Suy giảm thính lực ở người cao tuổi thường gặp, gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ. Cùng tìm hiểu rõ hơn về suy giảm thính lực ở người già để từ đó có những biện pháp cải thiện hiệu quả.
1. Suy giảm thính lực là gì?
Suy giảm thính lực là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nghe âm thanh. Tình trạng này thường xảy ra ở người già do quá trình lão hoá và gây ra cho họ nhiều ảnh hưởng trong sinh hoạt. Nhiều người tự thu mình, do cảm giác tự ti. Thế nhưng, suy giảm thính lực ở người già không phải là một bệnh nan y. Bệnh vẫn có thể được cải thiện nhờ các biện pháp của y khoa, gồm cả dùng thuốc và các thiết bị hỗ trợ khác.
2. Nguyên nhân suy giảm thính lực ở người già
Trong khi nghe, âm thanh ở dạng dao động của không khí sẽ được tai ngoài tiếp thu đưa đến màng nhĩ. Điều này sẽ khiến cho màng nhĩ rung ở tần số, biên độ nhất định. Chuyển động này sẽ được khuếch đại bởi hệ thống xương nhỏ trong tai giữa. Tín hiệu dưới dạng dao động tiếp tục được truyền qua chất lỏng bên trong tai đến vị trí ốc tai. Các tế bào lông trong ốc tại sẽ xử lý thông tin được mã hoá trong các rung động này thành tín hiệu đến hệ thần kinh truyền đến vỏ thính giác qua dây thần kinh ốc tai.
Khi bạn già đi các bộ phận như:
- Mạch máu;
- Tế bào thần kinh hoạch xoắn ốc hướng tâm;
- Tế bào lông;
Các tế bào này bắt đầu lão hoá theo tuổi tác. Nó không còn nhạy với các tín hiệu âm thanh. Điều này khiến cho tình trạng suy giảm thính lực người già xuất hiện. Bên cạnh đó, còn một số nguyên nhân cũng ảnh hưởng đến suy giảm thính lực ở người cao tuổi như:
- Tiếng ồn: Môi trường sống có nhiều tiếng ồn, tần số âm thanh lớn kéo dài có thể khiến cho các tế bào lông trong ốc tai bị ảnh hưởng. Chúng bị hỏng và không thể phục hồi trở lại, khiến cho khả năng nghe của bạn bị giảm.
- Bệnh lý: Người cao tuổi có rất nhiều nguy cơ bệnh lý. Đặc biệt là nhóm bệnh tim mạch, tiểu đường... chúng gây ra các biến chứng tổn thương mạch máu nhỏ. Từ đó, gây ra tình trạng suy giảm thính lực ở người già.
- Thuốc: Người già có nhiều nguy cơ bệnh lý do đó họ thường phải dùng các loại thuốc. Trong khi đó, thuốc, tác dụng phụ của thuốc cũng là một nguyên nhân khiến cho họ dễ bị suy giảm thính lực.
- Yếu tố khác: Di truyền, Viêm tai giữa và các bệnh toàn thân khác;
Các yếu tố này cũng có thể gây ra tình trạng suy giảm thính lực ở người già.
3. Nhận biết suy giảm thính lực ở người cao tuổi
Suy giảm thính lực ở người cao tuổi có dấu hiệu nhận biết gồm:
- Khó khăn trong giao tiếp do nghe kém, không nghe rõ người khác nói;
- Phải hỏi lại nhiều lần câu hỏi vì nghe không rõ;
- Xem tivi, đài, ... ở âm lượng cao;
- Khi nói chuyện thường xuyên có từ hả? cái gì? Gì cơ? Nói lại đi?...;
- Khó/ không nghe được âm thanh nhỏ như tiếng gió thổi, nước chảy, ...;
- Không nghe được nếu người khác nói thầm;
- Ù tai;
Nếu như bạn đang có biểu hiện này, rất có thể bạn đang bị suy giảm thính lực. Hãy chủ động gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị.
4. Suy giảm thính lực ở người cao tuổi ảnh hưởng gì?
Suy giảm thính lực người già tuy không đe doạ tính mạng, nhưng nó lại khiến cho họ gặp phải nhiều hệ luỵ như:
- Rối loạn chức năng nhận thức;
- Cô lập khỏi xã hội;
- Mất an toàn;
- Tâm lý buồn bực, tress;
Những hệ luỵ này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sống của người bệnh khi về già. Do đó, việc phát hiện sớm, điều trị suy giảm thính lực ở người cao tuổi là rất cần thiết.
Để hạn chế tình trạng suy giảm thính lực ở người già, bạn cần chú ý tầm soát sớm. Với những người trên 60 tuổi có thể thực hiện sàng lọc thính lực 1 lần/ năm, hoặc khi có các biểu hiện nghe kém, lãng tai... bạn có thể đến cơ sở y tế để đo thính lực.
Ngoài ra, để hạn chế suy giảm thính lực ở người cao tuổi, bạn cũng tạo cho mình lối sống khoa học. Chú ý vận động theo sức khoẻ của bản thân, nói không với thuốc lá và rượu/ bia. Hãy vệ sinh đôi tai sạch sẽ và tránh những nơi có nhiều tiếng ồn, âm thanh lớn.
5. Khắc phục suy giảm thính lực ở người già
Suy giảm thính lực là gì? Đây là tình trạng nghe kém, có vấn đề về thính lực. Để khắc phục, bạn cần chủ động đi khám để được bác sĩ tư vấn. Bác sĩ sẽ có các cách chẩn đoán bệnh để đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.
Chẩn đoán suy giảm thính lực ở người già
Chẩn đoán suy giảm thính lực ở người già gồm các phương pháp như:
Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ thăm khám trực tiếp, đánh giá các yếu tố:
- Bệnh sử;
- Tiền sử gia đình;
- Thuốc;
- Chấn thương;
- Biểu hiện ở tai/mũi/họng;
- ...
Các đánh giá này cùng với các kết quả cận lâm sàng sẽ giúp bác sĩ đưa ra kết luận chính xác về suy giảm thính lực ở người cao tuổi.
Đo thính lực đồ
Đây là phương pháp đánh giá khả năng nghe âm thanh ở các âm lượng, tầm số khác nhau. Âm thanh đơn được truyền tải qua tai nghe cho một bên tai. Bạn sẽ được bác sĩ hỏi có nghe thấy không. Kết quả này được diễn giải ở dạng thính lực đồ, biểu đồ.
Các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh
Với các bệnh có liên quan đến suy giảm thính lực ở người già như:
- Rối loạn lipid máu;
- Tiểu đường;
- Rối loạn chức năng thận;
- ...
Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định làm các chẩn đoán hình ảnh như chụp MRI – đánh giá vấn đề thần kinh có liên quan đến suy giảm thính lực.
Chẩn đoán phân biệt
Suy giảm thính lực ở người già cũng được chẩn đoán phân biệt với nhiều bệnh lý khác như:
- Viêm tai;
- Bệnh Ménière;
- Chấn thương não;
- Bệnh tự miễn;
- Xốp xơ tai;
- Khối u;
- ...
Nếu suy giảm thính lực ở người già do dẫn truyền, lúc này bác sĩ sẽ đánh giá các chẩn đoán thay thế cho bệnh ở người cao tuổi như:
- Nút ráy tai;
- Tắc nghẽn khối u;
- Viêm tai;
- Thủng màng nhĩ;
- Xốp xơ tai;
- Cholesteatoma;
- ...
Sau khi có kết quả toàn, bác sĩ sẽ đọc kết quả, đưa ra kết luận về tình trạng suy giảm thính lực. Từ đó, tư vấn các biện pháp khắc phục suy giảm thính lực.
6. Hạn chế suy giảm thính lực ở người già
Tuổi tác có ảnh hưởng trực tiếp đến thính giác, đó là quá trình lão hoá tự nhiên. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể can thiệp nhằm cải thiện, hỗ trợ, trì hoãn các hệ luỵ mà suy giảm thính lực ở người cao tuổi gây ra. Giúp họ có thể sống vui, khoẻ, có ích hơn.
Một số biện pháp hỗ trợ giúp cải thiện chức năng nghe ở những đối tượng người cao tuổi bị suy giảm thính lực như:
- Dùng máy trợ thính;
- Phẫu thuật;
- Cấy điện cực ốc tai;
Bên cạnh đó, việc quản lý suy giảm thính lực ở người già cũng cần có sự phối hợp của nhiều chuyên khoa khác như:
- Tai – mũi – họng;
- Ung bướu;
- Thần kinh;
Do đó, người già khi bị suy giảm thính lực cần đến các bệnh viện có đầy đủ các chuyên khoa kể trên, có thiết bị y tế hiện đại để được đánh giá chuyên sâu các vấn đề bao gồm:
- Thính học;
- Tai – mũi – họng;
- Thần kinh học;
- Lão khoa;
- Ung thư;
- Tâm thần;
Như vậy, suy giảm thính lực ở người cao tuổi là một vấn đề thường gặp. Nó là kết quả của quá trình lão hoá tự nhiên của cơ thể. Dĩ nhiên không phải tất cả người già đều bị suy giảm thính lực. Khi bị suy giảm thính lực, bạn hãy chủ động đi kiểm tra, điều trị để có thể làm giảm các ảnh hưởng mà bệnh gây ra với sức khỏe, từ đó giúp chất lượng cuộc sống được nâng cao.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là bệnh viện đa khoa có chức năng thăm khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng như: viêm xoang, viêm mũi, viêm mũi dị ứng, viêm mũi mãn tính, viêm amidan, viêm đau họng, ù tai và nhiều các căn bệnh khác. Tại Vinmec cũng đã thực hiện chẩn đoán, điều trị nội soi bằng các phương pháp y học hiện đại với các bệnh lý tai mũi họng, không chỉ đem lại hiệu quả cao mà còn hạn chế tối đa biến chứng bệnh tái phát. Có được thành công lớn là bởi Vinmec luôn trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại, các quy trình thăm khám, điều trị được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm sẽ đem lại kết quả điều trị bệnh tối ưu cho Quý khách hàng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.