Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Chung Thị Mộng Thuý - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) là hiện tượng trẻ dưới 1 tuổi tử vong một cách bất ngờ, không rõ nguyên nhân. Có khảng 2300 trẻ em trẻ đột tử mỗi năm tại Mỹ. Trong đó, đa số những ca tử vong liên quan đến giấc ngủ.
1. Đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) là gì?
Đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) là chẩn đoán được đưa ra khi một đứa trẻ dưới 1 tuổi chết đột ngột mà không phát hiện được nguyên nhân chính xác sau khám nghiệm hiện trường, tử thi và xem xét tiền sử bệnh.
SIDS thường xảy ra trong khi ngủ hoặc xung quanh giấc ngủ và các trường hợp tử vong do vô tình ngạt thở, bị siết cổ hoặc không rõ nguyên nhân.
Đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) còn được gọi là “cái chết trong nôi” vì nó thường xảy ra nhất vào ban đêm, từ 8h tối đến 8h sáng.
2. Nguyên nhân gây đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)
Nguyên nhân gây đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) vẫn chưa được xác định rõ. Hầu hết các chuyên gia cho rằng SIDS xảy ra khi nồng độ oxy trong máu thấp, Co2 gia tăng ở những em bé có các tổn thương tiềm ẩn như chức năng tim bất thường hoặc cấu trúc tim chưa hoàn thiện, các vấn đề về hô hấp, nằm sấp khi ngủ, cha mẹ trẻ hút thuốc, trẻ sinh non, nhẹ cân hoặc mẹ không được chăm sóc tiển sản...
Các nghiên cứu gần đây cho thấy không đủ lượng serotonin trong não có thể làm tăng nguy cơ mắc SIDS ở trẻ sơ sinh. Các chuyên gia phát hiện ra có tới 70% trẻ sơ sinh đột tử có mức serotonin trong thân não thấp. Serotonin giúp điều hòa nhịp thở, nhịp tim và huyết áp trong khi ngủ.
Các chuyên gia đang tiếp tục nghiên cứu não bộ, hệ thần kinh tự chủ, môi trường chăm sóc và an toàn giấc ngủ, nhiễm trùng và miễn dịch, di truyền học để tìm kiếm câu trả lời.
3. Các yếu tố làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)
- Sinh non: Trẻ sinh ra càng sớm, nguy cơ đột tử (SIDS) càng cao.
- Cân nặng khi sinh thấp: Trẻ sơ sinh có trọng lượng càng thấp thì nguy cơ mắc SIDS càng cao.
- Em bé nhỏ hơn 4 tháng tuổi.
- Là bé trai: Khoảng 60% nạn nhân của SIDS là các bé trai.
- Trẻ sinh đôi: có nguy cơ SIDS cao gấp 2 lần trẻ bình thường, phần lớn là do trọng lượng khi sinh của trẻ sinh đôi thấp hơn.
- Bà mẹ dưới 20 tuổi.
- Bà mẹ hút thuốc khi mang thai.
- Khoảng cách giữa các lần mang thai ngắn.
- Có các thành viên trong gia đình tử vong vì SIDS.
- Nguồn gốc dân tộc: Tỷ lệ đột tử cao hơn ở trẻ sơ sinh da đen bản địa Mỹ/Alaska, da đen không có nguồn gốc Tây Ban Nha. Điều này được liên kết với kỹ năng thực hành chăm sóc trẻ sơ sinh như sở thích ngủ chung giường hoặc đặt trẻ nằm sấp khi ngủ.
4. Tại sao ngủ chung giường với trẻ lại làm tăng nguy cơ đột tử (SIDS) và các mối nguy hiểm khác liên quan đến giấc ngủ?
Giường có các vật dụng mềm như gối và đệm, đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Ngủ chung cũng làm thân nhiệt của bé tăng cao. Do đó, trong trường hợp bà mẹ đang cho con bú trên giường và sợ ngủ quên, hãy lấy nệm ra khỏi vỏ gối và giường.
Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ SIDS ở trẻ sơ sinh khi ngủ chung giường với bố mẹ như:
- Đặt bé nằm với bố/mẹ đang trong tâm trạng mệt mỏi hoặc sử dụng các loại thuốc gây ngủ
- Đặt bé nằm với bố/mẹ hút thuốc lá, ngay cả khi không hút thuốc trên giường
- Đặt bé nằm với bố/mẹ đã uống rượu
- Đặt bé nằm với người sử dụng ma túy
- Đặt bé nằm với những người không phải bố mẹ, kể cả những đứa trẻ khác
- Đặt bé nằm với nhiều hơn 2 người
5. Làm thế nào để giảm nguy cơ đột tử (SIDS) và các mối nguy hiểm khác liên quan đến giấc ngủ của trẻ?
Gia đình có thể giảm thiểu nguy cơ đột tử cho trẻ sơ sinh (SIDS) bằng cách thực hiện các khuyến nghị về an toàn giấc ngủ từ Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP):
5.1. Đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ
Hội nhi khoa Hoa Kỳ AAP đã khuyến cáo trẻ sơ sinh nằm ngửa khi ngủ vào năm 1992. Nguy cơ SIDS ở trẻ sơ sinh cao hơn từ 2 - 13 lần (tùy thuộc vào nghiên cứu) nếu trẻ nằm sấp thay vì nằm ngửa. Vì trẻ nằm sấp khi ngủ làm tăng các nguy cơ bị tăng thân nhiệt quá mức, ngừng thở, giảm lượng oxy cung cấ, tang tái hít khí CO2 thở ra trong cho quá trình hô hấp.
Các khuyến cáo:
- Đảm bảo tất cả những người chăm sóc bé đều biết đến điều này
- Đừng đặt bé ngủ nghiêng: Trẻ nằm nghiêng có thể dễ dàng chuyển sang tư thế nằm sấp.
- Đừng dùng khăn tắm hoặc các dụng cụ nhằm cố định bé nằm ngửa: Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) và Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (CPSC) đã đưa ra cảnh báo cho các bậc cha mẹ ngừng sử dụng thiết bị cố định giấc ngủ sau khi 12 trẻ sơ sinh bị chết ngạt khi sử dụng các thiết bị này.
- Khi bé đã đủ cứng cáp để tự lăn, gia đình nên hạn chế lo lắng việc bé phải nằm ngửa suốt đêm. Nhưng hãy tiếp tục đặt trẻ nằm ngửa khi đi ngủ cho đến khi được 1 tuổi.
5.2. Không ngủ chung giường với bé
Ngủ chung giường với bé làm tăng nguy cơ đột tử (SIDS) do ngạt thở, siết cổ hoặc bị quấn cổ. Em bé nên ngủ cùng phòng nhưng không chung giường với bố mẹ vào ban đêm trong ít nhất 6 tháng đầu tiên và lý tưởng nhất là trong năm đầu tiên.
Đặt nôi gần giường cho phép các bà mẹ dễ dàng tiếp cận để cho bé bú và dỗ dành ban đêm. Theo AAP, điều này có thể làm giảm một nửa nguy cơ đột tử SIDS).
5.3. Bề mặt giường chắc chắn, không có nệm giường và gối mềm
Gia đình nên đặt em bé ngủ trên cái nôi chắc chắn, chỉ có một tấm trải giường vừa vặn và lót một tấm đệm mỏng bên dưới để chống thấm tã.
- Không đặt bé nằm trên nệm mềm như nệm cao su non vì làm tăng nguy cơ ngạt thở ở tư thế nằm sấp. Nếu cho bé ngủ trong nôi, chỉ sử dụng nệm đi kèm mà không phủ bất kỳ lớp nệm nào khác.
- Không đặt nệm xung quanh cũi vì có thể gây ngạt thở, cản trở lưu thông khí và khó quan sát bé. Hơn nữa, không có bằng chứng cho thấy chúng có tác dụng bảo vệ trẻ khỏi những va chạm và chấn thương.
- Không đắp chăn ga gối đệm cho bé dưới bất kỳ hình thức nào vì có thể trùm lên mặt, cản trở hô hấp. Nếu bé bị lạnh, hãy mặc quần áo ấm như túi ngủ có chân, cho vào quần những mảnh vải cotton hoặc bọc trẻ vào chăn.
5.4. Tránh để bé ngủ trên ghế dài, ghế bành, hoặc bất kỳ bề mặt mềm nào khác
Những thiết bị có bề mặt mềm làm tăng nguy cơ đột tử (SIDS) và ngạt thở ở trẻ sơ sinh. Sẽ an toàn hơn khi đặt bé vào một chiếc giường đã bỏ đi các vật dụng như chăn, gối. Nếu vô tình ngủ quên trên giường với bé, hãy đặt bé lại vào nôi ngay khi thức dậy.
5.5. Không để bé ngủ ở các tư thế có thể ảnh hưởng đến khả năng hô hấp
Gia đình không nên để trẻ ngủ nghiêng vì có thể gây tắc nghẽn đường thở, khiến bé không thở đúng cách.
- Tư thế ngủ an toàn nhất cho em bé là nằm ngửa vì giúp đường thở luôn thông thoáng. Bé sẽ không bị nghẹn hoặc nôn khi nằm ngửa, ngay cả khi mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
- Đừng để bé ngủ trên các thiết bị ngồi bao gồm ghế ngồi ô tô, xe đẩy, xích đu hoặc đệm tựa trong thời gian dài.
- Không được đặt bé ngủ nghiêng. Đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi vì trẻ có thể bị ngạt thở. Nếu em bé ngủ gật trong thiết bị ngồi, hãy chuyển bé vào nôi ngay khi có thể.
- Khi bé nằm trong nôi, hãy đảm bảo đầu nằm trên lớp vải và có thể nhìn thấy mặt, mũi và miệng thông thoáng và không bị ép vào cơ thể bạn hoặc bề mặt vải.
- Không nâng cao nệm của bé nhằm hạn chế nguy cơ trào ngược và ngạt thở do bé có thể trượt hoặc lăn xuống.
5.6. Tránh để trẻ quá nóng
Cơ thể bé bị nóng là một yếu tố nguy cơ gây ra SIDS. Để ngăn ngừa, bạn nên thực hiện:
- Trong cùng môi trường, mặc đồ cho trẻ không quá một lớp so với người lớn
- Chú ý quan sát các dấu hiệu khi trẻ quá nóng như đổ mồ hôi, tóc ẩm ướt hoặc chạm ngực thấy nóng.
- Không dùng khăn che đầu hoặc đeo mũ trùm đầu khi bé đang ngủ.
5.7. Được chăm sóc trước khi sinh thường xuyên
Chăm sóc trước khi sinh thường xuyên làm giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Thực hiện chăm sóc đúng cách không chỉ quan trọng trong việc đảm bảo một thai kỳ suôn sẻ mà còn giúp bảo vệ sức khỏe của em bé như làm giảm nguy cơ sinh non hoặc nhẹ cân (cả hai đều là yếu tố nguy cơ gây SIDS).
5.8. Đảm bảo rằng em bé được chủng ngừa tất cả các loại vacxin
Có nhiều bằng chứng cho thấy tiêm phòng đầy đủ giúp bảo vệ trẻ chống lại SIDS.
5.9. Cho trẻ bú khi có thể
Trẻ càng được bú sữa mẹ nhiều thì khả năng bảo vệ chống lại SIDS càng cao. Các nghiên cứu cho thấy trẻ được bú sữa mẹ trong ít nhất 2 tháng sẽ giảm được một nửa nguy cơ mắc SIDS ngay cả khi không được bú hoàn toàn. Vì vậy, các bà mẹ nên cho con bú trong hơn 2 tháng để bảo vệ trẻ khỏi SIDS.
5.10. Cho trẻ ngậm núm vú giả khi đi ngủ
- Tỷ lệ SIDS thấp hơn ở trẻ sơ sinh sử dụng núm vú giả. Do đó, gia đình nên cho bé ngậm núm vú giả trước khi đi ngủ trong năm đầu đời.
- Chỉ nên cho trẻ bú núm vú giả sau 3 - 4 tuần tuổi, khi khả năng bú của bé đã hoàn thiện.
- Không cần phải lắp lại núm vú giả nếu bé làm rơi khi ngủ. Và không ép sử dụng khi bé không muốn.
Lưu ý: Để tránh bị nghẹt cổ, không treo núm vú giả quanh cổ bé hoặc gắn vào quần áo khi bé đang ngủ.
6. Trẻ sơ sinh có nên ngủ trong nôi không?
Em bé nên ngủ trong nôi, cũi hoặc play yard đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn hiện hành và được đặt trong phòng gần với giường bố mẹ.
- Không sử dụng bất kỳ thiết bị ngồi nào thay thế cho nôi. Nếu em bé ngủ gật trên ghế ô tô, xe đẩy, xe đẩy, hoặc xích đu, hãy chuyển bé vào nôi, cũi hoặc play yard ngay khi có thể.
- Cân nhắc mang theo nôi hoặc play yard di động nếu gia đình đưa trẻ ra ngoài.
- Không sử dụng giường ngủ nghiêng, giường có đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn của CPSC không.
7. Trẻ song sinh ngủ có thể ngủ chung với nhau không?
Các cặp song sinh không được ngủ cùng nhau. Các nghiên cứu đã chỉ ra việc ngủ chung giường với những đứa trẻ khác khiến trẻ sơ sinh có nguy cơ đột tử (SIDS) cao hơn. Nguy cơ này có thể đến từ các yếu tố như sinh non và nhẹ cân.
8. Có thể quấn khăn cho em bé không?
Khi quấn khăn mà em bé cố gắng thoát ra khỏi tấm quấn thì bạn nên dừng lại. Trong tình huống này, bé có nguy cơ bị che mặt hoặc chết ngạt trong tư thế úp mặt. Ngoài ra, khi quấn khăn, thân nhiệt của bé có thể tăng cao. Vì vậy, khi quấn khăn, hãy đảm bảo sử dụng một tấm chăn mỏng và căn phòng không quá nóng.
9. Có nên sử dụng máy đo nhịp tim để ngăn ngừa đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)?
Máy đo nhịp tim không được sử dụng với mục đích ngăn ngừa đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Trong một số trường hợp, nó được chỉ định cho những em bé được chẩn đoán ngưng thở khi ngủ hoặc nhịp tim chậm.
Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ sơ sinh hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:
Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?
Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý
Nguồn tham khảo: babycenter.com
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong