có oxy
  • Tắt nguồn oxy ngay khi không sử dụng, oxy nặng hơn không khí nên có thể đọng trên vải, quần áo, nên không nên để gọng, mask oxy trên ga trải giường, đệm khiến vật liệu dễ cháy
  • Không để oxy trong phòng nóng
  • Để xa tầm tay trẻ em
  • Không để trong phòng có sản phẩm dầu mỏ, dễ cháy
  • Cố định bình oxy chắc chắn

3. Mục tiêu theo dõi SpO2 tại nhà

  • Mục tiêu duy trì SpO2 ≥ 93%; ≥ 95% với các trường hợp tăng áp động mạch phổi
  • Thời gian SpO2 < 90% <5% thời gian
  • Trẻ không có cơn tím

Duy trì SpO2 ≥ 95% trong trường hợp tăng áp động mạch phổi
Duy trì SpO2 ≥ 95% trong trường hợp tăng áp động mạch phổi

4. Hướng dẫn sử dụng oxy

  • Chọn gọng phù hợp (size nhỏ hoặc trung bình), cố định chắc với giả da làm nền và băng dính cố định
  • Kiểm tra gọng thường xuyên, thay gọng 1 tuần/ lần hoặc khi cần
  • Tăng lưu lượng oxy khi trẻ ăn, gắng sức
  • Chọn lưu lượng:
  • Dòng ≥ 300 ml/phút cần làm ẩm
  • Dòng < 300 ml/phút thì không cần làm ẩm
  • Khi dòng < 200 ml/phút thì dùng low low meter

Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: Sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,....Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe