Hội chứng ruột kích thích khi mang thai: Những điều cần biết

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội tiêu hóa, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Hội chứng ruột kích thích (Irritable Bowel Syndrome – IBS) là vấn đề gặp ở 30% người trưởng thành. Đặc biệt, phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh hơn. Nếu duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học, hội chứng ruột kích thích khi mang thai có thể kiểm soát được và giữ cho thai nhi khỏe mạnh.

1. Hội chứng ruột kích thích khi mang thai là gì?

Hội chứng ruột kích thích là sự rối loạn chức năng ruột, IBS được định nghĩa là đau bụng tái phát, trung bình, ít nhất một ngày mỗi tuần trong ba tháng qua, liên quan đến hai hoặc nhiều tiêu chí sau:

  • Liên quan đến đại tiện
  • Liên quan đến sự thay đổi số lần đại tiện
  • Liên quan đến sự thay đổi về hình thái phân

Hội chứng ruột kích thích thường xảy ra sau nhiễm trùng đường ruột, dị ứng hoặc nhạy cảm với thức ăn, mất cân bằng nội tiết tố, căng thẳng thần kinh,... Bệnh tuy không đe dọa tới tính mạng nhưng gây nhiều ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh, việc điều trị tốn kém trong khi kết quả khá hạn chế.

Hội chứng ruột kích thích thường gặp ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do IBS thường gặp ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, mặt khác khi có thai các triệu chứng tiêu hóa dường như trầm trọng hơn vì tác động của hormone sinh dục nữ trên nhu động đường tiêu hóa.


Hội chứng ruột kích thích khi mang thai khiến chị em khó chịu, lo lắng.
Hội chứng ruột kích thích khi mang thai khiến chị em khó chịu, lo lắng.

2. Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích ở bà bầu

Hội chứng ruột kích thích có triệu chứng gì?

Các triệu chứng thường trầm trọng hơn sau khi ăn, giảm nhẹ sau khi đại tiện

3. Phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích khi mang thai


Trao đổi với bác sĩ phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích khi mang thai phù hợp
Trao đổi với bác sĩ phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích khi mang thai phù hợp

Trong thời kỳ mang thai, việc điều trị hội chứng ruột kích thích chủ yếu là làm giảm triệu chứng của bệnh bằng cách điều chỉnh lối sống. Cụ thể là:

  • Điều trị tâm lý: hội chứng ruột kích thích là bệnh lý liên quan tới thần kinh nên yếu tố tâm lý rất quan trọng trong việc điều trị bệnh. Bác sĩ cần giải thích cho bệnh nhân hiểu rõ bệnh không nguy hiểm tới sức khỏe để người bệnh phối hợp và tránh lo lắng, bất an, giúp điều trị hiệu quả hơn. Ngoài ra, trầm cảm cũng ảnh hưởng xấu tới chứng ruột kích thích ở bà bầu. Do đó, thai phụ cần thư giãn để làm dịu bệnh trạng và giúp thai nhi phát triển bình thường.
  • Thay đổi chế độ ăn: bổ sung chất xơ (hoa quả, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt) vào chế độ ăn hằng ngày của bà bầu có thể cải thiện triệu chứng táo bón và tiêu chảy. Tuy nhiên, thực đơn ăn uống của mẹ bầu không nên có quá nhiều chất xơ vì có thể gây chướng bụng đầy hơi. Bên cạnh đó, thai phụ nên tránh dùng caffeine hay các chất kích thích, thực phẩm sinh hơi như đậu, bông cải, cải bắp,... vì sẽ làm tăng triệu chứng khó chịu của bệnh.
  • Uống nhiều nước: mẹ bầu nên uống 8 – 10 cốc nước nhỏ mỗi ngày để cung cấp nước làm mềm phân, hạn chế táo bón. Ngoài ra, nước ép mận cũng có công dụng giảm táo bón cho bà bầu. Do đó, nếu được, thai phụ nên uống một chút nước mận ấm vào mỗi buổi sáng. Bên cạnh đó, bà bầu có thể uống nước gừng ấm để làm ấm bụng và chống buồn nôn.
  • Điều chỉnh lối sống: khi mắc hội chứng ruột kích thích, bà bầu nên luyện tập những bài thể dục nhẹ nhàng, tập thở sâu, đi bộ 30 phút mỗi ngày, hạn chế ngồi nhiều.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc: các loại thuốc giúp người mắc hội chứng ruột kích thích kiểm soát tình trạng tiêu chảy, táo bón và những triệu chứng khác. Tuy nhiên, một số thành phần của thuốc có thể không an toàn với phụ nữ mang thai. Vì vậy, thai phụ và gia đình nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dừng sử dụng thuốc cho tới khi sinh con hoặc chuyển sang dùng thuốc mới để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
  • Có thể sử dụng một số loại thảo dược cải thiện triệu chứng ruột kích thích nếu có sự tư vấn của bác sĩ.

Khi mắc hội chứng ruột kích thích khi mang thai, người bệnh nên giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan, ăn uống khoa học, tập luyện vừa sức và tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát các triệu chứng của bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe