Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra và thường ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Do sức đề kháng của trẻ còn yếu nên việc việc chăm sóc dinh dưỡng tại nhà cho trẻ bị sởi được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc dinh dưỡng tại nhà cho trẻ bị sởi.
1. Ai có nguy cơ cao mắc bệnh sởi?
- Trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng hoặc những người chưa tiêm phòng vắc xin sởi có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn khi tiếp xúc với nguồn lây bệnh
- Trẻ em bị thiếu hụt vitamin A hoặc người lớn không cung cấp đủ vitamin A trong bữa ăn hàng hàng. Nhóm này có nguy cơ gặp những biến chứng nặng hơn của bệnh sởi so với các nhóm khác
- Những người thường xuyên đi du lịch, đặc biệt đến những quốc gia đang có bệnh sởi phát triển và không chú ý đến các biện pháp phòng ngừa cũng có nguy cơ mắc bệnh.
2. Trẻ mắc sởi nên ăn gì?
Sởi làm tăng nhu cầu vitamin A của trẻ, do vậy việc bổ sung vitamin A cấp và trong bữa ăn hàng ngày đóng vai trò quan trọng để trẻ sớm khỏi bệnh. Theo một số nghiên cứu, bổ sung vitamin A cho trẻ có khả năng làm giảm 50% trường hợp trẻ tử vong do sởi gây ra.
Theo “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi” do Bộ Y tế ban hành tại quyết định số 1327/QĐ-BYT, ngày 18/4/2014, phác đồ điều trị bệnh Sởi của Bộ Y tế chỉ rõ 3 nhóm tuổi trẻ mắc bệnh sởi cần uống bổ sung vitamin A theo liều sau:
- Trẻ từ 0 đến dưới 6 tháng tuổi: Bổ sung uống 50.000 đơn vị/ ngày. Uống trong 2 ngày liên tiếp.
- Trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi: Uống liên tiếp 2 ngày, uống 100.000 đơn vị/ ngày
- Trẻ trên 12 tháng tuổi và người lớn (trừ phụ nữ mang thai): Uống 200.000 đơn vị/ngày. Uống liên tục trong 2 ngày.
- Trường hợp trẻ mắc sởi có biểu hiện thiếu vitamin A: Lặp lại liều trên sau 4 đến 6 tuần.
Bổ sung vitamin A từ nguồn thực phẩm trong các bữa ăn
Vitamin A có nhiều trong thức ăn có nguồn gốc động vật, nhất là ở gan, thịt, cá chép, cá quả, cá basa, cá bông lau, cá hồi, cá trích, trứng, sữa. Bên cạnh đó, các thức ăn có nguồn gốc thực vật như các loại rau củ có màu vàng, đỏ, rau có màu xanh sẫm như rau dền, rau muống, rau ngót, rau cải xanh, rau đay, mồng tơi cũng có chứa nhiều vitamin A.
Vitamin A là loại vitamin tan trong chất béo nên chế độ ăn của trẻ cần bổ sung đủ dầu ăn hoặc mỡ để hấp thu và chuyển tiền vitamin A sang vitamin A.
Bổ sung thực phẩm giàu kẽm cho trong bữa ăn của trẻ
Kẽm giúp phát triển và duy trì hoạt động của hệ miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể, làm lành vết thương nhanh. Khi cơ thể thiếu kẽm, chức năng miễn dịch bị tổn thương, tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus gây ra khả năng bị suy dinh dưỡng, giảm tăng trưởng, phát triển của trẻ, thậm chí tăng nguy cơ tử vong.
Khi trẻ mắc sởi, trong bữa ăn hàng ngày của trẻ cần bổ sung thêm thực phẩm chứa kẽm như tôm đồng, hàu, gan lợn, sò, lươn, thịt bò, đậu nành, hạt hạnh nhân, hạt điều, lạc hay đậu xanh nảy mầm do nhóm thực phẩm này dễ hấp thu.
Trẻ đang trong thời gian bú mẹ cần tăng cường bú mẹ do kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn sữa bò.
Ngoài bổ sung kẽm từ thực phẩm, trẻ bị sởi cũng nên bổ sung 10mg kẽm/ ngày đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, và 20 mg kẽm/ ngày cho trẻ trên 6 tháng tuổi, cho đợt điều trị 14 ngày. Tuy nhiên, khi bổ sung kẽm cho trẻ, bố mẹ cần đặc biệt tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để cung cấp đúng, đủ lượng kẽm cho con mình.
Tăng cường thực phẩm giàu vitamin C
Bổ sung vitamin C giúp cơ thể chống lại dị ứng, tăng cường chức năng miễn dịch giúp cơ thể khỏe mạnh và mau lành bệnh.
Vitamin C có nhiều trong các loại hoa quả như cam, xoài, chuối, bưởi, dưa hấu..., các loại rau có màu xanh sẫm. Trong giời gian trẻ bị bệnh, bố mẹ nên cho trẻ uống 1 - 2 cốc nước ép từ các loại quả trên để tăng cường miễn dịch.
Bên cạnh, bổ sung các loại thực phẩm giàu chất đạm, vitamin thiết yếu, bố mẹ cũng nên lưu ý đến cách chế biến thực phẩm cho bé.
- Khẩu phần ăn cho bé nên được chia nhỏ, thức ăn cắt nhỏ, mềm, lỏng hơn bình thường khi bé chưa bị bệnh
- Nấu thức ăn xong nên ăn ngay để tránh mất nhiều dưỡng chất, nhất là vitamin C
- Đảm bảo vệ sinh cho dụng cụ nấu ăn, rửa tay sạch sẽ trước khi nấu ăn và trước khi cho bé ăn
3. Trẻ bị sởi có kiêng gì không? Bố mẹ cần lưu ý điều gì?
Sởi là bệnh truyền nhiễm nên khi trong gia đình cho trẻ mắc bệnh, bố mẹ cần chú ý đến cách chăm sóc cho trẻ tại nhà như dưới đây để phòng tránh lây lan và giúp bé nhanh khỏi bệnh.
- Khi trẻ bị sởi, bố mẹ nên cách ly bé với bé khỏe mạnh, chưa mắc bệnh hoặc người lớn không mắc bệnh để hạn chế lây lan của bệnh. Đưa bé đi khám để được điều trị kịp thời.
- Trong gia đình, mọi người cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, giữ nhà cửa và môi trường xung quanh sạch sẽ, thoáng mát.
- Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, sạch sẽ
- Luôn rửa tay sạch sẽ đúng cách trước và sau khi chăm sóc trẻ để tránh lây nhiễm chéo cho trẻ lành.
- Khi trẻ bị sởi, nhất là đối với trẻ bị sốt cao, nôn hay tiêu chảy, bổ sung cho trẻ uống các loại nước hoa quả, oresol để bù nước và điện giải theo chỉ định của bác sĩ.
- Bố mẹ cũng không nên theo quan niệm kiêng tắm, kiêng gió, ủ kín cho trẻ vì việc này sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn. Bố mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ cách chăm sóc, tắm rửa cho bé hàng ngày bằng nước ấm để phòng tránh bệnh.
- Không nên cho các loại gia vị cay nóng như hạt tiêu, ớt, quế, hành tây, cà ri, thức ăn chứa nhiều chất béo và tuyệt đối không cho bé ăn các thức ăn lạ hoặc thức ăn đã từng bị dị ứng.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm phòng với đa dạng các loại vắc-xin, phục vụ nhu cầu tiêm phòng của nhiều đối tượng khác nhau như sau:
- Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho khách hàng.
- Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý và áp dụng cách giảm đau hiệu quả trong quá trình tiêm chủng.
- Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho khách hàng.
- 100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
- Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
- Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
- Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.
- Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.