Hở van tim 3 là một trong những bệnh lý thường gặp trong các bệnh lý ở tim. Hở van tim 3 có nguy hiểm không là điều mà rất nhiều người quan tâm. Để hiểu rõ hơn về bệnh hở van ba lá và mức độ nguy hiểm của bệnh cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
1. Thế nào là hở van tim 3 lá?
Van 3 lá nằm giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải của tim, có tác dụng cho máu lưu thông theo một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Van 3 lá sẽ mở ra khi tâm nhĩ co lại để bơm máu vào tâm thất phải, van ba lá đóng lại khi tâm thất co tống máu vào động mạch phổi, để có thể ngăn dòng máu chảy ngược về tâm nhĩ.
Hở van tim 3 lá là tình trạng van không đóng kín hoàn toàn khi tâm thất phải co lại, để bơm máu lên động mạch phổi, khiến cho một phần máu bị trào ngược trở lại thất phải. Khi có một lượng máu chảy ngược trở lại tâm nhĩ thì tâm nhĩ phải cần phải hoạt động nhiều hơn và trở nên to ra, lâu dần gây suy chức năng tim phải và gây ra nhiều biến chứng như suy tim, rung nhĩ...
Hở van ba lá tùy theo mức độ mà được chia thành 4 mức độ khác nhau:
- Hở van tim tim 3 lá 1/4: Mức độ hở van ba lá nhẹ nhất, thông thường còn được gọi là hở van sinh lý, có thể gặp ở nhiều người khỏe mạnh bình thường.
- Hở van 2 lá 2/4: Mức độ hở van trung bình và cần tiến hành điều trị khi thấy có các triệu chứng.
- Hở van 3 lá 3/4 và 4/4: Mức độ hở van nặng và rất nặng, nguy cơ tiến triển thành biến chứng suy tim rất cao.
2. Hở van tim 3 lá có nguy hiểm không?
Hở van 3 lá là một bệnh lý nguy hiểm vì có thể gây ra nhiều biến chứng cấp tính, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của người bệnh.
Những biến chứng nguy hiểm của hở van 3 lá mà bạn có thể gặp như:
- Suy tim: Khi bị hở van tim, máu bị ứ lại tại tâm nhĩ và tâm thất phải khiến cho tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm bù cho lượng máu bị trào ngược. Theo thời gian, tâm thất dần dần giãn rộng và suy yếu, không đảm bảo chức năng vốn có.
- Rung nhĩ: Cơ tim của người bệnh bị giãn do máu ứ đọng lại tâm nhĩ. Hiện tượng này khiến quá trình dẫn truyền xung động bị rối loạn khiến cho tim đập bất thường. Rung nhĩ là biến chứng nguy hiểm nhất, nhịp tim của người bệnh có thể đạt từ 140-180 nhịp/phút, có nguy cơ dẫn đến ngừng tim. Một số trường hợp khác dễ hình thành huyết khối, làm tăng nguy cơ đột quỵ não do nguyên nhân từ tim.
- Đột quỵ não: Người bệnh khi bị hở van tim sẽ gặp phải các biến chứng như suy tim, rối loạn nhịp tim tạo điều kiện gây ra hình thành các cục máu đông, nếu cục máu đông này đi đến não, gây ra tai biến tắc mạch máu não. Đột quỵ là nguyên nhân lớn nhất gây ra tàn phế và đứng thứ 3 trong các nguyên nhân gây tử vong lớn nhất thế giới. Cho nên, cần kiểm soát tốt yếu tố nguy cơ từ tim để giảm thiểu nguyên nhân nhồi máu não.
- Gây ra các triệu chứng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh như mệt mỏi nhiều, khó thở, ho, phù nề...Những triệu chứng này thường gặp khi đã có biến chứng suy tim nặng, khiến người bệnh khó khăn trong việc thực hiện công việc hàng ngày, tự chăm sóc bản thân...
3. Cách chẩn đoán hở van 3 lá
Để chẩn đoán được bệnh hở van 3 lá người bệnh thường cần kết hợp dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng. Tuy nhiên, dấu hiệu thường không rõ ràng như mệt mỏi, khó thở, ho, phù...xảy ra khi mức độ hở từ trung bình trở lên.
Để chẩn đoán xác định cần áp dụng các biện pháp như:
- Siêu âm tim: Siêu âm tim là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất giúp phát hiện bệnh hở van tim 3 lá.
- Chụp MRI tim: Giúp đánh giá kích thước và đánh giá chức năng thất phải. Phương pháp chẩn đoán này sẽ được bác sĩ thực hiện nếu như hình ảnh siêu âm không đủ chất lượng, còn nghi ngờ.
- Phương pháp chẩn đoán khác: Một số biện pháp khác cũng giúp hỗ trợ chẩn đoán như chụp X-quang ngực, đo điện tâm đồ, xét nghiệm máu và có thể cần thực hiện thông tim.
4. Các biện pháp điều trị hở van 3 lá
Dựa vào nguyên nhân và mức độ hở van tim 3 lá, mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng các biện pháp điều trị bằng thuốc điều trị hoặc phẫu thuật. Cụ thể:
Điều trị hở van tim ba lá bằng thuốc:
- Các thuốc thường được các bác sĩ áp dụng để điều trị chứng hở van tim 3 lá bao gồm thuốc giãn mạch, thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc ức chế thụ thể AT1 của angiotensin, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu, thuốc chống ngưng kết tiểu cầu...Phương pháp điều trị này không thể giúp van tim đã bị hở trở lại bình thường. Nhưng lại giúp người bệnh cải thiện đáng kể các triệu chứng của bệnh và giúp ngăn ngừa biến chứng nguy cơ suy tim.
- Dùng các sản phẩm thảo dược: Đây là một phương pháp ngày nay được rất nhiều người quan tâm, bởi tính an toàn cao và hiệu quả đã được kiểm chứng. Một số những vị thuốc đông y đã được nghiên cứu sử dụng trong điều trị bệnh hở van 3 lá như Đan sâm, hoàng đằng...Những vị thuốc đông y này có tác dụng tăng cường sức mạnh cơ tim, hoạt huyết giúp lưu thông máu tốt hơn và hạn chế hình thành cục máu đông. Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm được bào chế sẵn giúp điều trị bệnh và hạn chế biến chứng nguy hiểm của hở van 3 lá. Tuy nhiên, nên lựa chọn những sản phẩm uy tín và có những nghiên cứu đầy đủ.
Phẫu thuật: Khi bệnh hở van tim 3 lá của người bệnh đã ở mức độ nặng và người bệnh không đáp ứng được với thuốc điều trị thì việc phẫu thuật sửa chữa hoặc thay thế van tim 3 lá là cần thiết. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định bạn thay van sinh học hoặc cơ học.
Ngoài ra, người bệnh cần áp dụng các biện pháp thay đổi lối sống để giúp bệnh được cải thiện tốt hơn, giảm nguy cơ khiến cho tình trạng bệnh nặng thêm. Một số biện pháp người bệnh cần chú ý là:
- Tăng cường chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi; Ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da...để có thể thay cho các loại thịt đỏ;
- Hạn chế mỡ động vật, các loại sữa nguyên kem, bơ, phô mai;
- Hạn chế đồ ăn nhanh, các thực phẩm đóng hộp chứa nhiều chất phụ gia.
- Ăn ít muối, chú ý là giảm Natri đưa vào cơ thể, bạn cần phải đọc kỹ thành phần các loại thực phẩm hay gia vị có chứa Natri.
- Hạn chế uống rượu, bia, cà phê và các chất kích thích.
- Không hút thuốc lá, thuốc lào, tránh khói thuốc.
- Tập luyện vừa sức như đi bộ, đạp xe, thái cực quyền, yoga, thiền,... 30 phút mỗi ngày.
Tóm lại, hở van 3 lá là một bệnh lý nguy hiểm bởi có thể gây ra rất nhiều biến chứng. Tuy nhiên, ở những giai đoạn sớm rất khó có thể nhận thấy các dấu hiệu của bệnh. Chính vì vậy cần phải thăm khám định kỳ để phát hiện ra sớm bệnh, từ đó có thể hạn chế những biến chứng nguy hiểm của thuốc.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.