Mụn cóc nhìn chung không phải là vấn đề sức khỏe quá nguy hiểm, vì vậy nhiều người mắc phải tình trạng này sẽ có tâm lý chủ quan trì hoãn việc điều trị. Mặt khác, vẫn còn rất nhiều người cho rằng thuốc trị mụn cóc tốt là các loại lá hoặc các loại thuốc truyền miệng trong dân gian. Vậy các loại thuốc trị mụn cóc nào hiệu quả nhất hiện nay?
1. Khi nào mụn cóc cần phải điều trị?
Nguồn gốc của mụn cóc không phải là bệnh lý do tiếp xúc hoặc do ăn thịt cóc gây ra. Trên thực tế mụn cóc là một bệnh lý da liễu do virus ở người gây ra hay còn gọi là virus HPV (Human Papilloma Virus). Hầu hết các nốt mụn cóc sau khi xuất hiện sẽ tự động tiêu biến mà không cần người bệnh phải chữa trị. Thời gian tồn tại trung bình của một nốt mụn cóc là 6 tháng. Mụn cóc có thể gặp ở bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi, thậm chí là ở trẻ nhỏ.
Bên cạnh hầu hết các nốt mụn cóc lành tính, hiện nay vẫn có nhiều loại mụn cóc có xu hướng phát triển nhanh, có khả năng lây lan rộng nếu để lâu, hoặc rất dễ tái phát trở lại sau khi đã lành. Vì vậy việc sử dụng các thuốc trị mụn cóc là nhu cầu thiết yếu của người bệnh. Các biểu hiện cho thấy nốt mụn góc cần có sự can thiệp điều trị là:
- Mụn cóc mọc ở cơ quan sinh dục;
- Mụn cóc gây nên triệu chứng đau đớn nhiều cho người mắc phải;
- Mụn cóc kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu;
- Mụn cóc có xu hướng đang lây lan nhanh sang các khu vực xung quanh;
- Nốt mụn cóc đã tồn tại trên 2 năm.
2. Nguyên nhân gây bệnh và mục tiêu của việc sử dụng các loại thuốc trị mụn cóc
Virus HPV gây mụn cóc bằng cách là hình thành những u nhỏ tăng sản lành tính ở lớp thượng bì, hình thành nốt mụn cóc có bề mặt sần sùi. Virus HPV thâm nhập vào da thông qua các vết trầy xước và phát triển trong nhiều tháng mới nhìn thấy nốt mụn cóc trên da. Vì vậy trẻ em là đối tượng có tỷ lệ mắc phải bệnh mụn cóc cao do trẻ em thường rất hiếu động, thường xuyên làm trầy xước chân tay, trẻ em hay đi chân đất, thích cắn móng tay... Virus HPV có đặc tính ưa ẩm, vì vậy việc đi chân đất ở những nơi đất ẩm sẽ rất dễ bị mụn cóc bàn chân. Bên cạnh đó, thói quen hay đi làm móng, cắt khóe móng tay móng chân của chị em phụ nữ cũng có thể là nguyên nhân gây ra mụn cóc ở người lớn.
Mục đích chính của việc sử dụng các loại thuốc điều trị là loại bỏ các virus gây bệnh và tiêu diệt các gốc mụn trên da và hạn chế không để lại sẹo. Lựa chọn các loại thuốc trị mụn cóc còn dựa vào vị trí của mụn, loại mụn và biểu hiện ở từng bệnh nhân cụ thể. Do đó các loại thuốc trị mụn cóc tốt nên được chỉ định tại các cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa da liễu.
3. Mụn cóc có nguy hiểm không?
Bản chất mụn cóc không phải là một bệnh da liễu quá nguy hiểm và có thể điều trị khỏi bằng nhiều giải pháp khác nhau. Vị trí xuất hiện mụn cóc thường là trên vùng bàn tay, ngón tay, hoặc ở xung quanh móng tay với hình dạng là những chấm đen nhỏ, sần sùi hoặc dài. Mụn cóc còn có thể nổi ở lòng bàn chân khiến người mắc vô cùng khó chịu và đau đớn khi chạm vào.
4. Các loại thuốc trị mụn cóc tốt
Hiện nay y học vẫn chưa có phương pháp loại bỏ virus HPV gây mụn cóc hoàn toàn khỏi cơ thể. Do vậy hầu hết các biện pháp và sản phẩm thuốc trị mụn cóc hiện nay chỉ mang lại tác dụng hỗ trợ đốt cháy mụn, bạc sừng và ngăn ngừa virus HPV lây lan sang các khu vực lân cận, loại bỏ các tổn thương da chết. Dưới đây là các loại thuốc và cách sử dụng thuốc trị mụn cóc:
4.1. Các thuốc trị mụn cóc có chứa Acid salicylic
Acid salicylic là một hoạt chất được sử dụng để loại bỏ lớp ngoài da, làm bạt sừng, hỗ trợ làm mềm vùng da xung quanh mụn cóc. Thêm vào đó loại thuốc trị mụn cóc này còn có tính sát khuẩn nhẹ, thường được bác sĩ kê đơn với nồng độ cao hoặc dùng dưới dạng gel, miếng dán, thuốc mỡ, kem đậm đặc. Bác sĩ sẽ lựa chọn nồng độ thuốc trị mụn cóc thích hợp dựa vào mức độ trầm trọng của mỗi bệnh nhân.
Axit salicylic có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như: gây nóng rát và châm chích nhẹ tại vùng da bôi thuốc, hoặc có thể lở loét và kích ứng da ở mức độ nhẹ đến trung bình.
4.2. Thuốc trị mụn cóc chứa Salicylic acid và Betamethasone
Trên thị trường hiện nay hai loại hoạt chất trên thường được bào chế dưới dạng kem bôi tại chỗ dùng ngoài da. Loại thuốc trị mụn cóc này hoạt động tương tự chất điều chỉnh phản ứng của hệ miễn dịch để chữa bệnh vẩy nến, viêm da thần kinh hoặc các dạng viêm da dị ứng. Tuy nhiên sự kết hợp giữa salicylic axit và Betamethasone có thể gây sưng tấy và lở loét, hoặc gây cảm giác nóng rát, viêm da cục bộ, ngứa, khô bông vảy hoặc tiết dịch khi sử dụng.
Lưu ý những bệnh nhân ghép tạng và những người có hệ thống miễn dịch suy yếu không được sử dụng các thuốc chứa betamethason để hạn chế các rủi ro không đáng có.
4.3. Thuốc trị mụn cóc Cantharidin
Cantharidin là một loại chất béo không mùi, không màu thuốc nhóm terpenoid có chứa nhiều độc tố, thường được tìm thấy trong loại bọ cánh cứng tồn tại trong tự nhiên. Cantharidin có độc tính nhẹ, chủ yếu được dùng để ngăn mụn cóc phát triển.
Cantharidin sẽ khiến vùng da xung quanh vùng mụn cóc phồng rộp và lành lại, khi đó mụn cóc sẽ rụng đi. Sản phẩm thuốc trị mụn cóc này chỉ hoạt động trên bề mặt da, nên lớp biểu bì bên trong không bị ảnh hưởng, không để lại sẹo. Tuy nhiên thuốc có thể gây kích ứng da vì vậy chỉ nên dùng tại chỗ khi được bác sĩ chỉ định. Với những nốt mụn cóc dưới lòng bàn chân, việc dùng thuốc Cantharidin có thể gây nhiễm trùng, viêm mô tế bào nếu không giữ vệ sinh sạch sẽ.
Cantharidin không nên dùng tại các vết bớt, nốt ruồi, da tổn thương không được chẩn đoán, mụn cóc ở mí mắt, niêm mạc miệng, mũi, hậu môn, bộ phận sinh dục. Không nên sử dụng thuốc Cantharidin ở những bệnh nhân mắc bệnh mạch máu ngoại biên, tiểu đường, bệnh lý về tuần hoàn...
4.4. Thuốc trị mụn cóc chứa Natri Hydroxit, Kali hydroxit
Công dụng chính của thuốc là chữa mụn cóc, mụn thịt, sẹo lồi và những nốt ruồi lớn. Cơ chế hoạt động của Natri Hydroxit, Kali hydroxit là loại bỏ các tế bào da chết, tăng trưởng sản sinh tế bào da mới và chỉ tác dụng lên các vùng da chịu tổn thương, không gây sẹo, không làm ảnh hưởng đến vùng da xung quanh. Đây là sản phẩm thuốc trị mụn cóc an toàn, lành tính, ít khi gây phản ứng phụ trầm trọng. Tuy nhiên bệnh nhân có làn da nhạy cảm có thể bị ngứa, kích ứng da hoặc đỏ nhẹ.
4.5. Thuốc trị mụn cóc chứa Acid Salicylic và Keratolytic
Thuốc giúp tăng độ ẩm cho da, hòa tan các chất độc khiến tế bào da dính vào nhau, dễ bong tróc hơn. Từ đó, giúp mụn cóc bong tróc và loại bỏ các vết chai da, đồng thời tái tạo tế bào da mới.
5. Cách sử dụng thuốc trị mụn cóc
Khi sử dụng thuốc trị mụn cóc cần tham khảo ý kiến bác sĩ nhằm bảo đảm hiệu quả và hạn chế phản ứng phụ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý những cách sử dụng thuốc trị mụn cóc sau:
- Chỉ nên bôi thuốc trị mụn cóc trực tiếp vào các nốt mụn cóc, tránh thoa thuốc trị mụn cóc vào các vùng da lành để tránh phá hủy tế bào da khỏe mạnh;
- Dùng thuốc trị mụn cóc theo đúng chỉ định, không nên lạm dụng thuốc trị mụn cóc để tránh phát sinh tác dụng phụ hoặc quá liều.
- Sau khi tiếp xúc với mụn cóc và bôi thuốc cần vệ sinh tay thật sạch;
- Không cố gắng loại bỏ mụn cóc hoặc cào gãi bừa bãi để không gây nhiễm trùng khiến da bị tổn thương;
- Ăn uống khoa học, vệ sinh cá nhân sạch sẽ... để hỗ trợ điều trị mụn cóc hiệu quả.
Duofilm ®
- Thành phần: Acid lactic, Acid Salicylic
- Dạng bào chế: Dung dịch dùng ngoài da
- Công ty sản xuất: Stiefel Laboratories (Ireland) Ltd
- Số đăng ký: VN-13384-11
- Dạng bào chế: Dung dịch bôi ngoài da.
- Đóng gói: Mỗi hộp thuốc gồm 1 lọ thuốc 15ml.
Công dụng
- Thuốc Duofilm® được dùng để điều trị các triệu chứng: mụn cóc, mụn cơm tại nhiều vị trí (trừ các vị trí ở bộ phận sinh dục)
- Thuốc được dùng để loại bỏ các vết chai da, chứng tăng sừng.
>> Xem chi tiết về sản phẩm và mua trực tuyến TẠI ĐÂY
Sản phẩm được phân phối chính hãng qua NHÀ THUỐC NGỌC ANH
Địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 098 572 9595.