Hướng dẫn sử dụng an toàn thuốc nhỏ mũi cho bé

Khi bị các chứng ngạt mũi, sổ mũi, viêm mũi, khô mũi, nhiều bậc cha mẹ thường tự mua thuốc nhỏ mũi và sử dụng vô tội vạ cho trẻ. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nhỏ mũi cho bé không đúng cách là việc làm vô cùng nguy hiểm, thậm chí làm ảnh hưởng tới tim mạch, huyết áp và trí tuệ của trẻ.

1. Nguy hiểm nếu sử dụng thuốc nhỏ mũi cho bé không đúng cách

Sổ mũi, nghẹt mũi dễ khiến trẻ khó thở, khò khè, bú khó... nguyên nhân dẫn đến việc này là do: Viêm họng, viêm mũi, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, nặng hơn nữa là viêm phổi... Khi trẻ bị viêm mũi, việc vệ sinh mũi cho trẻ bằng thuốc nhỏ mũi nếu không biết cách sẽ khiến thuốc khó ngấm vào, hiệu quả điều trị giảm đáng kể, thậm chí còn làm bệnh tái đi tái lại, kéo dài rất khó điều trị.

Bên cạnh đó, việc dùng thuốc nhỏ mũi cho bé không đúng cách có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Rát mũi, khô mũi, chảy máu mũi
  • Dùng lâu có thể nấm họng
  • Một số người nhạy cảm với các thành phần thuốc có thể gây buồn nôn và nôn, kích ứng dạ dày

Vì vậy, khi dùng thấy tình trạng trên phải thông báo cho bác sĩ chuyên khoa.


Nhỏ mũi cho bé không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho trẻ
Nhỏ mũi cho bé không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho trẻ

2. Hướng dẫn sử dụng an toàn thuốc nhỏ mũi cho bé

  • Nên sử dụng nước muối biển đẳng trương tức nước muối sinh lý là dung dịch để vệ sinh mũi cho bé. Nước muối sinh lý có tác dụng làm ẩm niêm mạc mũi trong trường hợp không khí khô và ô nhiễm, long đờm, loãng đờm khi bị viêm mũi. Sử dụng nước muối sinh lý để làm thuốc nhỏ mũi cho bé rất an toàn và không có tác dụng phụ.
  • Không sử dụng thuốc nhỏ mũi của người lớn cho trẻ. Khi dùng thuốc nhỏ mũi của trẻ thì chỉ nên dùng trong thời gian vài ngày theo chỉ định của bác sĩ.
  • Các bậc phụ huynh không tự ý mua thuốc nhỏ mũi cho bé và cũng không được sử dụng dài ngày một loại thuốc nhỏ mũi vì sẽ khiến các bệnh về mũi của trẻ tăng nặng.
  • Không tự ý dùng thuốc nhỏ mũi có chứa các thành phần: Xylometazolin, oxymetazolin, naphazolin hay kết hợp oxymetazolin với dexamethason (một corticoid), bởi đây là loại thuốc co mạch tại chỗ. Khi tiếp xúc với niêm mạc mũi thuốc sẽ lập tức gây co mạch, làm mũi thông thoáng nhưng sau đó lại có hiện tượng tắc mũi, đòi hỏi phải nhỏ tiếp; niêm mạc mũi sau nhiều lần nhỏ thuốc sẽ bị phù nề, kém nhạy cảm với thuốc nên phải nhỏ nhiều hơn, gây ra vòng luẩn quẩn khiến trẻ phải dùng thuốc liều cao và trở nên phụ thuộc vào thuốc.

Do vậy, để an toàn cho bé khi bị ngạt mũi, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và xác định bệnh, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nhỏ mũi cho trẻ bởi dễ dẫn đến những hậu quả khó lường.


Cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa
Cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa

3. Những việc cần làm khi trẻ sổ mũi, ngạt mũi

Nên vệ sinh mũi khi trẻ có các biểu hiện hoặc mắc các bệnh về viêm đường hô hấp như: Chảy nước mũi, ngạt mũi, ho, viêm tai giữa... khi trẻ đi từ ngoài đường về nhà.

Trong trường hợp trẻ bị sổ mũi, ngạt mũi cần tăng cường cho bé uống nhiều nước, bú mẹ (đối với trẻ dưới 6 tháng).

Với trẻ lớn, khi bị sổ mũi hay mũi đặc, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ tập xì mũi, hỗ trợ dùng nước muối sinh lý đúng lượng xịt để nước mũi loãng ra. Không nên dùng tay bịt hai bên để xì mũi vì sẽ làm tăng áp lực đột ngột vào mũi.

Sử dụng thuốc phải được bác sĩ chỉ định, không tự ý dùng thuốc và các biện pháp xử trí theo dân gian; giữ ấm cho trẻ khi ra ngoài trời lạnh, giữ vệ sinh cho trẻ vì hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu.

Nên vệ sinh mũi cho trẻ trước khi ăn 30 phút để tránh việc trẻ bị nôn trớ. Nếu trẻ bị nôn trớ thì nên vệ sinh ngay vì thức ăn kèm dịch vị dạ dày sẽ bám trên mũi, là nguyên nhân gây viêm mũi dai dẳng ở trẻ em.

Khi vệ sinh mũi, nên đặt trẻ nằm nghiêng sang một bên. Nên chọn loại nước muối biển mà khi ấn liên tục vào vòi xịt thì xịt được liên tục. Sau khi xịt mũi cho trẻ được khoảng 5 phút thì cha mẹ dùng dụng cụ hút mũi hút sạch dịch nhầy ở hai lỗ mũi cho trẻ rồi mới nên cho trẻ ăn. Tuyệt đối không được dùng miệng để hút mũi cho trẻ vì sẽ dễ lây lan thêm mầm bệnh cho trẻ.Với trẻ lớn hơn, có thể để trẻ ngồi và nghiêng đầu sang một bên để xịt thuốc mũi. Sau đó hướng dẫn trẻ xì sạch mũi.

Nếu không dùng bình xịt, có thể thay thế bằng cách dùng nước muối sinh lý 0,9% nhỏ vào mũi cho trẻ theo các bước như trên, sau đó xì sạch mũi ra. Lưu ý khi trẻ xì mũi, nên hướng dẫn trẻ dùng một ngón tay bịt một lỗ mũi, xì mũi bên kia và tiếp theo làm ở bên mũi còn lại. Tuyệt đối không nên để trẻ xì mũi thật mạnh cả hai bên vì động tác này làm tăng đột ngột áp lực trong tai, dễ gây rách màng nhĩ.

Cũng có thể sử dụng khăn giấy mềm, dai làm bấc sâu kén đặt vào hốc mũi của trẻ để thấm ướt dịch mũi, sau đó lấy ra và đặt lại một bấc sạch. Lập lại các bước này cho đến khi sạch mũi.


Khi vệ sinh mũi, nên đặt trẻ nằm nghiêng sang một bên.
Khi vệ sinh mũi, nên đặt trẻ nằm nghiêng sang một bên.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ , hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các dịch vụ tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về kết quả. Bên cạnh đó, khách hàng sẽ được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để xác định nguy cơ bệnh và có hướng điều trị khoa học.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe