Đột nhiên mất kinh nguyệt, vì sao?

Mất kinh nguyệt có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm yếu tố lối sống và sự mất cân bằng nội tiết tố. Điều quan trọng là người bệnh cần đi khám, tình trạng vô kinh sẽ tự khỏi nếu nguyên nhân được điều trị.

1. Mất kinh nguyệt là gì?

Mất kinh hay vô kinh là tình trạng không có hành kinh. Có thể xảy ra với một cô gái chưa có kinh nguyệt đầu tiên vào năm 16 tuổi hoặc một phụ nữ không có kinh nguyệt trong 3 đến 6 tháng.

Vô kinh có thể do nhiều lý do nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là do mang thai. Tuy nhiên, vô kinh cũng có thể do nhiều yếu tố thuộc về lối sống khác nhau, bao gồm cân nặng và mức độ tập thể dục gây ra. Trong một số trường hợp, sự mất cân bằng nội tiết tố hoặc các vấn đề với cơ quan sinh sản có thể là nguyên nhân.

Có 2 loại vô kinh gồm vô kinh nguyên phát (nghĩa là bệnh nhân chưa từng có kinh) hoặc vô kinh thứ phát (nghĩa là kinh nguyệt đã xuất hiện và sau đó mất).

Trong hầu hết các trường hợp của vô kinh, cả hai nguyên nhân này đều có thể được điều trị hiệu quả.


Mất kinh hay vô kinh là tình trạng không có hành kinh
Mất kinh hay vô kinh là tình trạng không có hành kinh

2. Nguyên nhân mất kinh nguyệt

Một số nguyên nhân là tự nhiên, trong khi những nguyên nhân khác là tình trạng y tế cần được điều trị. Các nguyên nhân tự nhiên có nhiều khả năng gây ra vô kinh bao gồm mang thai, cho con bú và mãn kinh.

Bên cạnh nguyên nhân do mang thai, còn có nhiều nguyên nhân khác khiến bạn bị vô kinh. Mang thai là nguyên nhân phổ biến nhất gây trễ kinh, nhưng có một số lý do y tế khác và các yếu tố lối sống ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Giảm cân quá mức, bất thường nội tiết tố và mãn kinh là những nguyên nhân phổ biến nhất gây vô kinh nếu bạn không mang thai.

Bạn có thể trễ kinh một hoặc hai tháng, hoặc vô kinh hoàn toàn, tức là thiếu kinh trong ba tháng liên tiếp hoặc nhiều hơn. Dưới đây là 10 lý do phổ biến khiến kinh nguyệt của bạn có thể bị chậm:

2.1. Stress

Stress nặng nề làm thay đổi việc sản xuất hormone giải phóng gonadotrophin (GnRH), cản trở quá trình rụng trứng và kinh nguyệt đều đặn.

Loại stress đủ nghiêm trọng để ảnh hưởng đến kinh nguyệt của bạn thường không chỉ là vấn đề xảy ra nhiều ở cơ quan hoặc trường học.

Nếu bạn đang phải đương đầu với một tình huống quá sức hoặc lo lắng kéo dài, với nhiều lần trễ kinh, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn và được giới thiệu để được tư vấn để giúp bạn quyết định phải làm gì về những vấn đề đang khiến bạn stress. Khi stress của bạn trở lại mức có thể kiểm soát được, đôi khi có thể mất vài tháng hoặc hơn để chu kỳ của bạn trở lại đều đặn.

2.2. Tập thể dục quá mức

Tập thể dục quá sức có thể gây ra sự thay đổi hormone tuyến yên và hormone tuyến giáp, dẫn đến những thay đổi trong quá trình rụng trứng và kinh nguyệt. Cần phải tập thể dục vất vả hàng giờ đồng hồ mỗi ngày để tạo ra những thay đổi nội tiết tố này.


Tập thể dục quá sức có thể gây ra sự thay đổi hormone tuyến yên và hormone tuyến giáp, dẫn đến những thay đổi trong quá trình rụng trứng và kinh nguyệt
Tập thể dục quá sức có thể gây ra sự thay đổi hormone tuyến yên và hormone tuyến giáp, dẫn đến những thay đổi trong quá trình rụng trứng và kinh nguyệt

Nếu bạn đang có kế hoạch tập thể dục hàng giờ mỗi ngày, hãy nhớ đến gặp bác sĩ y học thể thao, người có thể làm việc với bạn để duy trì chế độ dinh dưỡng tối ưu, giãn cơ được khuyến nghị và xét nghiệm máu nếu cần, để cơ thể bạn có thể hỗ trợ tất cả các nhu cầu thể chất bạn đang đặt nó vào.

2.3. Mắc một số bệnh lý

Một số bệnh lý mãn tính có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn như bệnh tuyến giáp, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), khối u tuyến yên (có thể là ung thư hoặc không), bệnh tuyến thượng thận, u nang buồng trứng, rối loạn chức năng gan và tiểu đường.

Khi bất kỳ bệnh nào trong số này cản trở chu kỳ của bạn, nó có thể không trở lại bình thường cho đến khi tình trạng được điều trị. Các rối loạn nhiễm sắc thể bẩm sinh như hội chứng Turner và hội chứng không nhạy cảm với androgen thường gây ra rối loạn về kinh nguyệt và thường liên quan đến vô kinh.

Các bệnh cấp tính như viêm phổi, nhồi máu cơ tim, suy thận hoặc viêm màng não, có thể dẫn đến giảm cân nhanh và thiếu hụt dinh dưỡng hoặc rối loạn chức năng hormone. Điều này có thể khiến bạn bị trễ kinh trong thời gian bị bệnh. Sau khi hết bệnh, có thể mất vài tháng trước khi có kinh trở lại.

2.4. Thay đổi trong lịch trình của bạn

Nếu bạn thường xuyên thay đổi ca làm việc, từ ngày sang đêm, và đặc biệt nếu lịch trình của bạn thất thường, kinh nguyệt của bạn có thể khá khó đoán.

Nói chung, những thay đổi trong lịch trình không nên khiến bạn mất kinh hoàn toàn nhưng có thể khiến nó bắt đầu sớm hơn hoặc muộn hơn dự kiến. Chu kỳ của bạn cũng có thể thay đổi một vài ngày nếu bạn gặp phải tình trạng trễ máy bay.

2.5. Do thuốc

Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc tuyến giáp, thuốc chống co giật và một số loại thuốc hóa trị, có thể khiến kinh nguyệt của bạn không có hoặc bị chậm.

Thuốc tránh thai nội tiết như Depo-Provera, MiniPill chỉ có progesterone, vòng tránh thai Mirena và Nexplanon cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ của bạn.

Mỗi loại biện pháp tránh thai có một danh sách riêng về các tác động dự đoán đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn, một số loại có liên quan đến kinh nguyệt ra nhiều, một số loại có kinh nguyệt nhẹ và một số có thể vô kinh.


Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt của bạn
Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt của bạn

2.6. Thay đổi cân nặng

Thừa cân, thiếu cân hoặc có những thay đổi lớn về cân nặng đều ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Béo phì ảnh hưởng đến estrogen và progesterone và thậm chí có thể gây giảm khả năng sinh sản. Chỉ số khối cơ thể (BMI) rất cao có liên quan đến việc trễ kinh, và giảm cân có thể giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt đối với những phụ nữ béo phì.

Thiếu cân nghiêm trọng cũng cản trở chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Khi cơ thể thiếu chất béo và các chất dinh dưỡng khác, nó không thể sản xuất hormone theo cách mà nó cần.

Những phụ nữ mắc chứng chán ăn (ăn rất ít) hoặc đốt cháy nhiều calo hơn khi tập thể dục so với những gì họ tiêu thụ khi ăn có thể bị vô kinh. Thông thường, tăng cân sẽ giúp kinh nguyệt trở lại.

Thay đổi cân nặng nhanh chóng như tăng cân hoặc giảm cân do mắc bệnh lý, thuốc hoặc thay đổi chế độ ăn uống, có thể cản trở việc sản xuất hoặc giải phóng hormone, khiến bạn trễ kinh một hoặc nhiều lần.

2.7. Mới có kinh nguyệt

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài từ 21 đến 35 ngày ở phụ nữ khỏe mạnh, nhưng nó có thể khác nhau. Điều này đặc biệt đúng với những phụ nữ trẻ mới bắt đầu có kinh hoặc những phụ nữ không có kinh trong vài năm và đang bắt đầu lại.

Một phụ nữ trẻ mới có một vài chu kỳ có thể mất vài tháng mà không có chu kỳ khác cho đến khi bắt đầu có chu kỳ đều đặn. Và những phụ nữ chưa có kinh do sử dụng biện pháp tránh thai, liệu pháp nội tiết tố hoặc bệnh tật có thể không có kinh trở lại sau mỗi tháng ngay.

2.8. Tiền mãn kinh và mãn kinh

Tiền mãn kinh là khoảng thời gian chuyển đổi từ độ tuổi sinh sản sang tuổi không còn sinh sản. Kinh nguyệt của bạn có thể ít hơn hoặc nhiều hơn, thường xuyên hơn hoặc ít hơn. Trong hầu hết các trường hợp, chúng sẽ khác với những gì bạn đã từng làm. Mãn kinh là khi bạn đã đến thời điểm mà bạn sẽ không còn rụng trứng hoặc hành kinh nữa. Tuổi mãn kinh trung bình là 51 tuổi.

2.9. Cho con bú

Bạn có thể hoàn toàn không có kinh nguyệt hoặc bạn có thể có kinh nguyệt không thường xuyên hoặc rất nhẹ khi cho con bú, đặc biệt là nếu việc cho con bú cung cấp cho con bạn tất cả hoặc gần như toàn bộ lượng calo nạp vào.

Nhiều phụ nữ tin rằng cho con bú là một hình thức kiểm soát sinh đẻ, nhưng thực tế không phải vậy. Ngay cả khi bạn không có kinh khi đang cho con bú, bạn vẫn có thể mang thai, vì vậy hãy sử dụng một hình thức ngừa thai khác nếu bạn chưa sẵn sàng cho một đứa con nhỏ nữa.

2.10. Mang thai ngoài tử cung

Nếu bạn nghĩ rằng bạn không thể mang thai vì bạn đã đặt vòng tránh thai, thì có khả năng bạn bị trễ kinh là dấu hiệu của thai ngoài tử cung. Mang thai ngoài tử cung đôi khi có thể xảy ra do hình dạng của dụng cụ và có thể không khiến bạn cho kết quả dương tính trên que thử thai. Bác sĩ của bạn có thể xác nhận hoặc loại trừ khả năng này bằng cách khám vùng chậu hoặc siêu âm.

3. Khi nào nên gọi cho bác sĩ của bạn


Hãy đi khám nếu bạn nhận thấy mình bị chậm kinh, ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình đã biết ly do
Hãy đi khám nếu bạn nhận thấy mình bị chậm kinh, ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình đã biết ly do

Việc trễ kinh, ngay cả khi bạn nghi ngờ rằng bạn đã biết lý do, là điều cần được bác sĩ điều tra.

Bạn nên đến gặp bác sĩ khẩn cấp nếu bạn gặp bất kỳ trường hợp nào sau đây:

  • Đau đầu mới hoặc trầm trọng hơn
  • Thay đổi tầm nhìn
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Rụng tóc
  • Tiết sữa hoặc sản xuất sữa
  • Lông mọc nhiều

4. Bác sĩ sẽ làm gì để kiểm tra cho bạn

Khi bạn gặp bác sĩ về tình trạng vô kinh, bác sĩ sẽ thăm khám sức khỏe và hỏi bạn về bệnh sử liên quan đến hiện tượng vô kinh. Bạn nên cung cấp những đặc điểm chu kỳ kinh nguyệt bình thường, lối sống của bạn và bất kỳ triệu chứng nào khác mà bạn đang gặp phải.

Bác sĩ cũng sẽ chỉ định xét nghiệm thử thai nếu bạn chưa có kinh trong ba tháng gần đây. Nếu tình trạng có thai được loại trừ, bạn có thể cần xét nghiệm thêm để xác định nguyên nhân gây vô kinh. Các xét nghiệm giúp cho chẩn đoán có thể bao gồm các xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm máu giúp bác sĩ đánh giá nồng độ các hormone trong cơ thể bạn. Prolactin, hormone LH và hormone FSH đều liên quan đến kinh nguyệt. Xác định nồng độ các hormone này có thể giúp bác sĩ xác định hoặc loại trừ nguyên nhân khiến bạn mất kinh.
  • Siêu âm phép bác sĩ khảo sát cấu trúc cơ quan của hệ sinh sản của bạn, chẳng hạn như buồng trứng và tử cung và kiểm tra sự phát triển bất thường.
  • Chụp CT là một loại xét nghiệm hình ảnh chuyên sâu hơn cho bác sĩ những hình ảnh rõ ràng hơn về cấu trúc hệ sinh sản của bạn. Những hình ảnh này giúp bác sĩ tìm kiếm các khối và khối u trong cơ thể của bạn.

Gói khám, sàng lọc các bệnh phụ khoa tại Vinmec áp dụng đối với những trường hợp nữ giới có chu kỳ kinh nguyệt không đều, vô kinh...Qua việc thăm khám, xét nghiệm, siêu âm nhằm đánh giá kết quả để từ đó bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị khoa học, tránh nguy cơ bệnh về lâu dài ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản và tâm sinh lý ở nữ giới.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com, nhs.uk, verywellhealth.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe