Đổ mồ hôi khi bị sốt: Có an toàn không?

Bạn có thể nghe ai đó nói rằng “đổ mồ hôi cho khỏe người” hoặc “đổ mồ hôi là sắp khỏi bệnh”. Nhiều người cho rằng mặc kín, tăng nhiệt độ phòng (xông hơi) hoặc tập thể dục để thúc đẩy mồ hôi sẽ khiến cơn sốt giảm nhanh. Vậy đổ mồ hôi khi bị sốt có an toàn không?

1. Định nghĩa sốt và đổ mồ hôi

Sốt là khi nhiệt độ cơ thể bình thường tăng lên. Thân nhiệt của bạn cao hơn một độ trở lên có thể chỉ là một sự dao động ngắn hạn. Bạn thường bị sốt khi nhiệt độ trên 100,4°F (38°C). Thân nhiệt từ 103°F (39°C) được xem là sốt cao.

Trẻ em được coi là bị sốt khi có nhiệt độ là:

  • Trên 100,4°F (38°C) khi đặt nhiệt kế trực tràng (hậu môn)
  • Trên 100°F (37°C) khi đặt nhiệt kế ở miệng
  • 99°F (37°C) khi được đo nhiệt độ dưới nách.

Mồ hôi là một phần của hệ thống làm mát cơ thể, vì vậy mọi người có lý do để nghĩ rằng toát mồ hôi khi bị sốt sẽ giúp ích. Mặc thêm quần áo và quấn chăn, xông hơi hoặc vận động thể chất chắc chắn sẽ khiến bạn đổ mồ hôi nhiều hơn. Nhưng không có bằng chứng nào cho thấy việc đổ mồ hôi sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Cần nhớ rằng không nhất thiết phải điều trị mọi cơn sốt. Bạn chỉ cần giải quyết nguyên nhân cơ bản của cơn sốt. Ví dụ như sốt thường là dấu hiệu của nhiễm trùng, bao gồm cúm và COVID-19.

2. Nguyên nhân gây sốt

Đối với mọi lứa tuổi, sốt có thể do:

  • Kiệt sức vì nhiệt (say nắng, sốc nhiệt...)
  • Tình trạng viêm, như viêm khớp dạng thấp
  • Các khối u ác tính
  • Một số loại thuốc, bao gồm thuốc kháng sinh và thuốc điều trị huyết áp cao hoặc chống co giật
  • Một số mũi tiêm chủng ngừa

Một số mũi tiêm chủng ngừa có thể gây sốt cho người bệnh
Một số mũi tiêm chủng ngừa có thể gây sốt cho người bệnh

Bạn cũng nên xem xét nguy cơ tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm, bao gồm nhiều loại nhiễm trùng do virus và vi khuẩn, một số bệnh mà bạn có thể vô tình lây cho người khác, chẳng hạn như:

Nếu bạn nghĩ rằng mình có thể bị nhiễm COVID-19, bị sốt kèm đau ngực và khó thở, hoặc đã tiếp xúc với nguồn lây, hãy cách ly bản thân với những người khác. Đừng đến trực tiếp bệnh viện mà hãy gọi đường dây nóng trước.

3. Đổ mồ hôi khi bị sốt

Cơ thể con người có thể tự điều chỉnh thân nhiệt theo một cơ chế riêng. Mặc dù thân nhiệt luôn dao động trong ngày, nhưng vẫn nằm trong một phạm vi tiêu chuẩn.

Khi bị nhiễm trùng, nhiệt độ cơ thể thường sẽ tăng lên và dẫn đến hiện tượng sốt. Đôi khi để chống chọi lại với tác nhân gây nhiễm, bạn có thể gặp hiện tượng ớn lạnh, sốt lạnh. Đó là lúc cơ thể đang điều chỉnh và cân bằng lại nhiệt độ.

Thân nhiệt sẽ giảm trở về mức bình thường khi không còn nhiễm trùng. Tuy nhiên, thân nhiệt tăng cao khiến bạn cảm thấy nóng và khó chịu. Khi đó, các tuyến mồ hôi hoạt động mạnh và bắt đầu tiết ra nhiều mồ hôi hơn để giải nhiệt, nghĩa là cơn sốt đang thuyên giảm và bạn đang hồi phục. Mặt khác, việc chủ động khiến bản thân đổ mồ hôi nhiều hơn sẽ không điều trị được sốt và giải quyết được nguyên nhân tiềm ẩn.

Sốt có thể trở lại ngay cả khi cơ thể đã trải qua giai đoạn đổ mồ hôi và đo nhiệt độ bình thường. Ví dụ, trong trường hợp mắc COVID-19, bạn có thể cảm thấy dễ chịu hơn trong vài ngày sau khi hết sốt, nhưng các triệu chứng vẫn có thể trở lại.

4. Đổ mồ hôi khi bị sốt có giúp bạn khỏe hơn?

Khi bị sốt, bạn thường bị đổ nhiều mồ hôi. Bản thân sốt không phải là bệnh mà chỉ là dấu hiệu của nhiễm trùng, viêm hoặc một bệnh nào đó khác. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang chống chọi với tác nhân gây bệnh và không nhất thiết phải điều trị.

Làm cho cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn không thể giúp bệnh nhân đỡ sốt, nhưng có thể hỗ trợ một phần nào đó, bởi điều này phụ thuộc vào nhiều vào nguyên nhân.


Khi sốt cao cơ thể thường đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường
Khi sốt cao cơ thể thường đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường

5. Tác dụng phụ tiềm ẩn

Theo một đánh giá lâm sàng năm 2014 ở các vận động viên, sốt tăng lên khi:

  • Mất nước
  • Tăng nhu cầu trao đổi chất, nghĩa là cơ thể cần nhiều năng lượng hơn để tăng nhiệt độ
  • Rối loạn điều hòa nhiệt độ cơ thể, khiến bạn khó duy trì thân nhiệt chính xác khi tập thể dục.

Sốt gây ra một số tác động bất lợi đến hệ cơ xương khớp, như giảm sức bền, sức chịu đựng và gây mệt mỏi. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng gắng sức tập thể dục khi bị sốt có thể làm trầm trọng thêm bệnh tình của bạn.

Mặc dù sốt khiến cho cơ thể đổ một ít mồ hôi, nhưng nếu bạn cố gắng đổ mồ hôi nhiều hơn bằng cách tập thể dục hoặc tăng nhiệt độ phòng thì sẽ dẫn đến một số tác dụng phụ tiềm ẩn cần lưu ý như sau:

  • Sốt cao hơn: Nếu bạn đã sốt cao, việc đổ mồ hôi có thể làm tăng nhiệt độ của bạn. Bạn sẽ mất nhiệt qua da, vì vậy tốt hơn hết là bạn không nên dùng chăn và cởi bớt quần áo thừa sau khi qua cơn sốt lạnh.
  • Mất nước: Ngay cả khi bạn chỉ nằm trên giường, đổ mồ hôi do sốt có thể làm bạn mất nước. Đó là lý do tại sao lời khuyên tiêu chuẩn khi bị sốt là uống nhiều nước. Tìm cách để đổ mồ hôi nhiều hơn có thể làm tăng nguy cơ mất nước.
  • Kiệt sức: Chống lại nhiễm trùng và nhiệt độ cơ thể cao đã khiến bạn mất rất nhiều năng lượng. Do đó tập thể dục để tăng tiết mồ hôi càng khiến bạn cảm thấy yếu hơn.

6. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đổ mồ hôi sau khi hết sốt?

Sau khi bị sốt lạnh và ớn lạnh một thời gian, có thể bạn vẫn duy trì thói quen mặc quần áo quá kín hoặc giữ nhiệt độ phòng quá ấm. Cũng có thể bạn đã vội vã trở lại hoạt động thể chất quá nhanh - trong khi cơ thể sẽ cần thêm vài ngày để lấy lại sức.

Thời gian bạn trở lại mức đổ mồ hôi như bình thường sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây sốt và mức độ hoạt động thể chất của bạn.

Một số lý do khiến bạn có thể bị đổ mồ hôi ban đêm bao gồm:

  • Căng thẳng, stress
  • Lo âu
  • Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc giảm đau, steroid và thuốc chống trầm cảm
  • Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết)
  • Thời kỳ mãn kinh

Nếu bạn tiếp tục đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường hoặc lo lắng rằng mình chưa hồi phục hoàn toàn, hãy đến gặp bác sĩ.

Tóm lại, sốt và mồ hôi có xu hướng đi cùng nhau. Tuy nhiên, việc cố ý làm tăng toát mồ hôi khi bị sốt sẽ không giúp bạn nhanh hết bệnh hơn. Bạn có thể bị sốt vì nhiều lý do khác nhau, vì vậy điều quan trọng là phải nhận biết được các triệu chứng của bản thân và đến gặp bác sĩ nếu cảm thấy bệnh tình không thuyên giảm.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong nước và nước ngoài, giàu kinh nghiệm.

Hệ thống thiết bị y tế hiện đại, tối tân, sở hữu nhiều máy móc tốt nhất trên thế giới giúp phát hiện ra nhiều căn bệnh khó, nguy hiểm trong thời gian ngắn, hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị của bác sĩ hiệu quả nhất. Không gian bệnh viện được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe