Hướng dẫn cho trẻ ăn dặm theo từng độ tuổi

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ nội trú Hồ Thị Hồng Tho - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Bạn nên thảo luận kế hoạch bắt đầu ăn dặm với chuyên gia dinh dưỡng cho con mình trước khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Trong hầu hết các trường hợp, bạn không cần phải chờ đợi để giới thiệu các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cho trẻ như trứng, cá và đậu phộng.... Ngoài ra, bạn hãy xem các quy tắc khi cho con bạn ăn dặm.

Việc cho trẻ ăn dặm trong khoảng thời gian đầu đời không cần quá phụ thuộc vào lượng thức ăn được khuyến nghị chung. Các bà mẹ cũng không cần lo lắng nếu bé ăn nhiều hoặc ít hơn một chút so với nhu cầu đề xuất. Bên cạnh đó họ cũng nên thảo luận về việc ăn dặm của trẻ với các chuyên gia dinh dưỡng hoặc các bà mẹ khác đã từng có kinh nghiệm cho con ăn dặm. Ngoài ra, các bà mẹ cũng không cần giới thiệu thêm cho trẻ những loại thức ăn theo một thứ tự đặc biệt nào đó. Chẳng hạn như nếu một bà mẹ muốn thêm đậu phụ vào bữa ăn dặm của trẻ, hãy cứ làm điều đó mặc dù đậu phụ không nằm trong danh sách các món ăn được khuyến nghị. Hoặc họ cũng có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm bằng trái cây hoặc các loại rau củ nghiền.

Trong hầu hết các trường hợp, các bà mẹ hãy chú ý đến những quy tắc mới của các chuyên gia dinh dưỡng dành cho trẻ, gợi ý cho những món ăn đầu tiên và tìm hiểu các phương pháp cho ăn thay thế khác như ăn dặm do trẻ tự chỉ huy (trẻ sẽ tự bốc hoặc xúc thức ăn dặm).

1. Hướng dẫn cho trẻ từ 0 đến 4 tháng tuổi ăn

  • Hành vi cho ăn: Ở độ tuổi này, hành vi ăn của trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào phản xạ tự nhiên khi trẻ biết lần tìm đến núm vú của mẹ để được bú
  • Loại thức ăn: Trong 4 tháng đầu đời, các chuyên gia khuyến cáo chỉ cho trẻ ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Lượng thức ăn: Mỗi bà mẹ cần theo dõi và nắm được lượng sữa mẹ cũng như lượng sữa công thức mà trẻ cần bú mỗi ngày bởi lượng thức ăn cần cung cấp cho trẻ trong giai đoạn này rất khác nhau. Hãy cố gắng để trẻ được bú no nhất, đừng nên quá quan tâm đến lượng sữa khuyến nghị.
  • Mẹo cho trẻ ăn: Đường tiêu hóa của trẻ vẫn đang trong quá trình phát triển và vẫn chưa hoàn thiện vì vậy không được cho trẻ ăn dặm trong giai đoạn này. Bất cứ thức ăn đặc nào đưa vào cơ thể đều có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị tổn thương.

Trong 4 tháng đầu đời, các chuyên gia khuyến cáo chỉ cho trẻ ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức
Trong 4 tháng đầu đời, các chuyên gia khuyến cáo chỉ cho trẻ ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức

2. Hướng dẫn cho trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi ăn

Ở giai đoạn này, trẻ đã có một số dấu hiệu báo hiệu cho các bà mẹ biết bé đã sẵn sàng ăn dặm. Theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ đã có thể ăn dặm khi có một số biểu hiện như:

  • Trẻ đã có thể ngẩng cao đầu và tự ngồi thẳng trên ghế cao
  • Trẻ cho thấy sự tăng cân đáng kể (gấp đôi hoặc hơn thế nữa so với trọng lượng lúc mới sinh).
  • Có thể ngậm được thìa và di chuyển thức ăn vào sâu trong khoang miệng

Khi trẻ đảm bảo biểu hiện đầy đủ các dấu hiệu trên, đó cũng là lúc mà các bà mẹ nên nghĩ đến việc bắt đầu cho trẻ ăn dặm.

  • Loại thức ăn: Sữa mẹ và sữa công thức vẫn là nguồn bổ sung dinh dưỡng và năng lượng cần thiết trong giai đoạn này, tuy nhiên hãy cho trẻ ăn thêm rau củ xay hoặc trái cây xay nhuyễn, các loại thịt xay, ngũ cốc tăng cường chất sắt, một lượng nhỏ sữa không đường
  • Lượng thức ăn: Hãy bắt đầu với khoảng một thìa cà phê thực phẩm hoặc ngũ cốc xay nhuyễn. Trộn ngũ cốc với 4-5 thìa cà phê sữa mẹ hoặc sữa công thức. Sau đó tăng thêm một thìa thức ăn xay nhuyễn, hoặc một thìa ngũ cốc trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức, cho trẻ ăn hai lần một ngày sau đó giảm lượng sữa mẹ và sữa công thức để thức ăn của trẻ dần trở nên đặc hơn.
  • Mẹo cho trẻ ăn: Nếu lần đầu tiên bé tỏ ra không thích đồ ăn dặm, hãy thử lại món đó sau một vài ngày. Nhiều chuyên gia khuyên các bà mẹ nên giới thiệu cho trẻ từng loại thức ăn mới nghĩa là chờ hai đến ba ngày nếu có thể mới cho trẻ ăn loại thức ăn khác. Các bà mẹ cũng nên có một cuốn nhật ký thực phẩm để ghi chú lại tất cả những món trẻ ăn cũng như thái độ của trẻ với món ăn đó (háo hức ăn hay chán ăn). Điều này cũng giúp dễ dàng xác định nguyên nhân nếu trẻ bị dị ứng hay mắc bất kỳ một vấn đề sức khỏe nào trong quá trình này. Ngoài ra thứ tự các món ăn mới mà các bà mẹ cung cấp cho trẻ cũng không quá quan trọng.

3. Hướng dẫn cho trẻ từ 6 đến 8 tháng tuổi ăn

  • Dấu hiệu sẵn sàng cho thức ăn dặm của trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 8 tháng tuổi cũng tương tự như đối với trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi.
  • Loại thức ăn: Sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn sẽ là nguồn thức ăn chủ yếu của trẻ trong thời kỳ này. Kèm theo đó, các bà mẹ cũng nên đưa vào khẩu phần ăn dặm của trẻ trái cây xay nhuyễn hoặc nước ép hoa quả (chuối, lê, táo, bơ, đào...), các loại rau củ xay nhuyễn (cà rốt, bí, khoai lang nấu chín...), thịt xay (gà, lợn, bò), đậu phụ xay nhuyễn, một lượng nhỏ sữa chua không đường (lưu ý tuyệt đối không sử dụng sữa bò cho trẻ cho đến khi trẻ được 1 tuổi), các loại đậu xay nhuyễn (đậu đen, đậu gà, đậu lăng, đậu tây...) và ngũ cốc tăng cường chất sắt (yến mạch, lúa mạch...)
  • Lượng thức ăn: Ban đầu là một thìa cà phê trái cây, tăng dần lên 2 đến 3 thìa trong bốn lần cho ăn. Một thìa rau củ, tăng dần lên 2 đến 3 thìa trong bốn lần cho ăn. 3 đến 9 thìa ngũ cốc trong 2 hoặc 3 lần cho ăn
  • Mẹo cho trẻ ăn: Nhiều chuyên gia khuyến cáo các bà mẹ nên giới thiệu cho trẻ từng loại thức ăn một. Sau đó chờ hai đến ba ngày nếu có thể trước khi giới thiệu một loại thức ăn mới, đặc biệt là khi trẻ hoặc gia đình trẻ có người có tiền sử dị ứng với loại thức ăn đó. Các bà mẹ cũng nên ghi lại những món ăn, thời gian ăn cũng như lượng thức ăn vào sổ nhật ký theo dõi ăn dặm. Nếu trẻ có bất kỳ biểu hiện nào khác thường, sổ nhật ký theo dõi ăn dặm có thể giúp họ dễ dàng xác định được nguyên nhân gây ra điều đó. Cũng giống như đối với trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi, thứ tự loại thức ăn các bà mẹ muốn giới thiệu cho trẻ thật sự không quan trọng.

Sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn sẽ là nguồn thức ăn chủ yếu của trẻ trong thời kỳ 6 đến 8 tháng tuổi
Sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn sẽ là nguồn thức ăn chủ yếu của trẻ trong thời kỳ 6 đến 8 tháng tuổi

4. Cho trẻ từ 8 đến 10 tháng tuổi ăn

Các dấu hiệu cho biết trẻ sẵn sàng ăn những loại thức ăn đặc hơn cũng tương tự như đối với trẻ từ 6 đến 8 tháng tuổi. Tuy nhiên trẻ giai đoạn này còn có thể:

  • Cầm, bốc thức ăn bằng ngón cái và ngón trỏ
  • Có thể chuyển thức ăn từ tay này sang tay kia
  • Cho mọi thứ vào miệng
  • Cử động hàm khi nhai

Loại thức ăn: Sữa mẹ và sữa công thức vẫn được duy trì đều đặn cho trẻ trong giai đoạn này. Ngoài ra các bậc cha mẹ nên cho trẻ ăn thêm:

  • Một lượng nhỏ phô mai mềm tiệt trùng, phô mai tươi và sữa chua không đường.
  • Rau củ nghiền (cà rốt, bí, khoai tây, khoai lang nấu chín...)
  • Trái cây nghiền (chuối, đào, lê, bơ...)
  • Giai đoạn này trẻ đã biết cầm bốc thức ăn để tự ăn do đó các bà mẹ cũng nên chuẩn bị cho trẻ một số loại thức ăn để trẻ tự cầm đưa vào miệng như những miếng trứng nhỏ, miếng khoai tây chín kỹ, bánh quy dành cho trẻ mới mọc răng...
  • Chất đạm: Những miếng thịt nhỏ, thịt gia cầm, cá bỏ xương, đậu phụ, đậu lăng...
  • Ngũ cốc tăng cường chất sắt

Lượng thức ăn:

  • 1/4 đến 1/3 cốc sữa
  • 1/4 đến 1/2 cốc ngũ cốc tăng cường chất sắt
  • 3/4 đến 1 cốc trái cây
  • 3/4 đến 1 chén rau
  • 3 đến 4 muỗng canh thức ăn giàu protein

Mẹo cho trẻ ăn: Nhiều chuyên gia khuyến cáo các bà mẹ nên giới thiệu cho trẻ từng loại thức ăn một. Sau đó chờ 2 đến 3 ngày nếu có thể trước khi giới thiệu một loại thức ăn mới, đặc biệt là khi trẻ hoặc gia đình trẻ có người có tiền sử dị ứng thức ăn. Các bà mẹ cũng nên ghi lại những món ăn, thời gian ăn cũng như lượng thức ăn vào sổ nhật ký theo dõi ăn dặm. Nếu trẻ có bất kỳ biểu hiện nào khác thường, sổ nhật ký theo dõi ăn dặm có thể giúp họ dễ dàng xác định được nguyên nhân gây ra điều đó. Cũng giống như đối với trẻ từ 6 đến 8 tháng tuổi, thứ tự loại thức ăn các bà mẹ muốn giới thiệu cho trẻ thật sự không quan trọng.


Ở giai đoạn 8 đến 10 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu biết cầm, bốc thức ăn bằng ngón cái và ngón trỏ
Ở giai đoạn 8 đến 10 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu biết cầm, bốc thức ăn bằng ngón cái và ngón trỏ

5. Cho trẻ từ 10 đến 12 tháng tuổi ăn

12 tháng tuổi ăn đều giống với trẻ từ 8 đến 10 tháng tuổi. Chỉ có một số điểm khác nhau cần lưu ý như sau:

Trong giai đoạn này trẻ đã có thể nuốt thức ăn dễ dàng hơn, bên cạnh đó răng cũng đã mọc nhiều hơn và không còn dùng lưỡi để cố gắng đẩy thức ăn ra khỏi miệng.

Loại thức ăn cho trẻ: Sữa mẹ và sữa công thức vẫn là những loại thức ăn được khuyến nghị, ngoài ra các bà mẹ cần cho trẻ ăn thêm phô mai tiệt trùng, sữa chua, phô mai tươi, trái cây, rau củ nghiền hoặc rau củ chín mềm, cỡ miếng vừa ăn. Cũng nên cho trẻ ăn các thực phẩm kết hợp như mì ống và pho mát, thịt hầm. Các loại thức ăn dặm còn lại tương tự đối với trẻ từ 8 đến 10 tháng tuổi.

Lượng thức ăn cho trẻ:

  • 1/3 cốc sữa
  • 1/4 đến 1/2 cốc ngũ cốc tăng cường chất sắt
  • 3/4 đến 1 cốc trái cây
  • 3/4 đến 1 chén rau
  • 1/8 đến 1/4 cốc thực phẩm kết hợp
  • 3 đến 4 muỗng canh thức ăn giàu protein

Ăn dặm là một trong những giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ. Ngoài việc giúp trẻ làm quen dần với các loại thức ăn, quá trình ăn dặm còn giúp bé bổ sung thêm các loại vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho sự phát triển cả về thể chất cũng như trí tuệ. Các loại thức ăn phục vụ cho việc ăn dặm của bé cũng khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi. Tuy nhiên có những điểm chung mà các chuyên gia khuyến cáo là nên cho trẻ làm quen dần với từng loại thức ăn một và các bà mẹ nên ghi chép chúng vào một cuốn sổ theo dõi ăn dặm của trẻ. Nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, cuốn sổ sẽ giúp cho việc xác định nguyên dân trở nên dễ dàng hơn.


Ăn dặm là một trong những giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ
Ăn dặm là một trong những giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Giai đoạn trẻ ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng giúp trẻ tăng trưởng toàn diện. Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Nguồn tham khảo: babycenter.com, pediatricswest.com

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe