Hiểu đúng về chỉ số progesterone cao

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Nội tiết tố progesterone là một hormone tự nhiên liên quan đến độ dày niêm mạc tử cung trong cơ thể người phụ nữ. Khi mang thai, hormon này sẽ tăng lên tự nhiên để thích ứng với sự phát triển của thai nhi trong tử cung. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, khi chỉ số progesterone cao có thể dẫn đến một loạt các phản ứng không mong muốn.

1. Nguyên nhân khiến progesterone cao

Chỉ số progesterone cao thường gặp ở phụ nữ mang thai. Khi bào thai phát triển, nồng độ progesterone cũng tăng lên. Trong thời kỳ mang thai, nếu mức progesterone tăng quá cao có thể gặp phải tình trạng đa thai (sinh đôi, sinh ba,...).

Những nguyên nhân phổ biến làm chỉ số progesterone cao ở phụ nữ:

  • Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt (kéo dài giai đoạn hoàng thể)
  • Giảm nồng độ estrogen trong cơ thể
  • Bổ sung quá nhiều progesterone (progesterone uống hoặc qua da)
  • Bổ sung quá mức với tiền chất hoặc tiền chất progesterone khác
  • Các vấn đề liên quan đến tuyến thượng thận, cũng như sự mất cân bằng hormone khác.

Ngoài ra khi chỉ số progesterone tăng, nguyên nhân cũng có thể tiềm ẩn một số bệnh lý như u nang buồng trứng, thai ngoài tử cung, ung thư buồng trứng.

2. Biểu hiện khi progesterone cao


Mệt mỏi, lảo đảo khi thức dậy là biểu hiện của progesterone tăng cao
Mệt mỏi, lảo đảo khi thức dậy là biểu hiện của progesterone tăng cao

Các triệu chứng này xuất hiện quá nhiều khi chỉ số progesterone cao, nhưng không phải là quá mức giới hạn cho phép. Mức độ hơi cao có thể đến từ việc uống nhiều progesterone hoặc trong giai đoạn hoàng thể của chu kỳ kinh nguyệt.

Các triệu chứng phổ biến như:

  • Biến động cân nặng (thường tăng cân nhẹ 5-10 cân).
  • Buồn ngủ, thức dậy lảo đảo hoặc mệt mỏi.
  • Cảm giác chán nản nhưng không quá trầm cảm.
  • Cảm giác bất ổn về thể chất, hơi chóng mặt, lo lắng hoặc chỉ cảm thấy căng thẳng.
  • Giữ nước, đầy hơi.
  • Thay đổi ham muốn tình dục (thường giảm ham muốn tình dục).

Những triệu chứng ít phổ biến hơn và thường chỉ xảy nếu chỉ số progesterone cao hơn quá mức cho phép:

  • Cơ thể nóng bừng (do quá tải các thụ thể estrogen)
  • Mất ngủ
  • Tăng khẩu vị
  • Lo lắng quá mức hoặc hoảng loạn
  • Phiền muộn
  • Tăng cân đáng kể

Nếu có các dấu hiệu liên quan đến vấn đề cân bằng hormone, bác sĩ có thể chỉ định làm xét nghiệm progesterone để kiểm tra. Thời gian để thực hiện xét nghiệm progesterone là 7 ngày trước khi có kinh nguyệt hoặc 7 ngày sau khi trứng rụng. Đây là thời điểm có thể phát hiện mức progesterone cao.

3. Các xét nghiệm đánh chỉ số progesterone cao

Kiểm tra biểu đồ nhiệt độ nền cơ thể BBT:

  • Là quá trình ghi lại nhiệt độ cơ mỗi ngày để nắm bắt thông tin liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Sau khi rụng trứng, ở phụ nữ có tình trạng tăng nhiệt độ cơ thể nhưng ổn định và tăng nhẹ.
  • Nếu nhiệt độ không đều hoặc liên tục cao, có thể có chỉ số progesterone cao.

Độ dài thời gian của giai đoạn hoàng thể (luteal phase):

  • Nếu thời gian rụng trứng ít hơn 11 ngày trước khi có kinh, đây có thể là dấu hiệu của khiếm khuyết liên quan đến giai đoạn hoàng thể.
  • Rụng trứng có thể được phát hiện thông qua việc sử dụng một thiết bị dò rụng trứng, hoặc biểu đồ BBT.

Kiểm tra hormone tuyến nước bọt:

  • Các xét nghiệm nội tiết có thể được thực hiện thông qua kiểm tra nước bọt.
  • Sau khi phân tích nước bọt, phòng xét nghiệm có thể xác định được mức progesterone cao hay thấp.

Kiểm tra lượng hormone có trong máu: Mặc dù xét nghiệm hormone từ nước bọt có thể tiện ích và không xâm nhập, nhưng xét nghiệm chỉ số hormone có trong máu giúp xác định một số thông tin quan trọng của cơ thể bạn.

4. Cách điều trị khi chỉ số progesterone cao


Có thể duy trì sự cân bằng của hormone bằng việc xây dựng lối sống khỏe mạnh như tập thể dụng thường xuyên
Có thể duy trì sự cân bằng của hormone bằng việc xây dựng lối sống khỏe mạnh như tập thể dụng thường xuyên

Điều trị progesterone cao phần lớn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Vì vậy cần phải làm các xét nghiệm progesterone để xác định được nguyên nhân làm chỉ số progesterone cao từ có có hướng điều trị thích hợp.

Liệu pháp thay thế hormone:

  • Hình thức trị liệu này liên quan đến việc sử dụng thuốc chứa hormone để giải quyết sự mất cân bằng của progesterone.
  • Cần lưu ý rằng liệu pháp thay thế hormone có nhiều tác động tiêu cực và có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, ung thư vú, đột quỵ và bệnh tim.

Giải pháp thảo dược:

Một số phụ nữ có thể muốn thử các liệu pháp thảo dược để kiểm soát các triệu chứng liên quan đến mức progesterone cao. Hai loại thảo mộc có khả năng hiệu quả nhất là:

  • Các loại thảo mộc chứa phytoestrogen, chẳng hạn như thiên ma (black cohosh), cung cấp hợp chất estrogen từ thực vật cho cơ thể, giúp loại trừ sự mất cân bằng hormone.
  • Các loại thảo mộc không chứa estrogen, như macafem, hỗ trợ các tuyến nội tiết tăng sản xuất hormone.

Lưu ý, không được tự ý sử dụng các loại thảo dược này khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ.

Thay đổi lối sống để duy trì sự cân bằng của hormone:

  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Ăn uống lành mạnh, ăn các thực phẩm làm tăng lượng estrogen cho cơ thể như đậu nành, anh đào, khoai tây, lúa mì, gạo, táo.
  • Cùng với các thực hành giảm stress như thiền và yoga.

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ progesterone cao, bạn nên lựa chọn một địa chỉ thăm khám uy tín. Các bác sĩ sẽ kiểm tra và có thể chỉ định bạn thực hiện xét nghiệm để đánh giá nồng độ progesterone.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe