Hội chứng suy hô hấp nặng ở người lớn

Hội chứng suy hô hấp nặng ở người lớn ARDS là bệnh lý nguy hiểm, thường kết hợp suy đa cơ quan, gây tỷ lệ tử vong đến 40% trong 200.000 bệnh nhân nặng ở Hoa Kỳ mỗi năm. ARDS đặc trưng bởi tình trạng phù phổi, thiếu oxy động mạch nghiêm trọng và giảm thải Carbon dioxide. Đến nay, tỷ lệ tử vong do ARDS đã giảm đáng kể với biện pháp thở máy bảo vệ phổi, trong khi điều trị bằng thuốc chưa mang lại hiệu quả tốt.

1. Hội chứng suy hô hấp nặng ở người lớn ARDS là gì?

Hội chứng suy hô hấp nặng ở người lớn ARDS là hội chứng hô hấp lâm sàng, có biểu hiện thở khó, nặng, khởi phát nhanh, thâm nhiễm phổi và thiếu oxy máu dẫn tới suy hô hấp. ARDS được Ashbaught và cộng sự mô tả lần đầu tiên vào năm 1967. Nhưng tới năm 1994, Hội nghị đồng thuận Hoa Kỳ - Châu Âu mới định nghĩa lại căn bệnh này như sau:

ARDS là suy hô hấp khởi phát cấp tính, thâm nhiễm phổi 2 bên trên X-quang, thiếu oxy máu xác định bằng PaO2/FiO2 ≤ 200 mmHg, không có bằng chứng tăng áp lực tâm nhĩ trái hoặc mao mạch phổi <18 mmHg”.

Tuy nhiên trải qua 17 năm, y học phát hiện ra việc chẩn đoán ARDS theo định nghĩa này có độ tin cậy trung bình. Năm 2011, định nghĩa Berlin về hội chứng ARDS ra đời, do nhóm chuyên gia quốc tế thảo luận và sửa đổi dựa trên định nghĩa cũ.

Theo đó, ARDS được sửa đổi: tiêu chuẩn ít hơn 7 ngày để xác định khởi phát cấp tính, bỏ yêu cầu đo áp lực động mạch phổi bít,... Định nghĩa Berlin ra đời đã khắc phục được thiếu sót của định nghĩa ARDS cũ, tăng độ tin cậy, có giá trị tiên toán tử vong.


Hội chứng suy hô hấp nặng ở người lớn ARDS
Hội chứng suy hô hấp nặng ở người lớn ARDS

2. Hội chứng suy hô hấp ARDS nguy hiểm thế nào?

Tỷ lệ mắc hội chứng suy hô hấp nặng ở người lớn là 58/100.000 người mỗi năm, và 141.500 trường hợp mắc mới. Tỉ lệ tử vong theo báo cáo năm 2005 là 59.000 người tại các đơn vị chăm sóc sức khỏe Hoa Kỳ. Tỉ lệ này đạt 40% trong tổng 200.000 bệnh nhân nặng ở Hoa Kỳ mỗi năm, giảm rõ rệt trong những năm trở lại đây.

Từ năm 2001 – 2008, thống kê cho thấy bệnh nhân người lớn nhập viện do ARDS giảm, nguyên nhân được cho là do sử dụng các sản phẩm máu thận trọng hơn, giảm nhiễm trùng bệnh viện và sử dụng thông khí bảo vệ phổi rộng rãi.

Cho tới nay, sinh lý bệnh của hội chứng suy hô hấp ARDS vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn.

3. Nguyên nhân gây suy hô hấp nặng ARDS

Nguyên nhân gây suy hô hấp nặng ở người lớn ARDS do tổn thương phổi lan tỏa, từ nhiều bệnh lý nội và ngoại khoa.

Trong các nguyên nhân bệnh lý gây ARDS thì có hơn 80% các trường hợp do: Viêm phổi do vi khuẩn (chiếm 40-50%), nhiễm khuẩn huyết nặng, chấn thương, hít dịch dạ dày, dùng thuốc quá liều, truyền dịch quá nhiều.

Còn các nguyên nhân ngoại khoa thường gặp là: gãy nhiều xương, dập phổi, chấn thương ngực. Hiếm có trường hợp đuối nước, chấn thương đầu, bỏng hoặc hít phải khí độc tiến triển tới suy hô hấp nặng ARDS.


Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý gây ARDS
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý gây ARDS

4. Điều trị ARDS

Những năm trở lại đây, tỷ lệ bệnh nhân tử vong do ARDS đã giảm đáng kể do tiến bộ về mặt y học, nhất là khi chăm sóc bệnh nhân nặng. Theo đó, khi chăm sóc bệnh nhân điều trị ARDS hiệu quả cần lưu ý:

  • Nhận diện và điều trị các bệnh lý nguyên nhân;
  • Thông khí cơ học với chế độ bảo vệ phổi;
  • Cân bằng nước dịch;
  • Giảm biến chứng của điều trị và thủ thuật;
  • Dự phòng huyết khối tĩnh mạch, xuất huyết tiêu hóa, tránh nhiễm trùng, hít sặc, tránh dùng thuốc an thần quá mức;
  • Cung cấp đủ dinh dưỡng.

Trong đó, thông khí cơ học với chế độ bảo vệ phổi giữ vai trò quan trọng. Dưới đây là chiến lược thực hiện do Viện Tim phổi huyết học quốc gia Hoa Kỳ, mạng lưới ARDS đưa ra.

Hội chứng suy hô hấp nặng ở người lớn

Hội chứng suy hô hấp nặng ở người lớn ARDS diễn biến nặng và nhanh, có tỉ lệ tử vong cao, liên quan tới nhiều bệnh lý nội – ngoại khoa. Dù vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu những bệnh nhân ARDS sẽ được điều trị bằng nhiều phương pháp mới hiệu quả.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe