Đừng trì hoãn tiêm vắc xin cho trẻ sinh non

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Quách Nguyễn Thu Thủy - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Với tâm lý lo lắng, bố mẹ thường ngại cho trẻ sinh non đi tiêm phòng vì sợ các tác dụng không mong muốn. Trong khi nguy cơ nhiễm trùng tăng lên nhiều lần ở trẻ sinh non nên việc tiêm vắc-xin là rất cần được thực hiện đúng thời điểm, không trì hoãn.

1. Tiêm vắc-xin cho trẻ sinh non là cần thiết

Vắc-xin là một trong những phương tiện giúp phòng ngừa nhiều loại bệnh truyền nhiễm có hiệu quả, nhất là ở trẻ em. Trẻ sinh non chịu nhiều thiệt thòi hơn những đứa trẻ khác vì một số cột mốc phát triển trong đời đến chậm hơn, tuy nhiên việc tiêm chủng cho trẻ sinh non luôn cần được thực hiện đúng các mốc theo khuyến cáo của các tổ chức y tế. Lý do là bởi:

  • Phòng ngừa được nhiều bệnh khác nhau: Dễ dàng nhận thấy rằng trẻ sinh non hay những trẻ nhẹ cân luôn trông yếu ớt với một hệ miễn dịch yếu, là đối tượng nguy cơ của nhiều tác nhân gây bệnh như bạch hầu, ho gà, uốn ván, phế cầu, virus cúm, virus viêm gan,... lượng kháng thể mà trẻ nhận từ mẹ không đủ để bảo vệ trong suốt những năm tháng đầu đời. Vì vậy, tiêm phòng cho trẻ nhẹ cân và tiêm chủng cho trẻ sinh non là phương án bảo vệ trẻ an toàn và có hiệu quả nhất.
  • Trẻ sinh non hay trẻ nhẹ cân không phải là chống chỉ định của việc sử dụng vắc-xin. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của việc tiêm vắc-xin cho trẻ sinh non. Hệ miễn dịch non yếu của trẻ sinh non không bị tấn công bởi những thành phần có trong vắc-xin mà nhận được kích hoạt để sản xuất đủ lượng kháng thể cần thiết để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh được chủng ngừa.
  • Tiêm vắc-xin cho trẻ sinh non được chứng minh là an toàn. Các tác dụng không mong muốn khi tiêm chủng cho trẻ sinh non được thống kê với tỷ lệ thấp hơn so với khi tiêm chủng cho những trẻ sinh đủ tháng. Những trẻ non tháng được nuôi trong lồng ấp nếu trì hoàn việc tiêm vắc-xin cho đến thời điểm được 2 tháng tuổi có khả năng xuất hiện những cơn ngưng thở cao hơn. Như vậy, việc tiêm vắc-xin cho trẻ sinh non vẫn cần được tiến hành đúng thời điểm.

2. Chống chỉ định tiêm chủng cho trẻ sinh non


Trẻ đang sốt cao sẽ không được tiêm vắc-xin
Trẻ đang sốt cao sẽ không được tiêm vắc-xin

Việc tiêm vắc-xin cho trẻ sinh non không nên trì hoãn mà cần thực hiện đúng thời điểm để kịp thời xây dựng miễn dịch bảo vệ cơ thể non yếu của trẻ trước những tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nếu trẻ ở trong những tình huống sau nên cân nhắc về việc tiêm phòng cho trẻ:

  • Đã từng gặp phải những phản ứng sau tiêm chủng trong những lần khi đi tiêm chủng trước đây.
  • Gặp phải tình trạng phản vệ hay sốc phản vệ khi sử dụng thuốc hoặc thực phẩm
  • Những trẻ sinh non đang điều trị các thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc điều trị ung thư không nên tiêm phòng do hệ miễn dịch bị suy yếu nhiều.
  • Trẻ đang mắc các bệnh lý cấp tính, sốt cao
  • Trẻ sinh non quá nhẹ cân.

3. Nội dung tiêm chủng cho trẻ sinh non

Tất cả các trẻ em, bao gồm cả trẻ sinh non cần được chủng ngừa đầy đủ các loại vắc-xin theo đúng lịch tiêm chủng. Tùy vào mức độ sinh non, trẻ có thể được yêu cầu nhập viện trong các khoảng thời gian khác nhau tuy nhiên trong 2 tháng đầu đời, trẻ vẫn có thể được tiêm chủng các loại vắc-xin thiết yếu như các trẻ khác như:

  • Tiêm vắc-xin ngừa bệnh viêm gan B

Theo khuyến cáo từ các Tổ chức Y tế, vắc-xin viêm gan B cần được tiêm đủ 3 mũi cho trẻ, trong đó, mũi đầu tiên được tiêm ngay sau sinh. Vắc-xin viêm gan B được tiêm chủng cho trẻ sinh non ngay cả khi mẹ của bé mắc bệnh viêm gan B hoặc không. Tuy nhiên vẫn có một vài điểm khác biệt giữa hai trường hợp này. Nếu người mẹ mắc bệnh viêm gan B, tiêm vắc-xin cho trẻ sinh non nên được tiến hành ngay sau sinh, kết hợp với việc sử dụng kháng huyết thanh chứa kháng thể chống lại virus viêm gan B để tăng hiệu quả phòng ngừa bệnh. Mũi tiêm đầu tiên trong trường hợp này sẽ không được tính trong liệu trình tiêm phòng 3 mũi mà sẽ bắt đầu lịch trình tiêm chủng vắc-xin viêm gan B vào thời điểm trẻ được 1 tháng tuổi hoặc nặng đủ 2 kilogram. Sở dĩ như vậy là vì vắc-xin phòng viêm gan B phát huy hiệu quả cao nhất ở những trẻ trên 2 kilogram. Vì nguy cơ lây nhiễm cao từ những người mẹ nhiễm virus viêm gan B nên vẫn là cần thiết cho việc tiêm mũi vắc-xin đầu tiên. Đối với trường hợp còn lại, nếu người mẹ không bị nhiễm virus viêm gan B, trẻ sinh non cần được tiêm mũi vắc-xin đầu tiên khi đạt cân nặng 2 kilogram hay khi trẻ được 1 tháng tuổi.

  • Phòng ngừa bệnh lao

Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ bệnh lao lưu hành cao trong cộng đồng, vì thế việc tiêm phòng lao cho trẻ em cần được thực hiện đầy đủ. Vắc-xin ngừa lao thường được tiêm ngay sau sinh và đạt hiệu quả tốt ở những trẻ sinh non trên 34 tuần tuổi.

  • Uống vắc - xin phòng rotavirus

Rotavirus là tác nhân gây rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Phòng bệnh bằng vắc-xin nên được thực hiện với tất cả những trẻ từ 6 đến 14 tuần tuổi. Trẻ sinh non dưới 32 tuần nên được cho uống vắc-xin ngừa Rotavirus ở thời điểm muộn hơn.

  • Phòng ngừa bệnh hô hấp do virus hợp bào hô hấp RSV

Trong vòng hai năm đầu đời, gần như tất cả trẻ em đều ít nhất một lần mắc bệnh đường hô hấp do RSV gây ra. Virus hợp bào hô hấp dễ dàng gây bệnh hơn trên những đứa trẻ sinh non với tỷ lệ biến chứng khá cao. Tiêm chủng cho trẻ sinh non để phòng ngừa các bệnh do RSV gây ra nên được thực hiện trong 1 đến 2 năm đầu tiên của cuộc đời. Đây là loại vắc-xin thụ động, nghĩa là cơ thể trẻ nhận được kháng thể bảo vệ trực tiếp từ vắc-xin mà không cần tự sản xuất. Với đặc điểm này, lượng kháng thể sẽ giảm dần theo thời gian và trẻ cần được tiêm nhiều mũi nhắc lại định kỳ, đặc biệt vào những mùa virus có nguy cơ lan rộng và gây bệnh.

4. Tác dụng phụ có thể gặp khi tiêm phòng cho trẻ nhẹ cân


Trẻ có thể bị sốt sau khi tiêm phòng cho trẻ nhẹ cân
Trẻ có thể bị sốt sau khi tiêm phòng cho trẻ nhẹ cân

Cũng như các loại thuốc khác, tiêm vắc-xin vào bất kỳ vị trí nào cũng có thể làm xuất hiện một số phản ứng không mong muốn như:

  • Đau, đỏ da hoặc sưng tấy tại vùng tiêm
  • Sốt phản ứng sau tiêm chủng
  • Sưng hạch phản ứng cùng bên với vị trí tiêm chủng.
  • Bỏ bú, dễ quấy khóc
  • Rối loạn tiêu hóa thoáng qua, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy

Những phản ứng này thường thoáng qua và tự khỏi, không cần điều trị gì. Bố mẹ cần theo dõi sát và đưa trẻ quay trở lại các cơ sở y tế ngay nếu các triệu chứng không thuyên giảm hoặc xuất hiện thêm các dấu hiệu bất thường khác.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm phòng với đa dạng các loại vắc-xin, phục vụ nhu cầu tiêm phòng của nhiều đối tượng khác nhau.

  • Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt và an toàn nhất cho khách hàng.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý và áp dụng cách giảm đau hiệu quả trong quá trình tiêm chủng.
  • Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt và an toàn nhất cho khách hàng.
  • 100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.
  • Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe