Hội chứng đau cục bộ phức hợp (CRPS) có nguy hiểm?

Hội chứng đau cục bộ phức hợp là tình trạng đau thần kinh mạn tính sau tổn thương mô mềm, tiên lượng thường thay đổi, rất khó chẩn đoán. Bệnh có thể thuyên giảm hoặc duy trì ổn định trong nhiều năm. Tuy nhiên, ở một vài người bệnh có thể tiến triển và lan ra các cơ quan khác.

1. Hội chứng đau cục bộ phức hợp

Hội chứng đau cục bộ phức hợp là một dạng đau bất thường mạn tính, thường phát triển sau chấn thương mô mềm, phẫu thuật, đột quỵ hoặc đau tim. Tuy nhiên, cơn đau không tương ứng với mức độ nghiêm trọng của chấn thương ban đầu. Hội chứng đau cục bộ phức hợp thường ảnh hưởng đến một cánh tay hoặc một chân.

Hội chứng đau cục bộ phức hợp cực kỳ phổ biến, bệnh ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn nam giới và có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân của hội chứng đau cục bộ phức hợp vẫn chưa rõ. Để cải thiện tình trạng bệnh nhân cần phát hiện và điều trị sớm.

2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Hội chứng đau cục bộ phức hợp xảy ra với 2 loại, xuất hiện triệu chứng tương tự nhau. Tuy nhiên nguyên nhân lại khác nhau:


Hút thuốc có nguy cơ mắc phải hội chứng đau cục bộ phức hợp cao hơn người không hút thuốc
Hút thuốc có nguy cơ mắc phải hội chứng đau cục bộ phức hợp cao hơn người không hút thuốc

  • Loại 1: Được gọi là hội chứng rối loạn phản xạ cảm giác: Xảy ra sau khi bệnh nhân bị chấn thương hoặc bị bệnh làm tổn thương đến dây thần kinh. Hội chứng đau cục bộ phức hợp loại 1 chiếm khoảng 90%
  • Loại 2: Được gọi là đau dây thần kinh ngoại biên: Xảy ra sau một chấn thương thần kinh riêng biệt.

Yếu tố nguy cơ mắc phải hội chứng đau cục bộ phức hợp bao gồm:

  • Hút thuốc
  • Không vận động trong thời gian dài
  • Nghiện chất gây nghiện
  • Yếu tố di truyền
  • Căng thẳng tâm lý

3. Triệu chứng hội chứng đau cục bộ phức hợp


Teo cơ có thể là triệu chứng của hội chứng đau cục bộ phức hợp
Teo cơ có thể là triệu chứng của hội chứng đau cục bộ phức hợp

Hội chứng đau cục bộ phức hợp bao gồm những triệu chứng sau:

  • Đau rát hoặc đau nhói xuất hiện ở cánh tay, chân
  • Nhạy cảm với cảm giác sờ chạm hay lạnh
  • Sưng
  • Thay đổi nhiệt độ ở da, đổ mồ hôi hoặc cảm giác lạnh
  • Thay đổi kết cấu da
  • Thay đổi sự tăng trưởng của tóc và móng
  • Cứng khớp, sưng
  • Cơ co thắt, suy nhược và teo cơ
  • Giảm khả năng di chuyển phần cơ thể bị ảnh hưởng

Hội chứng đau cục bộ phức hợp có thể lan từ vị trí ban đầu đến nơi khác trong cơ thể. Cơn đau có thể trở nên tồi tệ hơn do căng thẳng về cảm xúc. Ở một số người, các dấu hiệu và triệu chứng có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Tuy nhiên, một số người lại có thể tự hết các triệu chứng.

4. Điều trị hội chứng đau cục bộ phức hợp


Thuốc giảm đau aspirin được sử dụng để đìu trị hội chứng đau cục bộ phức hợp
Thuốc giảm đau aspirin được sử dụng để đìu trị hội chứng đau cục bộ phức hợp

Hội chứng đau cục bộ phức hợp tiên lượng thường thay đổi, rất khó tiên đoán. Bệnh có thể thuyên giảm hoặc duy trì ổn định trong nhiều năm. Tuy nhiên, ở một vài người bệnh có thể tiến triển và lan ra các cơ quan khác. Điều trị hội chứng đau cục bộ phức hợp cần dựa trên từng trường hợp cụ thể. Một số phương pháp điều trị bao gồm:

4.1 Sử dụng thuốc

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị hội chứng đau cục bộ phức hợp bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: aspirin, ibuprofen và naproxen,... có thể giảm đau và viêm. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm đau mạnh hơn nếu các thuốc không cần toa không có tác dụng, chẳng hạn như thuốc opioid. Nếu được dùng với liều thích hợp, chúng có thể được chấp nhận để kiểm soát đau.
  • Thuốc chống trầm cảm và thuốc chống co giật như: Amitriptyline và thuốc chống co giật như gabapentin được sử dụng để điều trị đau bắt nguồn từ một dây thần kinh bị tổn thương.
  • Các loại thuốc steroid, như prednisone, có thể làm giảm viêm và cải thiện khả năng vận động ở chi bị ảnh hưởng.
  • Thuốc giảm tiêu xương: Nhằm ngăn ngừa hoặc ngăn chặn sự mất xương ví dụ như thuốc: alendronate và calcitonin.
  • Thuốc ức chế thần kinh giao cảm: Tiêm thuốc gây mê để chặn các sợi đau của dây thần kinh bị ảnh hưởng có thể làm giảm đau ở một số người.
  • Ketamine tiêm tĩnh mạch: Theo nghiên cứu liều thấp ketamine tiêm tĩnh mạch có thể làm giảm đau đớn đáng kể. Mặc dù giảm đau, nhưng thuốc này không giúp cải thiện chức năng.

Điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu có thể giúp giảm đau và cải thiện phạm vi chuyển động và sức cơ
Điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu có thể giúp giảm đau và cải thiện phạm vi chuyển động và sức cơ

4.2 Các liệu pháp

  • Chườm nóng hoặc lạnh: Chườm lạnh có thể làm giảm sưng và đổ mồ hôi, chườm nhiệt đối với những khu vực mát
  • Vật lý trị liệu: Tập thể dục nhẹ nhàng cho chân tay bị ảnh hưởng có thể giúp giảm đau và cải thiện phạm vi chuyển động và sức cơ. Bệnh càng được chẩn đoán sớm, các bài tập càng hiệu quả hơn.
  • Kích thích dây thần kinh điện xuyên qua da: Có thể làm giảm cơn đau mãn tính bằng cách truyền xung điện vào các đầu dây thần kinh.
  • Kỹ thuật phản hồi sinh học: Trong phản hồi sinh học, bệnh nhân sẽ học cách trở nên ý thức hơn về cơ thể của mình để có thể thư giãn cơ thể và giảm đau.
  • Kích thích tủy sống: Phương pháp này bác sĩ sẽ đưa các điện cực nhỏ dọc theo tủy sống. Một dòng điện nhỏ được truyền đến tủy sống sẽ giúp bệnh nhân giảm đau.
  • Sự tái phát của hội chứng đau cục bộ phức hợp xảy ra, đôi khi do yếu tố kích hoạt như tiếp xúc với lạnh hoặc cảm xúc căng thẳng dữ dội. Tái phát có thể được điều trị với liều thấp thuốc chống trầm cảm hoặc các thuốc khác.

Ngoài ra, chế độ sinh hoạt phù hợp cũng có thể giúp cho quá trình điều trị được hiệu quả hơn:

  • Duy trì các hoạt động hàng ngày bình thường nhất có thể.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, làm việc vừa sức
  • Uống vitamin C sau khi gãy xương cổ tay.
  • Vận động sớm sau khi bị đột quỵ.

Tóm lại, hội chứng đau cục bộ phức hợp (CRPS) là tình trạng đau thần kinh mạn tính sau tổn thương mô mềm hoặc xương, hay tổn thương dây thần kinh. Bệnh thường có tiên lượng thay đổi và khó đoán. Một số bệnh nhân có thể thuyên giảm hoặc duy trì ổn định trong nhiều năm. Tuy nhiên, ở một vài người bệnh có thể tiến triển và lan ra các cơ quan khác. Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp cho quá trình điều trị được hiệu quả. Do đó, khi xuất hiện những triệu chứng của hội chứng đau cục bộ phức hợp cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe