Giảm tắc nghẽn do ngạt thở ở trẻ nhỏ

Ngạt mũi, khó thở ở trẻ em là một vấn đề phổ biến làm cho các bà mẹ lo lắng, nhất là mỗi khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa. Các phụ huynh hãy cùng tìm hiểu để biết và nắm rõ các phương pháp hỗ trợ điều trị khi trẻ em bị ngạt mũi do cảm lạnh, cúm, viêm mũi, viêm họng, ...

1. Dùng thuốc nào để giảm ngạt mũi, khó thở ở trẻ em?

Tùy vào nguyên nhân, bác sĩ hoặc dược sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ dùng thuốc để vừa điều trị nguyên nhân và làm giảm nhẹ các triệu chứng ngạt mũi, khó thở ở trẻ em. Nếu nguyên nhân là do kích ứng thì việc dùng thuốc thông mũi như thuốc Oxymetazoline có thể giúp làm giảm sưng và giảm đau hiệu quả. Nếu ngạt mũi, khó thở ở trẻ em là do dị ứng, thuốc chống dị ứng như các thuốc kháng histamine sẽ giúp giảm sưng, làm hết nghẹt mũi.

XEM THÊM: Nên dùng thuốc gì để dứt điểm tình trạng nghẹt mũi và ngứa mũi ở trẻ?


Thuốc Oxymetazoline có tác dụng điều trị ngạt thở, khó thở ở trẻ sơ sinh
Thuốc Oxymetazoline có tác dụng điều trị ngạt thở, khó thở ở trẻ sơ sinh

2. Giảm ngạt mũi, khó thở ở trẻ em bằng biện pháp không dùng thuốc như thế nào?

Bên cạnh việc dùng thuốc, có nhiều biện pháp hữu ích cha mẹ có thể thực hiện để giúp trẻ bị ngạt mũi cảm giác dễ chịu và ngủ ngon hơn nhanh chóng và hiệu quả như sau

2.1 Liệu pháp massage

Massage là một cách đơn giản có thể áp dụng ngay để giảm triệu chứng ngạt mũi, khó thở ở trẻ em. Một số động tác massage hiệu quả khi trẻ bị ngạt mũi bao gồm:

  • Nhẹ nhàng massage điểm giữa lông mày trong 1 phút giúp ngăn ngừa tình trạng khô niêm mạc mũi, đồng thời điều chỉnh áp lực trong xoang trán hiệu quả và giảm ngạt mũi, khó thở ở trẻ em.
  • Xoa tròn hai bên cánh mũi trong 1 đến 2 phút có thể giúp khai thông hốc mũi, làm cho việc hỉ mũi dễ dàng hơn.
  • Massage điểm giữa môi trên và mũi trong 2 đến 3 phút có tác dụng hỗ trợ giảm sưng các mao mạch trong mũi, làm đường thở trở nên thông thoáng, dễ chịu.

2.2 Rửa mũi bằng nước vô trùng và nhỏ nước mũi sinh lý

Để đảm bảo vệ sinh và rửa mũi hiệu quả, các phụ huynh nên sử dụng dụng cụ chuyên dụng để làm sạch mũi, lấy hết chất bẩn, vi khuẩn, vi-rút, làm giảm ngạt mũi, khó thở ở trẻ em theo các bước sau đây:

  • Cho trẻ đứng trước bồn rửa mặt, đặt vòi của bình rửa mũi vào một bên lỗ mũi của trẻ, bơm và để trẻ nghiêng đầu cho đến khi nước chảy vào lỗ mũi bên này và đi qua lỗ mũi bên kia cuốn theo chất nhầy ra ngoài.
  • Làm tương tự với bên lỗ mũi còn lại ngay cả khi trẻ bị ngạt mũi chỉ ở một bên vì hai bên mũi thông với nhau qua xoang mũi.

Ngoài ra, khi trẻ bị ngạt mũi, cha mẹ nên sớm áp dụng việc nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý để tăng độ ẩm cho xoang mũi, làm loãng dịch nhầy, dễ hỉ mũi và giảm ngạt mũi, khó thở ở trẻ em.


Nước muối sinh lý có tác dụng rửa sạch chất nhầy trong mũi trẻ
Nước muối sinh lý có tác dụng rửa sạch chất nhầy trong mũi trẻ

2.3 Tắm nước ấm, xông hơi, và sử dụng máy tạo độ ẩm

Tắm nước ấm có rất nhiều tác dụng tốt, trong đó có thể giúp cải thiện tình trạng ngạt mũi, khó thở ở trẻ em. Phương pháp này rất đơn giản: trẻ bị ngạt mũi hít thở hơi nước ấm trong nhà tắm để giúp dịch nhầy trong xoang mũi lỏng ra và giảm viêm.

Tương tự như tắm nước ấm, các phụ huynh cũng có thể làm giảm ngạt mũi, khó thở ở trẻ em bằng các chuẩn bị và hướng dẫn trẻ thực hiện xông hơi như sau:

  • Chuẩn bị một thau nước nóng, thêm tinh dầu xả, tràm hoặc oải hương nếu có.
  • Cho trẻ ngồi lên một chiếc ghế ngay cạnh thau nước sao cho khoảng cách giữa mặt và thau nước nóng không quá gần.
  • Lấy một cái khăn to trùm kín đầu để hơi nước trong thau bốc lên xông vào mũi trong khoảng 10 phút.
  • Xông mũi 2 đến 3 lần/tuần để điều trị ngạt mũi, khó thở ở trẻ em.

Với biện pháp này, các cha mẹ nên theo dõi con trong khi xông hơi để đề phòng nguy cơ bỏng ở trẻ.

Ngoài ra, sử dụng máy tạo độ ẩm sẽ giúp điều chỉnh độ ẩm trong không khí về mức hợp lý nhất, từ đó làm dịu các mô bị kích thích; các mạch máu bị sưng trong mũi và xoang, gián tiếp làm loãng chất nhầy trong xoang mũi; giúp dịch nhầy thoát ra ngoài dễ dàng hơn; hỗ trợ hoạt động hít thở bình thường của khoang mũi, từ đó làm cải thiện triệu chứng ngạt mũi, khó thở ở trẻ em.

XEM THÊM: Làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi?

2.4 Đắp khăn hoặc gạc ấm

Đây là một trong những cách làm giảm ngạt mũi, khó thở ở trẻ em tại nhà thường được áp dụng để thay thế cho phương pháp xông hơi. Chườm ấm lên mũi sẽ giúp trẻ bị ngạt mũi cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn, đồng thời cũng làm giảm tình trạng viêm sưng trong lỗ mũi. Cách thực hiện phương pháp này như sau:

  • Nhúng khăn (hoặc gạc) sạch vào thau nước nóng (có thể nhỏ tinh dầu sả, cam, tinh dầu hoa oải hương), sau đó vắt khô khăn.
  • Gấp khăn lại làm đôi và đắp lên sống mũi.
  • Khi khăn nguội, nhúng lại vào thau nước nóng và lặp lại 3 đến 4 lần.
  • Thực hiện đắp khăn mỗi ngày, nhất là trước khi trẻ đi ngủ để cải thiện triệu chứng, và giúp trẻ bị ngạt mũi dễ ngủ hơn.

Chườm ấm mũi là một biện pháp giúp trẻ đỡ ngạt mũi
Chườm ấm mũi là một biện pháp giúp trẻ đỡ ngạt mũi

2.5 Uống nhiều nước, dùng trà gừng hoặc chanh mật ong

Uống đủ nước (có thể là nước lọc, nước trái cây và nước ép rau củ) sẽ làm loãng chất nhầy trong mũi, làm ngạt mũi, khó thở ở trẻ em bị ngạt mũi. Đồng thời, bổ sung nước còn làm giảm áp lực trong xoang, giúp giảm viêm, giảm kích ứng mũi.

Bên cạnh đó, dùng gừng pha trà có thể chữa ngạt mũi, khó thở ở trẻ em hiệu quả. Phụ huynh lấy gừng tươi rửa sạch, cạo sạch vỏ và thái lát nhỏ rồi cho vào một cốc nước nóng, đợi khoảng 15 phút cho đến khi nước trong cốc chuyển màu vàng. Bên cạnh đó, uống nước chanh nóng pha mật ong là một cách rất tốt để làm giảm ngạt mũi, khó thở ở trẻ em.

Nghẹt mũi kéo dài làm trẻ thường xuyên cảm thấy khó thở. Tình trạng này kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến trẻ vô cùng khó chịu. Các bậc cha mẹ có thể áp dụng các cách trên để giảm nghẹt mũi, khó thở cho trẻ. Tuy nhiên, nếu áp dụng các biện pháp trên không đem lại kết quả thì cha mẹ cần sớm đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.

Khoa Nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: Sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi ở trẻ,....Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe