Hướng dẫn chăm sóc da cho người bệnh tiểu đường

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Đối với bệnh nhân tiểu đường, bên cạnh việc kiểm soát tốt lượng đường trong máu, cần quan tâm đến việc chăm sóc da, phát hiện sớm các tổn thương.Dưới đây là một số hướng dẫn chăm sóc làn da cho người bị bệnh đái tháo đường.

1. Vì sao cần chăm sóc da cho người bị bệnh tiểu đường?

Các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường có làn da vô cùng nhạy cảm. Làn da của họ thường khô, dễ bị tổn thương, vết thương khó lành và để lại sẹo. Da quá khô có thể gây nên ngứa, nứt và nhiễm trùng. Nguyên nhân của vấn đề là da của người bệnh bị mất chức năng giữ ẩm và giảm khả năng tự liền lại. Vì vậy, người bệnh nên có những phương pháp dưỡng ẩm, hạn chế để da bị tổn thương do đứt tay, trầy xước, động vật cắn... tránh cho vết thương bị nhiễm trùng và nhiễm trùng sâu. Việc chăm sóc tốt làn da còn giúp người bệnh ngăn ngừa các vấn đề về da sau này.

Trong những trường hợp, làn da của bệnh nhân tiểu đường bị tổn thương, cần được sơ cứu và chữa lành vết thương đúng cách. Bởi, khi có vết thương hở, vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào cơ thể và phát triển gây nhiễm trùng, đặc biệt với bệnh nhân tiểu đường, có lượng đường trong máu cao là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi. Mặc khác, vốn bản thân người bệnh đã có hệ miễn dịch không tốt, nên việc cơ thể tự chữa lành vết thương là khó khăn gấp đôi người bình thường.

Nếu vết thương phát hiện muộn thì từ những vết thương nhỏ sẽ trở thành những vấn đề lớn, gây khó khăn trong quá trình điều trị và để lại hậu quả khôn lường. Do đường huyết cao sẽ gây tổn thương thần kinh khiến người bệnh giảm khả năng nhận biết cảm giác đau, nóng hay lạnh. Đến khi phát hiện ra vết thương thì đã bị nhiễm trùng rất nặng. Vì vậy, bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân cần khám bàn chân mỗi ngày, kể cả vết thương hay vết chai dù nhỏ cũng phải biết cách xử lý.


Bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân cần khám bàn chân mỗi ngày, kể cả vết thương hay vết chai dù nhỏ cũng phải biết cách xử lý
Bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân cần khám bàn chân mỗi ngày, kể cả vết thương hay vết chai dù nhỏ cũng phải biết cách xử lý

2. Các cách chăm sóc da cho người bị bệnh tiểu đường

Với bệnh nhân tiểu đường, dù là một vết xước, một vết cắt, nứt nẻ cũng cần được chăm sóc. Vì vậy,cần hiểu các biện pháp chăm sóc làn da của mình. Dưới đây là một số cách chăm sóc da của người bệnh tiểu đường đúng cách, giúp hạn chế tối đa những rủi ro người bệnh mắc phải.

Chăm sóc da khô

Việc đầu tiên và quan trọng nhất đối với bệnh nhân tiểu đườngdưỡng ẩm cho da. Dưỡng da tốt nhất ở thời điểm sau khi tắm, bơi lúc đó, da còn ẩm. Lưu ý, người bệnh nên tắm nhanh bằng nước ấm, nhưng không để nước quá ấm sẽ khiến da khô hơn. Các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng các chất khử mùi hoặc chất tẩy rửa có mùi thơm vì có thể gây kích ứng trên da nhạy cảm.

Luôn giữ sự khô ráo cho các vùng da như: vùng nách, ngón chân, và bẹn, sạch và khô ráo, nhưng không quá khô. Có thể sử dụng khăn lau nhẹ nhàng các vùng da trên.

Thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm: khi tắm xong, khi rửa tay xong, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.

Khi da quá khô dẫn đến phồng rộp da, bạn nên làm theo một số cách an toàn dưới đây để không gây đau đớn.

Khử trùng vùng da bị phồng rộp, tuyệt đối không bóc làm vỡ vết phồng da, có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Thoa đều kem, thuốc mỡ kháng khuẩn vào vùng da khô và dùng băng gạc bọc lại để tránh bụi bẩn nhiễm trùng

Ngày thay băng 2 lần.


Thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm
Thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm

Điều trị vết thương, vết loét

Đối với các vết thương, vết loét, chúng ta tiến hành chăm sóc vết thương như cách chăm sóc lớp da bị phồng rộp với 3 bước như: rửa sạch vết thương, thoa thuốc mỡ sát trùng và băng vết thương, lưu ý bạn nên thay băng và theo dõi vết thương.

Nếu vết thương nhiễm trùng sưng, nóng, đỏ, đau, chảy mủ, cần khám chuyên khoa nội tiết. Tại đây, tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng, bác sĩ có thể tiến hành cắt lọc vùng hoại tử, dùng kháng sinh, rửa vết thương mỗi ngày

Kiểm soát bệnh tiểu đường

Không kiểm soát được lượng đường huyết, tình trạng nhiễm trùng, vết thương lâu lành hơn.

Nên kiểm soát cân nặng bằng cách tập thể dục 30 đến 45 phút mỗi ngày, điều chỉnh chế độ ăn uống, giảm chất tinh bột, chất béo. Hạn chế ăn mặn giúp duy trì huyết áp ổn định.

Điều chỉnh thuốc uống hay tiêm insulin, tùy tình trạng từng người bệnh tại mỗi thời điểm, có hay không kết hợp nhiều bệnh kèm theo.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe