Đau xương chậu là triệu chứng thường gặp ở phụ khi mang thai. Mặc dù không có hại cho thai nhi, nhưng khiến không ít bà bầu bị đau đớn và khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
1. Nguyên nhân gây đau vùng chậu khi mang thai
Đau xương chậu khi mang thai là đau ở phía trước hoặc phía sau xương chậu và có thể đau lan ra khu vực xung quanh như hông, đùi,...
Khi mang thai, cơ thể sản xuất một loại hormone có tên là relaxin, khiến các dây chằng vùng chậu mềm và giãn ra làm cho các khớp ở khung chậu mất ổn định, chuyển động không đồng đều.
Thêm vào đó, thai nhi lớn dần lên trong tử cung, cùng với sự thay đổi tư thế đi đứng, càng tăng thêm áp lực lên khung chậu, gây ra đau xương chậu khi mang thai.
Các nguyên nhân khác:
- Do tăng cân trong quá trình mang thai, tăng cân làm tăng gánh nặng lên các khớp gây ra tình trạng đau xương chậu.
- Có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao, thừa cân/béo phì trước khi mang thai.
- Có thể do thiếu hụt vitamin D và canxi, khi mẹ thiếu canxi để đáp ứng đủ nhu cầu canxi cho thai nhi thì cơ thể sẽ đưa canxi từ xương ra để cung cấp cho bé dẫn đến đau xương chậu.
2. Biểu hiện đau vùng chậu khi mang thai như thế nào?
Triệu chứng đau vùng chậu có thể xuất hiện từ rất sớm, ngay từ 3 tháng đầu của thai kỳ, càng về cuối thai kỳ thì mức độ đau thường tăng lên.
- Vị trí đau: Đau ở khớp cùng chậu, khớp mu, vùng hông lan xuống đùi, thường kèm theo đau lưng.
- Cơn đau thường liên tục, âm ỉ, tăng lên khi thay đổi tư thế đột ngột, khi đi lại, đi lên xuống cầu thang và tăng lên vào buổi đêm có thể làm thai phụ thức giấc.
- Mức độ đau tùy thuộc vào từng trường hợp, từ cảm giác khó chịu khi đi cho đến mất cơ năng hoàn toàn khiến bệnh nhân không đi lại được hoặc cản trở bệnh nhân trong việc thực hiện công việc nhà, đi lại, hoạt động tình dục, công việc.
- Mẹ bầu cần chú ý phân biệt giữa đau vùng chậu và đau do co thắt tử cung, đau do co thắt thường đau thành từng cơn, vùng bụng có cảm giác cứng, ngoài ra nếu do dọa sảy hay sảy thai sẽ kèm theo ra mau bất thường ở âm đạo.
3. Cách giảm đau vùng chậu khi mang thai
Nhiều mẹ bầu nghĩ rằng hiện tượng đau mỏi xương chậu khi mang bầu là biểu hiện khó chịu trong mà bất cứ thai phụ nào cũng sẽ gặp phải trong giai đoạn thai kỳ, nhưng thật ra, tình trạng này có thể được được thuyên giảm nếu các mẹ áp dụng các cách giảm đau xương chậu khi mang thai đơn giản sau đây:
- Thường xuyên luyện tập các các bài thể dục nhẹ nhàng, phù hợp như đi bộ, yoga, bơi lội. Lưu ý không nên tập quá sức.
- Trong quá trình mang thai không nên đi lại quá nhiều, chỉ nên đi bộ nhẹ nhàng để giúp kéo căng cơ bụng và cơ lưng, hỗ trợ việc sinh đẻ sau này diễn ra thuận lợi.
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường. Việc nghỉ ngơi sẽ giúp vùng xương chậu và dây chằng được thư giản, từ đó giảm đau hiệu quả.
- Thay đổi tư thê thường xuyên, nên ngủ ở tư thế thoải mái có thể dùng gối ôm chuyên dụng giúp mẹ bầu dễ chịu hơn, hạn chế nằm ngửa nhiều.
- Không nên mang giày cao gót và cần chú ý đến tư thế ngồi. Không được ngồi xổm và không nên đứng nhiều sẽ gây áp lực lên xương chậu.
- Ngoài ra, không nên khiêng, nhấc những vật nặng, cần thận khi lên xuống cầu thang và tránh việc thay đổi tư thế đột ngột.
- Sử dụng thêm gối ôm khi nằm để tạo cảm giác thoải mái.
- Khi mang thai cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng như: Ăn uống đầy đủ chất, đặc biệt bổ sung canxi trong bữa ăn hàng ngày, nhất là 3 tháng cuối của thai kỳ.
Trắc nghiệm: Bổ sung canxi sau sinh cho sản phụ như thế nào?
Bổ sung canxi sau sinh cho sản phụ là việc làm vô cùng cần thiết, đặc biệt với những người nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. Trường hợp mẹ sau sinh không bổ sung canxi hoặc bổ sung không đúng cách sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của bé. Bài trắc nghiệm dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu hơn về tầm quan trọng của việc bổ sung canxi sau sinh cho sản phụ và bổ sung thế nào cho đúng cách, an toàn.Ngoài ra khi áp dụng các biện pháp trên không hiệu quả mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế để khám điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu.
- Nhiệt trị liệu dùng đèn hồng ngoại, chườm ấm giúp mềm cơ giảm đau.
- Xoa bóp nhẹ nhàng vùng chậu thường xuyên là biện pháp giảm đau hiệu quả.
- Trường hợp đau nhiều, mẹ bầu có thể dùng giảm đau loại sử dụng được cho phụ nữ mang thai như paracetamol. Tuy nhiên không nên lạm dụng việc sử dụng thuốc giảm đau, ảnh hưởng tới thai nhi.
Đau vùng chậu khi mang thai gây mệt mỏi và ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu, tuy nhiên đau vùng chậu khi mang thai hoàn toàn có thể điều trị được giúp bạn có thai kỳ khỏe mạnh và vui vẻ hơn. Vì vậy mẹ bầu nên điều trị sớm, kết quả điều trị cao hơn.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec mang đến Chương trình chăm sóc thai sản trọn gói cho các sản phụ ngay từ khi bắt đầu mang thai từ những tháng đầu tiên với đầy đủ các lần khám thai, siêu âm 3D, 4D định kỳ cùng các xét nghiệm thường quy để đảm bảo người mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.