Giám sát việc sử dụng mạng xã hội của trẻ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Lê Thu Phương - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Ngày càng nhiều phụ huynh cho trẻ dùng điện thoại thông minh để bé chịu ngoan ngoãn ngồi yên, nhưng liệu “người giữ trẻ” này có luôn dạy cho con bạn những điều tốt không? Khi trẻ dùng mạng xã hội và thiết bị điện tử nói chung, dù chỉ vài phút online cũng có thể gặp phải vấn đề.

1. Vấn đề trẻ dùng điện thoại và mạng xã hội

Ngày nay, hầu hết các bậc cha mẹ đăng thông báo mang thai và sinh nở lên mạng xã hội, thiết lập trang cá nhân cho những đứa trẻ chưa sinh, chia sẻ tất cả những niềm vui và nỗi buồn của việc làm cha mẹ lên Internet. Vì thế, không ngạc nhiên khi trẻ em cũng đang bị hút vào Tiktok hay Youtube. Nhiều bậc cha mẹ nghĩ mạng xã hội là vấn đề của lứa tuổi thanh thiếu niên và tuổi teen, đồng thời cho rằng đứa con nhỏ của họ chỉ thích chơi game và xem video.

Theo khảo sát trên hơn 1.000 gia đình, gần một nửa số trẻ em từ 5 - 8 tuổi biết truy cập mạng xã hội và 1/5 trẻ dùng điện thoại có tài khoản riêng. Nhiều trẻ 5 tuổi bị thu hút bởi game online với các người chơi thực sự hơn là chơi ngoại tuyến, và các bé cũng thích xem video chơi game trên YouTube - một trang web truyền thông xã hội. Trẻ em cũng hào hứng kết nối với bạn bè trên Tiktok và Instagram. Có thể bạn chưa biết, nhưng trong suy nghĩ của các thiếu niên hiện nay “Facebook là dành cho những người già”.

Có thể không phải là vấn đề lớn khi trẻ 6 tuổi xin được chơi game online với bạn bè. Tuy nhiên việc mở cánh cửa cho con đến với thế giới mạng xã hội có nguy cơ dẫn đến một loạt vấn đề: bắt nạt trên mạng, hacker hoặc bắt cóc, phân biệt giới tính, hình ảnh không phù hợp, không còn thời gian dành cho gia đình, bạn bè, bài tập ở trường và những sở thích khác.

Một số ứng dụng và trang web đòi hỏi phải có sự cho phép của cha mẹ khi trẻ em dưới 13 tuổi đăng ký tài khoản và giới hạn nội dung dữ liệu. Các trang web như Facebook và Instagram không cho phép trẻ em dưới 13 tuổi tham gia, tuy nhiên trẻ có thể dễ dàng giả mạo tuổi để mở tài khoản.

Là cha mẹ, trước hết bạn cần tìm hiểu xem trẻ em nói chung và con của bạn thường truy cập mạng để làm gì. Sau đó, bạn có thể nói cho con biết về những cạm bẫy tiềm ẩn của mạng xã hội, đồng thời chỉ khuyến khích trẻ tạo lập những thói quen lành mạnh và hành vi phù hợp.


Trẻ dùng mạng xã hội tiềm ẩn nhiều rủi ro
Trẻ dùng mạng xã hội tiềm ẩn nhiều rủi ro

2. Khi cha mẹ đăng con cái lên mạng xã hội

Một số phụ huynh đã tạo tài khoản Facebook cho con mình khi bé mới 1 tháng tuổi (bằng cách khai man ngày sinh). Họ sử dụng tài khoản này như một quyển nhật ký trực tuyến, để lưu giữ những kỷ niệm cho con mình. Có người cẩn thận hơn bằng cách tránh đăng bài viết nhạy cảm, như video khi bé cắt dây rốn hoặc tập ngồi bô. Thay vào đó, họ chủ yếu đăng tải những hình ảnh vui vẻ, hạnh phúc.

Mặc dù đây là một xu hướng đang gia tăng, nhưng con bạn có thể không muốn điều này, đặc biệt là khi bạn bè của chúng bắt đầu chú ý. Vào khoảng 8 tuổi, bé có thể cảm thấy lo lắng vì sợ xấu hổ với bạn bè. Vì vậy, phụ huynh phải luôn cẩn thận thiết lập quyền riêng tư, cũng như cho con xem những gì dự tính đăng trên mạng để trấn an chúng.

Tất nhiên, một số bậc cha mẹ kín đáo hơn. Có 1/5 phụ huynh được khảo sát không đăng bất cứ điều gì về con cái của họ - vì lo ngại về quyền riêng tư, nhưng cũng có thể vì quá bận hoặc không quan tâm. Nhìn chung, các bậc cha mẹ trẻ cảm thấy thoải mái khi chia sẻ thông tin gia đình trên mạng xã hội, trong khi những phụ huynh lớn tuổi (từ 35 tuổi trở lên) thường kiêng dè hơn. Nhưng đối với những phụ huynh hoàn toàn nói không với mạng xã hội, họ sẽ gặp nhiều bỡ ngỡ hơn khi con mình bắt đầu tham gia vào thế giới ảo này.

Phụ huynh có con nhỏ thường tự tin rằng có thể giám sát con dùng mạng xã hội và quản lý trẻ dùng điện thoại nói chung, nhưng khả năng này sẽ giảm dần và biến mất khi trẻ bước vào tuổi 17. Trong một nghiên cứu, khoảng 80% phụ huynh có con từ 10 - 12 tuổi thừa nhận không thể theo dõi hoạt động trực tuyến của con.

Ví dụ, một phụ huynh ở Mỹ không nghĩ rằng cậu con trai 8 tuổi của mình có tài khoản mạng xã hội cho đến khi phát hiện cậu bé chơi các game online yêu thích với bạn cùng lớp và những người lạ. Bà mẹ nghĩ nam sinh chỉ chơi trực tuyến bạn bè, nhưng thực tế bé đã tiếp xúc với "hàng nghìn người".


Đưa ảnh con lên mang xã hội sớm là không điều không tốt
Đưa ảnh con lên mang xã hội sớm là không điều không tốt

3. Những rủi ro khi trẻ dùng mạng xã hội

Những cạm bẫy tiềm ẩn đối với trẻ em trên mạng bao gồm:

  • Người lạ và lợi dụng

Đây là mối quan tâm hàng đầu của các gia đình tham gia khảo sát. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ thường tin tưởng con cái của họ an toàn và thông minh khi online. Vấn đề là 1/3 phụ huynh đã không hướng dẫn con mình cách giữ an toàn trên mạng xã hội.

  • Khiêu dâm, bạo lực và các nội dung không phù hợp khác

Trẻ em có khả năng gặp phải những ngôn ngữ và hành vi mà bạn không bao giờ muốn chúng tiếp xúc. Ngay cả một đề xuất tìm kiếm vô tình cũng có thể dẫn đến những hình ảnh không phù hợp lứa tuổi, trò chơi và video mang tính bạo lực đáng kinh ngạc.

  • Bắt nạt trên mạng, áp lực bạn bè và tình huống trớ trêu

Các bạn cùng lớp đều lập hội nhóm trực tuyến để thảo luận và trẻ có thể cảm thấy bị bỏ rơi. Các nội dung, cuộc trò chuyện và bài đăng mà cha mẹ thường không nhìn thấy, mở đầu cho những hành vi xấu tính và xấu xa. Nói một cách cực đoan, mạng xã hội chỉ là một nơi để những kẻ thích bắt nạt coi thường những đứa trẻ khác.

  • Quyền riêng tư, khả năng phán đoán kém và hậu quả lâu dài

Với ít sự giám sát hơn, trẻ dùng mạng xã hội có xu hướng thử nghiệm hành vi và tính cách khác mà chúng không bao giờ dám mạo hiểm ở nhà, nhưng rủi ro là rất cao. Nếu một đứa trẻ chửi thề, nói đùa một điều không nên hoặc ngớ ngẩn đăng bức ảnh chụp phần mông trần thì sai lầm đó có thể theo chúng trong một thời gian dài.

Trò chơi, video, mạng xã hội và các loại phương tiện truyền thông khác có thể gây mất tập trung và gây nghiện, làm mất đi sự thích thú của con với trường học, các hoạt động và bạn bè ngoài thực tế. Các chuyên gia đặc biệt lo lắng về việc màn hình máy tính / điện thoại làm mất đi mối liên kết chặt chẽ giữa cha mẹ và con cái, đồng thời thay thế hoạt động vui chơi thực tế, giàu trí tưởng tượng ở độ tuổi phát triển quan trọng. Điều quan trọng nhất đối với trẻ em từ 5 - 8 tuổi là được chơi với bạn bè trong cuộc sống thực, chứ không phải những tương tác trên mạng.


Trẻ dùng mạng xã hội sớm có thể gây nghiện
Trẻ dùng mạng xã hội sớm có thể gây nghiện

Rất nhiều bậc cha mẹ và thậm chí một số chuyên gia, nhận thấy lợi ích khi trẻ dùng mạng xã hội. Các trò chơi online có thể dạy các kỹ năng toán học và đọc chữ, hoặc tăng cường khả năng phối hợp tay - mắt, cũng như nhận thức về không gian. Nhưng liệu chúng có thực sự bổ ích hơn là đọc một cuốn sách, xây dựng pháo đài lego hay chơi bóng đá? Khi trẻ lớn hơn, mạng xã hội có thể là cơ hội để kết nối với bạn bè và gia đình, khám phá các nhóm có cùng sở thích, chia sẻ suy nghĩ và quan điểm, thậm chí sáng tạo nghệ thuật và âm nhạc. Song những đứa trẻ ở độ tuổi tiểu học vẫn chưa cần sử dụng Internet ở mức độ đó.

4. Các chiến lược giám sát con dùng mạng xã hội

Khoảng một nửa số phụ huynh tham gia khảo sát có đặt ra các quy tắc cơ bản khi trẻ dùng điện thoại, nhưng ít chủ động giám sát con dùng mạng xã hội. Sau đây là một số chiến lược bạn có thể tham khảo:

  • Hỏi con về những trò chơi và trang web mà con quan tâm. Tìm hiểu xem con bạn có kết nối và nhắn tin với bạn bè hoặc những người chơi trực tuyến khác không. Hãy ngồi xuống cùng nhau và để con chỉ cho bạn cách chơi, giám sát dưới tinh thần học hỏi. Đừng quên hỏi các bậc cha mẹ khác xem con họ đang chơi gì để nắm bắt kịp trào lưu phổ biến hiện tại của giới trẻ, cũng như học hỏi cách giám sát con dùng mạng xã hội của các gia đình khác.
  • Tham gia tất cả mạng xã hội mà con bạn sử dụng và kết bạn với trẻ. Nếu bạn nhận thấy bé ít khi hoạt động, hãy lưu ý rằng trẻ có thể đã lập một tài khoản khác mà bạn không biết.
  • Đặt thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, TV, ở các khu vực chung trong nhà, như nhà bếp hoặc phòng khách. Không cho phép trẻ em mang vào phòng ngủ riêng.
  • Cho bé biết quyết định quản lý trẻ dùng điện thoại của bạn. Hãy nói rõ rằng bạn sẽ thường xuyên xem lại tin nhắn, cuộc trò chuyện và hoạt động khác và sau đó thực hiện đúng như lời nói.
  • Thiết lập các quyền kiểm soát, như kiểm tra cài đặt thiết bị, trang web và ứng dụng cũng như phần mềm tải xuống. Nhiều trò chơi dành cho trẻ em có trang tổng quan dành cho cha mẹ, giúp bạn điều chỉnh quyền cho các cuộc trò chuyện, nhắn tin, v.v.
  • Yêu cầu bé đồng ý những quy tắc bạn đặt ra khi sử dụng Internet, bao gồm giới hạn thời gian sử dụng thiết bị và chấp nhận hậu quả nếu vi phạm.

Ba mẹ nên có chiến lược giám sát con dùng mạng xã hội
Ba mẹ nên có chiến lược giám sát con dùng mạng xã hội

5. Giúp con phát triển thói quen online lành mạnh

Ngay cả người lớn cũng mắc sai lầm trên mạng xã hội và có thể trẻ em cũng vậy. Nhưng bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc lỗi của con bằng cách đặt ra các yêu cầu, khuyến khích hành vi tốt và giải thích các khái niệm cần thiết. Cụ thể là:

  • Nói về quyền riêng tư

Giải thích rằng những điều bạn chia sẻ riêng tư với một người trên mạng cũng có thể dễ dàng truyền đi khắp nơi, do cố ý hoặc do nhầm lẫn - và không thể xóa được. Liệt kê ra những thông tin cá nhân không bao giờ được chia sẻ khi trẻ dùng mạng xã hội, bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại và ngày sinh.

  • Nhắc trẻ về tử tế và cẩn trọng

Nên cư xử trên mạng giống như ngoài đời. Một số cha mẹ nói với con cái đừng đăng trên mạng những điều mà ngoài đời bé cũng không muốn nói với bà của mình.

  • Thảo luận về các mối đe dọa trên mạng

Giải thích rằng trẻ cần nói với người lớn về bất kỳ hành vi xấu xa nào để cùng nhau giải quyết. Dạy chúng không được sử dụng công nghệ để làm tổn thương ai đó.

  • Nói về người lạ

Đừng "kết bạn" với những người mà bạn không biết. Nếu một người lạ quấy rầy con, hãy nói ngay với người lớn. Trò chuyện với những người khác trên các trang web và trò chơi dành cho trẻ em có thể không sao, nhưng bên ngoài các trang đó, đừng bao giờ trò chuyện, nhắn tin hoặc gửi email với người lạ.

  • Không được tiếp xúc với hình ảnh và ngôn ngữ không phù hợp

Không trò chuyện bằng ngôn ngữ thô lỗ hoặc nói chuyện tình cảm, không được gửi hoặc nhận hình ảnh của những người không mặc quần áo. Hãy nói cho bố mẹ biết nếu thấy có điều bất ổn.

Cuối cùng, hãy đảm bảo rằng khi trẻ dùng mạng xã hội có thể tâm sự với bố mẹ nếu thấy khó chịu hoặc lo lắng về điều gì đó. Không nên giữ bí mật và từ chối nhận sự giúp đỡ từ người lớn chỉ vì sợ gặp thêm rắc rối.

Mạng xã hội là “con dao 2 lưới”. Nếu sử dụng đúng cách mạng xã hội cũng đem lại lợi ích nhất định cho trẻ. Ngược lại nếu lạm dụng có thể để lại nhiều hậu quả, các vấn đề về tâm lý ở trẻ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe