Hôi miệng ở trẻ em: Phải làm thế nào?

Nhiều người nghĩ rằng hôi miệng chỉ gặp ở người lớn. Tuy nhiên, trẻ em cũng có thể bị hôi miệng nếu không có cách chăm sóc và vệ sinh miệng đúng cách. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng hôi miệng ở trẻ?

1. Hôi miệng là gì?

Hôi miệng còn có thể gọi là chứng hôi miệng, nó có thể khiến cho người mắc phải cảm thấy xấu hổ và trong một số trường hợp có thể dẫn đến cảm giác lo lắng, tự ti. Ngày nay, trên các kệ ở cửa hàng, siêu thị tràn ngập kẹo cao su, bạc hà, nước súc miệng và các sản phẩm khác được sản xuất nhằm mục đích chống hôi miệng. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm chỉ là biện pháp tạm thời, bởi chúng không giải quyết được triệt để nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Một số loại thực phẩm, tình trạng sức khỏe và thói quen là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng. Với phần lớn các trường hợp, việc vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp cải thiện vấn đề này. Nếu các kỹ thuật chăm sóc răng miệng không giải quyết được, bạn nên đến gặp nha sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Hơi thở có mùi hôi khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây hôi miệng. Một số người có thể quá lo lắng về hơi thở của mình mặc dù họ có ít hoặc không có mùi hôi miệng.

Cũng có một số người bị hôi miệng nhưng không hề hay biết bản thân mắc tình trạng này. Bởi chúng ta khó có thể đánh giá xem hơi thở của mình có mùi như thế nào, nhưng lại dễ dàng nhận ra mùi của người khác.

Khi nói đến hôi miệng, đa phần mọi người sẽ nghĩ ngay đến người lớn, nhưng trên thực tế trẻ con cũng có thể mắc chứng hôi miệng tương tự như người lớn.


Hôi miệng có thể xảy ra cả ở trẻ em và người lớn
Hôi miệng có thể xảy ra cả ở trẻ em và người lớn

2. Nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ em

Hôi miệng ở trẻ em là hiện tượng chất nhầy tiết ra đọng lại trên lưỡi khi phân hủy gây ra mùi khó chịu. Nếu kéo dài có thể dẫn đến sâu răng, hỏng men răng.

Hôi miệng gây nên những mùi khó chịu khi trẻ thở, trò chuyện, làm trẻ mất tự tin trong giao tiếp. Có nhiều nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ nhưng 70% trường hợp là do răng miệng.

Trẻ em khỏe mạnh và cả người lớn cũng có thể là những đối tượng bị hôi miệng. Các nguyên nhân có thể gây hôi miệng ở trẻ em đó là:

  • Khô miệng: nếu trẻ thở bằng miệng, như khi trẻ bị ngạt mũi thì vi khuẩn trong miệng của trẻ có nhiều khả năng phát triển mà không bị ngăn cản.
  • Dị vật: như một hạt đậu, một món đồ chơi nhỏ hoặc một vật khác mà trẻ cho vào mũi có thể khiến chúng bị hôi miệng. Điều này đặc biệt phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi.
  • Vệ sinh răng miệng kém: các vi khuẩn bình thường sống trong miệng và tương tác với các mảnh thức ăn còn sót lại giữa các khe răng, ở đường viền nướu, trên hoặc dưới lưỡi. Điều này sẽ gây ra hơi thở có mùi, đặc biệt nếu thức ăn ở trong miệng lâu.
  • Thức ăn: Sự phân hủy của thức ăn trong và xung quanh răng có thể làm tăng vi khuẩn và gây ra mùi hôi. Ăn một số loại thực phẩm, chẳng hạn như hành, tỏi và gia vị, cũng có thể gây hôi miệng. Sau khi tiêu hóa những thực phẩm này, chúng sẽ đi vào máu, được đưa đến phổi và ảnh hưởng đến hơi thở của trẻ.
  • Thuốc: Một số loại thuốc có thể gián tiếp gây hôi miệng bằng cách góp phần làm khô miệng. Những chất khác có thể bị phân hủy trong cơ thể để giải phóng các hóa chất có thể mang theo trong hơi thở của trẻ.
  • Sâu răng, tích tụ cao răng hoặc áp xe răng: Các tình trạng này có thể ảnh hưởng đến mức độ sâu răng của trẻ ở mọi lứa tuổi và gây hôi miệng. Bên cạnh đó, bệnh nướu (lợi) răng cũng có thể gây ra nhiều bệnh lý và gây ra tình trạng hôi miệng, tuy nhiên thường hiếm khi xảy ra ở trẻ em.

Ngoài ra, trẻ mắc một số vấn đề khác như nhiễm trùng xoang, viêm amidan, trào ngược dạ dày hoặc dị ứng theo mùa cũng có thể gây hôi miệng.


Trẻ trào ngược dạ dày có thể dẫn đến hôi miệng
Trẻ trào ngược dạ dày có thể dẫn đến hôi miệng

3. Cách chữa hôi miệng ở trẻ em

Trong hầu hết các trường hợp hôi miệng, việc vệ sinh răng miệng là biện pháp đơn giản và ít tốn kém nhất. Nếu trẻ là trẻ sơ sinh, cha mẹ hãy cố gắng lau hoặc chải nướu vào bất kỳ răng nào của trẻ sau mỗi lần bú và trước khi đi ngủ. Bạn nên chải nhẹ nhàng, rơ lưỡi tránh làm trẻ đau và không dùng kem đánh răng ở độ tuổi này.

Khi trẻ trải qua giai đoạn trẻ sơ sinh, cha mẹ hãy đánh răng ít nhất hai lần một ngày và lặp lại trước khi đi ngủ. Cho đến khi trẻ được 2 tuổi, chỉ cần dùng một chấm kem đánh răng cỡ hạt gạo.

Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám định kỳ để đảm bảo răng miệng của trẻ luôn khỏe mạnh và sạch sẽ. Nếu con bạn vẫn bị hôi miệng, hãy đưa con đến bác sĩ kiểm tra xem có bệnh lý khác hay không?

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần đảm bảo rằng trẻ cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nếu trẻ mút móng tay cái hoặc ngón tay cái và thường xuyên rửa các vật trung gian.

Cuối cùng đừng để trẻ tự ti về hơi thở có mùi của mình. Hãy cố gắng giải quyết vấn đề một cách thực tế, ngay cả khi nó khiến bạn lúng túng một chút.

4. Trẻ bị hôi miệng có nên dùng nước súc miệng không?

Trẻ bị hôi miệng không nên dùng nước súc miệng, bởi vì nước súc miệng sẽ chỉ phương pháp tạm thời. Ngoài ra, nếu trẻ chưa đến tuổi đi học, trẻ có thể sẽ gặp khó khăn khi súc miệng và có thể chưa thành thạo kỹ năng khạc nhổ. Để giải quyết tình trạng hôi miệng ở trẻ, cách đơn giản nhất là bạn cần đảm bảo rằng trẻ được đánh răng nhiều lần trong ngày.


Hướng dẫn trẻ đánh răng thay vì dùng nước súc miệng
Hướng dẫn trẻ đánh răng thay vì dùng nước súc miệng

5. Ngăn ngừa hôi miệng ở trẻ như thế nào?

Để giảm hoặc ngăn ngừa chứng hôi miệng ở trẻ, có thể thực hiện các cách sau:

  • Đánh răng sau khi ăn: trẻ đánh răng bằng kem đánh răng có chứa florua ít nhất hai lần một ngày, đặc biệt là sau bữa ăn. Kem đánh răng có đặc tính kháng khuẩn đã được chứng minh là làm giảm mùi hôi miệng.
  • Dùng chỉ nha khoa: Đối với những trẻ lớn hơn, có thể hướng dẫn trẻ dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần một ngày để loại bỏ các mảnh thức ăn và mảng bám giữa các kẽ răng, giúp kiểm soát hơi thở có mùi.
  • Chải lưỡi: Lưỡi có chứa vi khuẩn, vì vậy chải lưỡi giúp làm giảm mùi hôi. Những trẻ có lưỡi phủ do vi khuẩn phát triển quá mức (do khô miệng) thì việc chải lưỡi có thể cải thiện tình trạng này. Ngoài ra, sử dụng bàn chải đánh răng có tích hợp chất làm sạch lưỡi cũng đem lại lợi ích nhất định.
  • Tránh khô miệng: Để giữ miệng luôn cân bằng độ ẩm, bạn nên cho trẻ uống nhiều nước, tránh nước ngọt bởi đây là nguyên nhân khiến tình trạng khô miệng trở nên nghiêm trọng hơn. Có thể cho trẻ nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo (tốt nhất là không đường) để kích thích tiết nước bọt. Đối với chứng khô miệng mãn tính, nha sĩ hoặc bác sĩ có thể kê đơn chế phẩm nước bọt nhân tạo hoặc thuốc uống để kích thích tuyến nước bọt.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống của trẻ: Tránh cho trẻ ăn những thực phẩm có chứa nhiều đường bởi chúng có liên quan đến chứng hôi miệng.
  • Thường xuyên thay bàn chải đánh răng mới: Thay bàn chải đánh răng khi bị mòn, nên thay bàn chải khoảng 3-4 tháng 1 lần và chọn bàn chải đánh răng có lông mềm.

Cho trẻ uống nhiều nước để tránh hôi miệng
Cho trẻ uống nhiều nước để tránh hôi miệng

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ hai lần một năm để được khám và làm sạch răng, tránh để các bệnh răng miệng ở trẻ xảy ra.

Hôi miệng không chỉ khiến trẻ mất tự tin mà còn làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý răng miệng. Vì thế, cha mẹ cần hết sức lưu ý khi vệ sinh răng miệng cho trẻ mầm non, đây là giai đoạn trẻ đã mọc hết răng sữa nhưng còn chưa biết cách vệ sinh răng miệng đúng cách.

Trẻ cần cung cấp đủ lượng kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: babycenter.com, mayoclinic.org, kidshealth.org

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe