Giảm bạch cầu trung tính là gì?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hồng Phúc - Bác sĩ Hồi Sức cấp cứu, Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Bạch cầu trung tính là một bộ phận cấu thành hệ thống tạo máu và miễn dịch. Khi lượng bạch cầu xuống thấp bất thường thì được gọi là giảm bạch cầu trung tính. Nguyên nhân gây ra giảm bạch cầu thấp có thể do bẩm sinh hoặc tác dụng của các yếu tố khác.

1. Giảm bạch cầu trung tính là gì?

Bạch cầu trung tính là các tế bào trong hệ thống miễn dịch. Chúng có tác dụng như một đội quân bảo vệ, tấn công vi khuẩn và các sinh vật khác khi chúng xâm chiếm cơ thể. Khi lượng tế bào này thấp một cách bất thường thì được gọi là giảm bạch cầu trung tính.

Bạch cầu trung tính là một loại tế bào máu trắng được tạo ra từ tủy xương. Sau khi được sản sinh, chúng di chuyển trong máu và đi đến các khu vực bị nhiễm trùng. Chúng giải phóng hóa chất để tiêu diệt vi sinh vật xâm nhập.

Giảm bạch cầu trung tính thường không gây ra triệu chứng. Chúng ta thường chỉ biết mình bị giảm bạch cầu một cách ngẫu nhiên khi xét nghiệm máu cho các bệnh khác. Đôi khi, triệu chứng của giảm bạch cầu trung tính có thể xuất hiện tiềm ẩn cùng với sự xuất hiện của các nhiễm trùng thông qua các biểu hiện như vết thương bị loét, đau áp xe, phát ban, vết thương mất nhiều thời gian để chữa lành, sốt,vv...


Giảm bạch cầu trung tính gây phát ban
Giảm bạch cầu trung tính gây phát ban

2. Nguyên nhân của giảm bạch cầu là gì?

Nhiều yếu tố có thể gây giảm bạch cầu trung tính thông qua quá trình phá hủy, giảm sản xuất. Các nguyên nhân đó bao gồm:

Ảnh hưởng của quá trình điều trị ung thư

Hóa trị ung thư có thể gây giảm bạch cầu. Ngoài việc tiêu diệt các tế bào ung thư, hóa trị cũng có thể tiêu diệt bạch cầu trung tính và các tế bào khỏe mạnh khác.

Tác dụng phụ của thuốc

Ở một số người, giảm bạch cầu trung tính có thể được gây ra bởi một số loại thuốc, chẳng hạn như:

  • Do sự hoạt động quá mức của các loại thuốc được sử dụng để điều trị tuyến giáp, chẳng hạn như methimazole (Tapazole) và propylthiouracil
  • Thuốc kháng sinh bao gồm vancomycin, penicillin G và oxacillin
  • Thuốc kháng virus như ganciclovir (Cytovene) và valganciclovir (Valcyte)
  • Thuốc chống viêm cho các tình trạng như viêm loét đại tràng hoặc viêm khớp dạng thấp, bao gồm sulfasalazine (Azulfidine)
  • Một số loại thuốc chống loạn thần, như clozapine (Clozaril, Fazaclo, những loại khác) và chlorpromazine
  • Thuốc được sử dụng để điều trị nhịp tim không đều, bao gồm quinidine và Procainamide

Do các nhiễm trùng gây ra

Do các bệnh tự miễn gây ra

  • Bệnh u hạt với viêm đa giác mạc (trước đây gọi là bệnh u hạt Wegener)
  • Lupus
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Rối loạn tủy xương
  • Thiếu máu không tái tạo
  • Hội chứng thần kinh đệm
  • Bệnh tủy

Nguyên nhân khác

Giảm bạch cầu trung tính cũng có thể xuất hiện do các tình trạng sức khỏe bẩm sinh chẳng hạn như hội chứng Kostmann (một rối loạn liên quan đến sản xuất bạch cầu trung tính thấp) hoặc tình trạng giảm bạch cầu vô căn mãn tính, thiếu vitamin, lá lách có những đặc tính bất thường.

3. Yếu tố dẫn đến giảm sản xuất bạch cầu trung tính

Cơ thể có thể tạo ra ít bạch cầu trung tính hơn nếu:

  • Cơ thể có vấn đề với sản xuất tủy xương bẩm sinh
  • Bị bệnh bạch cầu và các tình trạng khác ảnh hưởng đến tủy xương hoặc dẫn đến suy tủy xương
  • Nhiễm phóng xạ
  • Điều trị hóa trị.

Điều trị hóa trị nhằm giảm sản xuất bạch cầu trung tính
Điều trị hóa trị nhằm giảm sản xuất bạch cầu trung tính

4. Điều trị và phòng ngừa giảm bạch cầu trung tính

Phương pháp điều trị cho nó có thể bao gồm:

  • Dùng kháng sinh nếu vấn đề cơ bản là nhiễm trùng do vi khuẩn.
  • Áp dụng yếu tố kích thích khuẩn lạc bạch cầu hạt (G-CSF). Điều này kích thích tủy xương tạo ra nhiều tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng.
  • Thay đổi thuốc, nếu có thể, trong trường hợp giảm bạch cầu do thuốc
  • Cấy ghép tế bào gốc có thể hữu ích trong việc điều trị một số loại giảm bạch cầu nghiêm trọng, bao gồm cả những nguyên nhân gây ra bởi các vấn đề về tủy xương.

Giảm bạch cầu trung tính là tình trạng khi cơ thể có quá ít tế bào chống lại vi khuẩn và các sinh vật khác. Do vậy, bạn cần phải chăm sóc thêm để tránh nhiễm trùng. Các cách có thể làm bao gồm:

  • Vệ sinh tốt, bao gồm rửa tay và chăm sóc răng miệng tốt
  • Tránh tiếp xúc với người bệnh
  • Luôn mang giày
  • Làm sạch vết cắt và vết trầy xước, sau đó băng lại bằng băng
  • Sử dụng máy cạo râu điện thay vì dao cạo râu
  • Tránh chất thải động vật khi có thể.
  • Tránh các thực phẩm từ sữa không tiệt trùng; thịt chưa nấu chín

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com, mayoclinic.org, medscape.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe