Hướng dẫn đọc kết quả xét nghiệm Progesterone

Progesterone có vai trò điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt; giúp trứng thụ thai; bảo vệ thai nhi trong suốt quá trình mang thai và hỗ trợ sự phát triển của các tuyến vú trong thai kỳ,... Vì vậy việc xét nghiệm progesterone rất quan trọng để để theo dõi sức khỏe của người phụ nữ và thai nhi.

1. Tổng quan về Progesterone?

Progesterone là hormone được tiết ra ở nửa sau chu kỳ kinh nguyệt ở một người phụ nữ và đồng thời là một trong những hormone điều hòa, kích thích một hoặc nhiều chức năng của cơ thể. Progesterone chủ yếu được sản xuất từ nhau thai, buồng trứng của người phụ nữ và tuyến thượng thận.

Progesterone có vai trò:

  • Vai trò trong chu kỳ kinh nguyệt: Điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt và làm nhiệt độ cơ thể tăng cao khi rụng trứng vào những ngày chu kỳ kinh nguyệt.
  • Vi trò trong quá trình giúp trứng thụ thai: Progesterone đã giúp niêm mạc tử cung phát triển, dày hơn để tạo điều kiện tốt để đón trứng.
  • Vai trò trong quá trình mang thai: Ngăn chặn các cơn co thắt tử cung; Progesterone giúp ngăn ngừa sinh non, bảo vệ thai nhi trong suốt quá trình mang thai; hỗ trợ sự phát triển của các tuyến vú trong thai kỳ và tạo ra nút nhầy cổ tử cung để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn, đồng thời giúp tăng huyết động mạch và glycogen trong niêm mạc tử cung để đảm bảo chất dinh dưỡng cho thai nhi.

Vì vậy, nếu thiếu nồng độ progesterone thì sẽ gây nên tình trạng rối loạn kinh nguyệt (có thể không đều, hoặc mất kinh); gây nên triệu chứng khó chịu trong 3 tháng đầu thai kỳ, có nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ và làm hạn chế sự phát triển của tuyến vú.


Progesterone có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt
Progesterone có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt

2. Khi nào nên xét nghiệm Progesterone?

Xét nghiệm Progesterone là xét nghiệm huyết thanh để định lượng nồng độ Progesterone tiết ra. Nồng độ progesterone bắt đầu tăng khi trứng được phóng ra khỏi buồng trứng, tăng lên trong vài ngày và sau đó tiếp tục tăng khi mang thai hoặc giảm để bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt.

Nếu nồng độ progesterone khi làm xét nghiệm không tăng và giảm dưới mức cơ bản thì người phụ nữ có thể không rụng trứng cũng như kinh nguyệt đều. Đây có thể là nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới. Vì vậy, nên xét nghiệm nồng độ progesterone khi gặp một trong các vấn đề dưới đây:

  • Có dấu hiệu khó thụ thai: Khi xét nghiệm progesterone sẽ giúp nữ giới biết được bất thường về chu kỳ rụng trứng hay không.
  • Khi mang thai: Xét nghiệm Progesterone nhằm kiểm tra sức khỏe của thai phụ và thai nhi.
  • Rối loạn kinh nguyệt: Nồng độ Progesterone thay đổi suốt chu kỳ kinh nguyệt, khi làm xét nghiệm, nếu người có nồng độ Progesterone thấp hơn mức cho phép thì có thể chức năng buồng trứng kém.

Trắc nghiệm: Tìm hiểu về “bí mật” của các Hormone

Hormone hầu như quyết định tới toàn bộ các chức năng quan trọng của cơ thể. Nó “làm việc” miệt mài để phát tín hiệu và điều hòa sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, mô cũng như tế bào nhất định. Để hiểu hơn về vai trò cũng như cách thức các hormone tác động lên cơ thể, bạn có thể làm bài trắc nghiệm sau đây.

Nguồn tham khảo: webmd.com

3. Các bước xét nghiệm progesterone

3.1. Chuẩn bị trước khi xét nghiệm

Trước khi làm xét nghiệm progesterone, bạn phải ngưng dùng thuốc có chứa estrogen hoặc progesterone trong vòng 4 tuần trước khi làm xét nghiệm progesterone.

Không được làm xét nghiệm sử dụng chất phóng xạ trong vòng 7 ngày qua. Một số xét nghiệm như: xét nghiệm quét tuyến giáp, quét xương sử dụng chất đánh dấu phóng xạ.

Thông báo cho bác sĩ biết ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng và tính chất của chu kỳ kinh nguyệt như thế nào.


Xét nghiệm progesterone
Xét nghiệm progesterone

3.2. Các bước thực hiện xét nghiệm progesterone

Bước 1: Y, bác sĩ sẽ dùng một dải thun và quấn quanh cánh tay trên để ngăn dòng máu chảy. Điều này làm cho các tĩnh mạch bên dưới dải lớn hơn để dễ dàng đưa kim vào tĩnh mạch.

Bước 2: Làm sạch vị trí kim bằng cồn. Sau đó, đặt kim vào tĩnh mạch.

Bước 3: Gắn một ống vào kim để làm đầy máu.

Bước 4: Tháo kim băng ra khỏi cánh tay khi đã lấy đủ máu rồi áp dụng một miếng gạc hoặc bông gòn trên vị trí kim tiêm khi gỡ bỏ kim và sau đó băng lại.

Đối với phụ nữ đang gặp vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt hoặc không thể mang thai, xét nghiệm progesterone có thể cần nhiều hơn một mẫu máu để xét nghiệm.

4. Cách đọc kết quả xét nghiệm Progesterone

Sau khi có kết quả xét nghiệm Progesterone, thì việc đọc kết quả là yếu tố để giúp người xét nghiệm biết được nồng độ progesterone thấp, cao hay bình thường. Đơn vị dùng để đo nồng độ Progesterone trong máu là ng/mL.

Cách đọc kết quả xét nghiệm progesterone:

  • Đối với phụ nữ đang giữa chu kỳ kinh nguyệt: Nồng độ progesterone dao động từ 5 – 20 ng/ml.
  • Đối với phụ nữ sau mãn kinh hoặc đang trong giai đoạn đầu chu kỳ kinh nguyệt: Nồng độ progesterone nhỏ hơn hoặc bằng 1 ng/ml.
  • Đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu: Nồng độ progesterone dao động từ 15-60 ng/ml.
  • Đối với phụ nữ mang thai 3 tháng giữa: Nồng độ progesterone dao động từ 25.6 – 89.4 ng/ml.
  • Đối với phụ nữ mang thai 3 tháng cuối: Nồng độ progesterone dao động từ 48.4 – 42.5 ng/ml.

Đọc kết quả xét nghiệm Progesterone được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa
Đọc kết quả xét nghiệm Progesterone được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa

Nếu trong trường hợp nồng độ Progesterone cao (ngoài lý do mang thai) thì có thể do: Rối loạn tăng sản thượng thận bẩm sinh; ung thư buồng trứng; ung thư tuyến thượng thận.

Nếu trong trường hợp xét nghiệm Progesterone thấp thì có thể do: Sảy thai; tiền sản giật, không có sự rụng trứng; không có kinh nguyệt hoặc mang thai ngoài tử cung, thai lưu.

5. Phương pháp cân bằng nồng độ progesterone

Sau khi xét nghiệm progesterone, nếu nồng độ progesterone cao hoặc thấp thì bạn cần có hướng xử lý thích hợp để cân bằng lại lượng progesterone trong cơ thể. Điều này sẽ làm tăng cơ hội có một thai kỳ khỏe mạnh và giúp cuộc sống của bạn thoải mái hơn. Sau đây là một số phương pháp cân bằng nồng độ progesterone trong cơ thể:

  • Dùng liệu pháp hormone progesterone: Giúp lớp nội mạc tử cung dày lên, tăng cơ hội thụ thai và có một thai kỳ khỏe mạnh; cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt và xuất huyết bất thường; làm giảm các triệu chứng như dễ tức giận, cải thiện tinh thần, giảm nguy cơ loãng xương, tiểu đường, chảy mồ hôi, khô âm đạo.
  • Dùng thuốc progesterone: Thuốc progesterone được dùng điều trị trong một thời gian ngắn trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Việc dùng thuốc theo đúng liều lượng là rất quan trọng để thuốc có hiệu quả, vì vậy không nên bỏ lỡ một liều thuốc nào.
  • Cân bằng estrogen và progesterone: Đối với các triệu chứng nặng trong thời kỳ mãn kinh, cần cân bằng estrogen và progesterone. Bởi lượng estrogen cao hơn progesterone sẽ tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe