Giới tính: Một số khác biệt về khả năng chịu đau

Từ lâu, theo truyền thuyết về nữ giới, nam giới được mô tả là có sức chịu đau kém hơn so với nữ. Theo đó, một tác động gây đau dù là nhỏ nhất cũng khiến nam giới trở nên yếu ớt và đau đớn. Trong khi phụ nữ, mặt khác có thể chịu đựng những sự đau đớn nhiều hơn.

Trên thực tế, khi tăng tác động gây đau từ thấp đến cao, hầu hết phụ nữ đều sẽ có khả năng chịu đựng, chiến đấu với nỗi đau mà không nao núng. Tuy nhiên, dựa trên các bằng chứng khoa học thì truyền thuyết này có thể không đúng. Nam giới được khoa học để chứng minh có sức chịu đau tốt hơn nữ giới. Vậy có sự khác biệt gì về khả năng chịu đau liên quan đến giới tính không?

1. Tháo gỡ bí ẩn về cảm giác đau

Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tại trường đại học Washington, Seattle dường như chỉ ra rằng đối với nhiều tác nhân gây đây khác nhau (nhưng không phải tất cả các loại) khi kích thích gây đau, phụ nữ có khả năng chịu đau thấp hơn so với nam giới.

Tuy nhiên, việc xác định một cách chính xác nam giới hay nữ giới có sức chịu đau với tất cả các loại cảm giác đau vẫn còn là một câu đố mà các nhà khoa học vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng.

Thực tế là, không ai thực sự biết chắc chắn nữ giới hay nam giới có những cảm nhận đau khác nhau hay không và cách họ phản ứng với nỗi đau như nào?

Có rất nhiều yếu tố liên quan đến những về các chuẩn mực xã hội, văn hóa và các yếu tố khác đã được báo cáo liên quan đến cảm giác đau nó có thể không liên quan đến cơ sở sinh học nào cả.

Hiện tại, cảm giác đau được biết có liên quan đến các cơ sở sinh học, tuy nhiên đến nay không có cách nào thật sự chính xác để kiểm tra cảm giác đau.

Các nhà nghiên cứu đã cố gắng trong nhiều thập kỷ để giải mã bí ẩn về cảm giác đau. Một bước đột phá quan trọng đến vào giữa những năm 1960 khi các nhà khoa học phát hiện ra rằng bộ não có thể thay đổi hoặc điều chỉnh hệ thống thần kinh để đáp ứng với cơn đau. Cho đến lúc đó người ta tin rằng sự kết nối thần kinh – não bộ và cảm giác đau là cố định và dễ dàng bị thay đổi.

Một số nghiên cứu thử nghiệm cho thấy hệ thống điều chế cơn đau giữa nam và nữ có thể khác nhau. Vì ở nữ giới cũng có thể có sự tham gia của hệ thống nội tiết phức tạp liên quan đến estrogen.


Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tại trường đại học Washington, Seattle chỉ ra rằng phụ nữ chịu đau kém hơn đàn ông
Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tại trường đại học Washington, Seattle chỉ ra rằng phụ nữ chịu đau kém hơn đàn ông

Những năm 1990 là thời điểm bùng nổ các nghiên cứu về cảm giác đau. Những gì chúng ta biết bây giờ là cơn đau bắt đầu khi thụ thể cảm nhận đau (nociceptive) nằm khắp cơ thể ở các dây thần kinh ngoại biên, tiếp nhận các kích thích gây đau từ các mô gần đó.

Các thụ thể sau khi các kích thích sẽ giải phóng các chất trung gian hóa học có trong các tế bào thần kinh. Những chất này giúp dẫn truyền xung thần kinh và thông báo cho não bộ biết về các thông tin gây đau. Các chất hóa học được chứa tại một phần của tủy sống được gọi là sừng trước của tủy sống và được giải phóng lên não. Não bộ sẽ ghi nhận thông tin về cảm giác đau và vị trí đau, từ đó mà chúng ta cảm nhận được cơn đau tại vị trí bị kích thích.

Ngay cả khi gây mê toàn thân, hệ thống thần kinh trung ương của bệnh nhân vẫn báo động và dẫn truyền các xung thần kinh đau từ các thụ thể cảm giác qua các dây thần kinh, vào tủy sống và lên não.

Não phản ứng bằng cách giải phóng glutamate đến tủy sống, một chất hóa học giúp tái hoạt hệ thần kinh trung ương và tạo ra một ký ức vật lý về cơn đau.

2. Cảm nhận cảm giác đau

Cảm giác đau được cảm nhận tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó bao gồm cả khả năng nam giới và nữ giới cảm nhận đau và các khía cạnh sinh lý/xã hội của cảm giác đau. Về mặt tài chính, cảm giác gây đau chắc chắn sẽ có giá trị.

Theo tổ chức Đau Hoa Kỳ, chi phí hàng năm ở Hoa Kỳ để điều trị giảm đau là khoảng 100 tỷ đô la, bao gồm 515 triệu chi phí cơ hội do các ngày làm việc bị mất. Khoảng 25 triệu người Mỹ chịu đựng các cơn đau cấp tính do chấn thương hoặc phẫu thuật.

Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy sự khác biệt rõ ràng về mức độ chịu đau giữa nam và nữ. Các tình nguyện viên là nam và nữ giới được kiểm tra về khả năng chịu nhiệt và các loại thử nghiệm về kích thích gây đau khác. Nữ có cảm giác đau ở nhiệt độ thấp hơn so với nam giới.


Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy sự khác biệt rõ ràng về mức độ chịu đau giữa nam và nữ
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy sự khác biệt rõ ràng về mức độ chịu đau giữa nam và nữ

Nghiên cứu đã cho thấy phụ nữ có ngưỡng chịu đau và khả năng chịu đau thấp hơn nam. Nghiên cứu đã được thực hiện trong môi trường lý tưởng và nhất quán để chứng minh được kết quả này.

Để đo lường sự khác biệt về khả năng chịu đau giữa nam và nữ, các nhà nghiên cứu sử dụng một công cụ gọi là effect size, so sánh sự khác biệt giữa các nhóm và sự khác biệt trong mỗi nhóm.

Ở quy mô nhỏ, vừa và lớn, sự khác biệt về khả năng chịu đau giữa nam và nữ được nằm ở mức trung bình. Trong phân độ nhiệt độ theo centigrade (độ C) sự khác biệt có ý nghĩa nam giới có thể chịu đựng hơn nữ giới khoảng 1.5oC.

Những phát hiện này thực sự đặt ra nhiều câu hỏi về các yếu tố liên quan khác liên quan đến cảm giác đau ở nữ giới. Chẳng hạn, các nhà nghiên cứu muốn biết, chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ đóng vai trò gì trong khả năng chịu đau.

Phụ nữ biết không nên tẩy lông chân ngay trước khi có kinh nguyệt vì có thể nó đau hơn nhiều so với lúc khác lần trong chu kỳ của họ. Vì vậy, có thể yếu tố nội tiết tố đang ảnh hưởng đến nhận thức của cơn đau ở nữ giới.

Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cũng cho thấy rằng trong giai đoạn tiền kinh nguyệt, phụ nữ nhạy cảm hơn với hầu hết các loại kích thích đau hơn so với các giai đoạn khác trong chu kỳ kinh nguyệt.

Vì vậy, có rất nhiều tương tác phức tạp giữa các hệ thống khác nhau của cơ thể thay vì chỉ có liên quan đến nồng estrogen thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt.


Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cũng cho thấy rằng trong giai đoạn tiền kinh nguyệt, phụ nữ nhạy cảm hơn với hầu hết các loại kích thích đau
Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cũng cho thấy rằng trong giai đoạn tiền kinh nguyệt, phụ nữ nhạy cảm hơn với hầu hết các loại kích thích đau

3. Điều trị đau đặc hiệu theo giới tính?

Một câu hỏi khác mà các nhà nghiên cứu muốn trả lời về kết quả nghiên cứu có sự khác biệt trong phòng thí nghiệm này có ý nghĩa lâm sàng nào không? Nói cách khác, làm thế nào các bác sĩ có thể sử dụng dữ liệu để giúp đỡ bệnh nhân? Đó là một số câu hỏi đang bắt đầu được giải quyết, nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu thêm để hiểu rõ được sự khác biệt về cảm giác đau ở nam và nữ giới.

Ngày nay, khi một người đàn ông hoặc một người phụ nữ bước vào văn phòng bác sĩ, bệnh nhân sẽ được đánh giá và điều trị cơn đau theo cùng một phương pháp tùy thuộc vào bệnh lý mà bệnh nhân đang mắc phải chứ hầu như không có sự khác biệt liên quan đến giới tính trong việc điều trị đau.

Tuy nhiên, điều đó có thể thay đổi trong tương lai rất gần. Các nghiên cứu được thiết kế tốt hơn đang được tiến hành và khá nhiều điều đang diễn ra sẽ mang lại một số câu trả lời trong những năm sắp tới.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe