Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Thanh Phước - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Uốn ván là bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong rất cao. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng bệnh được ngăn chặn khá tốt trên toàn thế giới nhờ có vắc xin phòng bệnh uốn ván hiệu quả cao. Dù vậy vẫn có những đối tượng cần được lưu ý tiêm vắc xin uốn ván nhắc lại hoặc thận trọng với bệnh uốn ván.
1. Bệnh uốn ván là gì?
Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra. Khi len lỏi vào trong vết thương, trực khuẩn này giải phóng ngoại độc tố vào máu và tấn công vào các bản vận động thần kinh - cơ, làm cho bệnh nhân bị co cứng cơ và xuất hiện các cơn co giật.
Uốn ván là một bệnh nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cao, lên đến trên 95% đối với trẻ sơ sinh. Thời kỳ ủ bệnh sẽ trong khoảng từ 4 - 21 ngày. Người bệnh có thể tử vong do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và ngừng tim.
2. Đường lan truyền, lây nhiễm
Nguồn lây của bệnh uốn ván
Trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani có khắp nơi trong đất cát, bụi, phân gia súc (trâu, bò, ngựa...) và gia cầm, nơi cống rãnh, dụng cụ phẫu thuật không tiệt trùng kỹ..., xâm nhập vào các vết thương, vết trầy xước phát triển thành ổ nhiễm trùng gây bệnh uốn ván. Bệnh không lây truyền từ người sang người. Đặc biệt trẻ hiếu động khi bị trầy xước bởi những vật dụng gỉ sét (nơi chứa nhiều vi khuẩn) sẽ dễ bị nhiễm bệnh nếu chưa được tiêm chủng.
3. Cách phòng ngừa
Khi mắc bệnh uốn ván tỷ lệ tử vong rất cao từ 25 - 90% . Đặc biệt là uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh thì tỉ lệ tử vong trên 95%, đặc biệt nguy hiểm. Do vậy đối với trẻ sơ sinh cần được tiêm phòng bệnh uốn ván đầy đủ và tiêm nhắc lại đúng lịch để có sự bảo vệ tốt. Hiện nay, vắc-xin uốn ván thường được bào chế dưới dạng phối hợp với các vắc xin khác giúp mẹ tiện lợi trong việc đưa bé đi tiêm ngừa
Tiêm vắc-xin uốn ván là cách phòng ngừa hiệu quả bệnh uốn ván cho tất cả mọi người. Vắc-xin uốn ván không tạo miễn dịch trọn đời, do vậy cần thường xuyên tiêm nhắc lại để đảm bảo hiệu quả bảo vệ.
4. Đối tượng nên tiêm vắc xin uốn ván
Tiêm phòng vắc xin uốn ván là cần thiết đối với tất cả mọi người. Do vắc-xin uốn ván không tạo ra miễn dịch bền vững suốt đời. Với những nhóm đối tượng sau nên tiêm phòng để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh uốn ván:
- Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc làm quan trọng để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé. Bởi bệnh uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh có tỷ lệ tử vong trên 90%. Vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể của trẻ thông qua thao tác cắt rốn bằng các dụng cụ đỡ đẻ. Ngoài ra, phụ nữ mang bầu cũng dễ mắc phải bệnh do trong quá trình chuyển dạ sinh nở.
- Nông dân: đây là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh uốn ván cao. Bởi môi trường làm việc thường xuyên tiếp xúc với bùn đất, phân gia súc, gia cầm,... có chứa nhiều vi khuẩn. Trong quá trình làm việc, các vết thương hở tiếp xúc với đất, cát rất dễ bị nhiễm vi khuẩn uốn ván. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm.
- Công nhân xây dựng cũng là đối tượng cần phải tiêm vắc xin uốn ván để đề phòng tai nạn nghề nghiệp. Tiêm uốn ván ngay trong 24h cho những người vừa tiếp xúc với nguy cơ như kim loại, sắt thép,...
5. Khi nào nên tiêm phòng vắc xin uốn ván
- Trẻ cần được tiêm 05 mũi trong các thời điểm dưới đây
- Khi trẻ từ 2 - 4 tháng tuổi cần tiêm 03 mũi vắc-xin 5in1 (bao gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và viêm não do vi khuẩn HIB) hoặc 6 in1( bao gồm bạch hầu, ho gà , uốn ván, bại liệt , HiB và viêm gan B)
- 18 tháng tuổi trẻ sẽ được tiêm nhắc lại mũi vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván ( 5 in 1 hoặc 6 in 1)
- Sau khoảng thời gian từ 05 - 10 năm nên tiêm nhắc lại để bảo vệ cơ thể bởi vắc-xin uốn ván không tạo ra miễn dịch bền vững suốt đời.
- Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-35 tuổi)
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tất cả phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ (có thai hoặc không có thai) đều cần được tiêm phòng uốn ván để tạo ra kháng thể giúp cả mẹ và trẻ sơ sinh được bảo vệ trong trường hợp không may bị vi khuẩn uốn ván xâm nhập. Tổng số lần tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-35 tuổi) là 5 mũi và lịch tiêm phòng uốn ván như sau:
Nên tiêm nhắc lại mũi thứ 6 khi thời điểm tiêm mũi thứ 5 đã trên 10 năm.
- Thời điểm, lịch tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai
Với phụ nữ mang thai lần đầu:
Với phụ nữ lần đầu mang thai, trước đó chưa tiêm phòng uốn ván hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đủ liều sẽ được tiêm 2 mũi:
Với phụ nữ mang thai lần hai:
- Trường hợp khoảng cách giữa 2 lần mang thai dưới 5 năm và đã tiêm đủ 2 liều uốn ván ở lần mang thai trước thì tiêm 1 liều uốn ván khi thai kỳ đủ 24 tuần.
- Trường hợp khoảng cách giữa 2 lần mang thai trên 5 năm hoặc trước đó mới tiêm 1 liều uốn ván ở lần mang thai trước thì tiêm 2 liều uốn ván như mang thai lần đầu.
- Những người có nguy cơ mắc cao
Bao gồm người làm vườn, người làm việc ở các trang trại, các nông trường chăn nuôi gia súc và gia cầm; người dọn vệ sinh cống rãnh, chuồng trại; công nhân xây dựng các công trình; bộ đội và thanh niên xung phong... nên được tiêm miễn dịch 03 liều trong vòng 6 tháng, bảo vệ được 5 năm. Từ sau 5 - 10 năm tiêm nhắc lại 01 liều sẽ có tác dụng phòng bệnh uốn ván suốt đời.
- Người bị vết thương
- Nếu đã tiêm miễn dịch cơ bản đầy đủ hoặc đã được tiêm liều nhắc lại trong 5 năm thì không cần tiêm nữa.
- Nếu đã quá 5 năm và nghi ngờ bị uốn ván thì tiêm ngay 0,5ml vắc xin
- Nếu tiền sử không rõ thì tiêm 1500 IU huyết thanh kháng uốn ván và 0,5ml vacxin bằng 02 bơm tiêm ở hai vị trí khác nhau. Hai tuần sau tiêm nhắc lại 1 liều vacxin 0,5ml và một tháng sau tiêm liều thứ ba với 0,5ml.
Hiện nay, tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có thực hiện tiêm phòng vắc xin uốn ván với các loại vắc xin phối hợp được sản xuất tại Bỉ và Pháp. Việc phối hợp nhiều vắc xin sẽ làm giảm số mũi tiêm và làm giảm những bất lợi do tiêm nhiều mũi tiêm. Ích lợi của tiêm vắc xin phối hợp bao gồm: làm tăng tỷ lệ tiêm chủng của các bệnh ý nguy hiểm, làm tăng tỷ lệ tiêm đúng lịch, giảm chi phí về vận chuyển và bảo quản vắc xin, giảm chi phí đi lại và tiêm chủng.
Những ưu điểm khi tiêm phòng tại Vinmec bao gồm:
- Trẻ được các bác sĩ chuyên khoa nhi - vắc-xin thăm khám, sàng lọc đầy đủ về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng.
- Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng, có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
- Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
- Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.
- Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.
Riêng trong tháng 12/2019, Vinmec miễn phí tiêm Vắc-xin Viêm gan B sơ sinh (tiêm ngay sau khi sinh) cho bé khi đăng kí Gói tiêm chủng trọn gói dành cho trẻ từ 0-1 tuổi hoặc từ 0-2 tuổi.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.